Ví dụ phương thức chuyển nghĩa hoán dụ

Để một bài văn miêu tả hay, sinh động và hấp dẫn người đọc, không thể không kể đến công dụng của các biện pháp tu từ. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, có bốn biện pháp tu từ thường xuyên được sử dụng: Biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Trong bốn biện pháp tu từ nêu trên, thì biện pháp hoán dụ là một biện pháp ít khi được học sinh áp dụng nhất, vì nó khó. Thông qua bài viết Hoán dụ là gì? Chúng tôi sẽ mang đến cho Quý bạn đọc một cái nhìn khái quát hơn về biện pháp hoán dụ.

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

Trong ví dụ trên, có thể thấy:

– Áo nâu là một trang phục của người nông dân.

– Áo xanh là một loại trang phục của người công nhân.

-> Giữa áo nâu với người nông dân và giữa áo xanh với người công nhân có mối quan hệ gần gũi giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.

– Nông thôn chỉ người sống ở nông thôn.

– Thị thành chỉ người sống ở thị thành.

-> Giữa nông thôn với người sống ở nông thôn và thị thành với người sống ở thị thành có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

Ví dụ phương thức chuyển nghĩa hoán dụ

Phân loại hoán dụ

Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là:

Thứ nhất: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Ví dụ:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

– Có thể thấy “bàn tay” giúp liên tưởng đến “người lao động”. Từ “bàn tay” và “người lao động” là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể.

Thứ hai: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Kiểu hoán dụ này Quý bạn đọc có thể xem lại ví dụ đã được Chúng tôi cập nhật tại mục một.

Thứ ba: Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Ví dụ:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

– Từ “Huế” gợi liên tưởng đến những người sống ở Huế. Như vậy, giữa “Huế” và “người sống ở Huế” có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

– Từ “đổ máu” giúp liên tưởng đến chiến tranh. Như vậy, giữa “đổ máu” và “chiến tranh” có mối quan hệ gần gũi của dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.

Thứ tư: Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

– Từ “một” chỉ số ít làm liên tưởng đến sự đơn lẻ. Từ ‘ba” chỉ số nhiều giúp liên tưởng tới sự đoàn kết. Giữa một – sự đơn lẻ và ba – sự đoàn kết nhận thấy đó là mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

So sánh hoán dụ và ẩn dụ

– Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác.

– Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) về:

– Phẩm chất.

– Hình thức.

– Cách thức.

– Chuyển đổi cảm giác

Dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi), giữa:

– Bộ phận – toàn thể

– vật chứa đựng – Vật bị chứa đựng

– Cái cụ thể – Cái trừu tượng.

– Dấu hiệu của sự vật – Sự vật.

Một số ví dụ bài tập điển hình

Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

1. “ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể”

(Hồ Chí Minh)

2.

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

3.

Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

(Tố Hữu)

Trả lời:

1. Trong câu văn xuất hiện hình ảnh hoán dụ, cụ thể:

– Từ “Làng xóm” giúp liên tưởng với người nông dân sống ở đó. Từ “đói rách” giúp ta liên tưởng tới cuộc sống nghèo khó.

– Giữa làng xóm – người nông dân là mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

– Giữa đói rách – cuộc sống nghèo khó là mối quan hệ gần gũi giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.

2. Trong câu văn xuất hiện hình ảnh hoán dụ, cụ thể:

– Từ “áo chàm” giúp liên tưởng đến Đồng bào Việt Bắc. Tấm áo chàm đơn sơ, bình dị là một trong dấu hiệu đặc trưng của người dân Việt Bắc. Màu áo chàm mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ và khó phai như tấm lòng của người dân Việt Bắc thủy chung, sâu nặng. Câu thơ là sự ca ngợi tình cảm của người dân Việt Bắc đối với bộ đội về xuôi.

– Giữa “áo chàm” và “đồng bào Việt Bắc” có mối quan hệ gần gũi giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.

3. Trong câu văn xuất hiện biện pháp tu từ hoán dụ, cụ thể:

– Từ “Trái Đất” giúp liên tưởng đến nhân loại sống trên Trái Đất. Giữa “Trái Đất” và “nhân loại sống trên Trái Đất” có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

Trên đây là một số vấ đề liên quan đến Hoán dụ là gì? và một số bài tập ví dụ điển hình đi kèm. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

Phương thức chuyển nghĩa của từĐể xây dựng, phát triển thêm nghĩa của từ, trong ngôn ngữ có nhiều cách.Trong đó, hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong các ngôn ngữlà chuyển nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ.1. Chuyển nghĩa ẩn dụ.Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánhnhững mặt, thuộc tính,… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.Sự vật 1Nghĩa 1Sự vật 2Nghĩa 2 (nghĩa chuyển của nghĩa 1)TừTức là:Giả sử có một từ là tên gọi của SV1, khi đó từ mang nghĩa 1. Nếu cần gọitên cho SV2, mà SV1 tương đồng với SV2 thì có thể dùng từ đó để gọi tênluôn cho SV2. Khi đó nghĩa 2 tương ứng của từ sẽ được bộc lộ và nghĩa 2chính là nghĩa chuyển của nghĩa 1.VD.• Trong tiếng Việt, từ “chân” có một nghĩa là: bộ phận dưới cùng củacơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng. Trên cơ sở so sánh nhiềusự vật khác có vị trí tương tự, người ta đã chuyển “chân” sang gọi têncho phần dưới cùng của một số vật: chân giường, chân bàn, chân núi,…• Từ cùng ý nghĩa biểu vật với từ “chân” như “foot” trong tiếng Anhcũng có nghĩa phụ trên.∗ So sánh ẩn dụ và so sánh:Giống nhauKhác nhauSo sánhẨn dụĐều dựa vào nét tương đồng giũa các sự vật, hiệntượng- Là biện pháp tu- Là phương thứctừ, không phải làchuyển nghĩa, tạohiệntượngra nghĩa mới hoặcchuyểnnghĩa,từ mớikhông thay thếkhái niệm nàybằng khái niệmkhác- Có từ so sánh- Không có từ sosánh- Cả hai vế so sánh- Thực chất là sođều hiện diệnsánh ngầm, chỉcòn lại một vếđược so sánh- Làm giàu từ vựngTrong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, tác giả Đỗ Hữu Châu đã qui ẩndụ về những phạm trù nhất định như:• Ẩn dụ hình thức: dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật.VD. “Lòng” là bộ phận bên trong của con vật (lòng lợn, lòng gà,…) nênđược dùng để gọi tên cho phần ở giữa hay ở trong một số sự vật (lòngđất, lòng chảo,…)• Các ẩn dụ hình thức khác như “mũi” trong “mũi tàu”, “mũi kim,“răng” trong “răng bừa”, “răng lược”,…• Ẩn dụ cách thức: dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữahai hoạt động, hiện tượng.VD. “Nắm kiến thức”, “nắm tình hình”: cách thức tiếp thu, nhận thức.“Cắt điện”, “cắt suất ăn”,…• Ẩn dụ chức năng: dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sựvật.VD. “Phao” là vật thả nổi trên mặt nước để làm mục tiêu hoặc để giúpcho vật khác cùng nổi (phao bơi, phao cứu hộ,…). Nó cũng được dùng đểgọi tên cho tài liệu sử dụng trái phép khi làm bài thi, coi như vật cứugiúp.• Ẩn dụ kết quả: dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đốivới con người.• Trong ẩn dụ kết quả, có một loại đáng chú ý đặc biệt đó là ẩn dụchuyển đổi cảm giác.VD. Cười giòn tan, giọng chua, nói năng ngọt nhạt,…Trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại chia ẩndụ thành tám kiểu dựa vào sự giống nhau về một số tiêu chí như:• Sự giống nhau về hình thức.• Sự giống nhau về màu sắc: là cơ sở ẩn dụ của các từ chỉ màu tiếngViệt như màu xanh da trời, xanh lá cây, vàng chanh,…⇨ Hệ thốngcác từ chỉ màu trong tiếng Việt trở nên phong phú.• Sự giống nhau về chức năng.• Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó.VD. Lời nói đường mật, câu chuyện nhạt,…• Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó.VD. Người đàn ông chuyên gạ gẫm, lừa gạt phụ nữ được gọi là sở khanh.• Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng.VD. Suy nghĩ chin, nắm kiến thức,…• Chuyển tên các con vật thành tên người.VD. Cún con của mẹ, đồ rắn độc, đồ thỏ đế,…• Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật, hiện tượng khác (thườngđược coi là hiện tượng nhân cách hóa).Các nhà nghiên cứu phân loại ẩn dụ dựa trên các nét tương đồng, nhưng dotiếp cận từ các tiêu chí, phạm trù khác nhau nên có các cách gọi tên và phânloại không giống nhau.2. Chuyển nghĩa hoán dụ.Hoán dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic giữa cácđối tượng được gọi tên.Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, căn cứ vào tính chất của các quan hệ cóthể chia hoán dụ thành các loại sau:• Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận: gồm có 2 kiểu.- Lấy bộ phận thay cho toàn thể.VD. Tay trống cừ khôi - người chơi trống.Tay vợt, chân sút,…- Lấy toàn thể thay cho bộ phận: một ngày công, ngày hộihiến máu,…• Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó.••••••••VD. Nhà tôi chỉ vợ/ chồng tôi.“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”: “thôn Đoài” và “thôn Đông”chỉ những người sống ở hai thôn đó.Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng.VD. “Cả lớp trật tự”: “cả lớp” ở đây ý chỉ tất cả các học sinh ở tronglớp.Lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người.VD. “Áo nâu liền với áo xanh”: “áo nâu” chỉ người nông dân còn “áoxanh” chỉ người công nhân.Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận quần áo: cổ áo, tay áo,…Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó.Lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó.Lấy tên tác giả thay cho tác phẩm.Lấy tên chất liệu thay cho tên sản phẩm.Lấy âm thanh thay cho đối tượng.Thực chất, mối quan hệ giữa các sự vật rất đa dạng nên cũng có thể phânchia hoán dụ thành các loại khác nữa.Trong một từ có thể vừa có nghĩa chuyển ẩn dụ, vừa có nghĩa chuyển hoándụ. Tức là, phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ có thể ở trong cùngmột từ.VD. Từ “chân” có các nghĩa:1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ các bộ phậnkhác: chân đèn, chân giường,…3) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền:chân núi, chân tường, chân răng,…4) Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, tư cách hay phận sựnòa đó trong một tổ chức: chân tổ tôm, chân sút,...⇨ Các nghĩa phụ 2, 3 là nghĩa chuyển ẩn dụ, nghĩa 4 là nghĩa chuyểnhoán dụ từ nghĩa 1.Chúng ta cũng cần phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ học với ẩn dụ, hoán dụtừ vựng học.Ẩn dụ, hoán dụ tu từ họcẨn dụ, hoán dụ từ vựng học• Không tạo ra nghĩa mới củatừ, chỉ sử dụng hình ảnh diễnđạt chính xác các sắc thái khácnhau của tư tưởng, tình cảm.• Không được ghi trong từ điển,không cố định, chỉ là nhữngnghĩa ngữ cảnh hoặc cáchdùng từ có tính cách cá nhân.• Tạo ra nghĩa mới thực sự củatừ.• Cố định hóa trong hệ thốngngôn ngữ, được đưa vào trongtừ điển.Phân tích nghĩa của từCó nhiều phương pháp phân tích nghĩa của từ, nhưng thường gặp và dễ dùngnhất là phương pháp sử dụng ngữ cảnh.Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta sẽ nói những câu, những phát ngônchứ không phải những từ rời rạc. Trong các câu đó, các từ sẽ kết hợp vớinhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ. Nếu không có ngữcảnh, tình huống giao tiếp cụ thể thì chúng ta không thể xác định được nghĩacủa từ.VD. Khi chúng ta nghe thấy chỉ một từ “nhà” trong tiếng Việt thì không thểbiết được người nói muốn nói tới nghĩa nào của từ. Tuy nhiên khi đi vàotrong các phát ngôn, ngữ cảnh thì từng nghĩa của từ “nhà” sẽ được bộc lộ vàxác định: “Tôi đến nhà bạn chơi”; “Nhà tôi có 5 người”; “Nhà tôi đang ởtrong bếp nấu cơm”,…Định nghĩa về ngữ cảnh: Ngữ cảnh của một từ là toàn bộ những từ đi kèmxung quanh nó để làm xác định nghĩa của từ/ đủ để làm cho từ rõ nghĩa.Cần phải dựa vào ngữ cảnh để phân tích nghĩa của từ vì chỉ khi đi vào trongngữ cảnh, từ mới bộc lộ hết nghĩa của nó, thể hiện khả năng kết howpsjtuwfvựng và khả năng kết hợp ngữ pháp của mình.• Khả năng kết hợp ngữ pháp: là khả năng từ đó có thể tham gia vàonhững cấu trúc ngữ pháp nhất định nào.VD. Trong tiếng Việt, danh ngữ có cấu trúc:Lượng từ + Số từ + Danh từ + Chỉ từ(Tất cả bốn mươi sinh viên ấy)⇨ Động từ và tính từ không đứng trong cấu trúc này.Các từ thuộc các từ loại khác nhau sẽ có khả năng kết hợp ngữ pháp khácnhau, đứng vào vị trí nhất định trong cấu trúc ngữ pháp.• Khả năng kết hợp từ vựng: là khả năng kết hợp giữa một nghĩa của từnày với một nghĩa của từ khác để tạo ra một tổ hợp từ phù hợp logicvà thói quen sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ.Khi hai từ kết hợp với nhau thì một nghĩa của từ này kết hợp với một nghĩacủa từ kia, chứ không phải tất cả các nghĩa của chúng kết hợp với nhau.VD. “Nóng đầu”: nghĩa (1) + nghĩa (a). Nóng: (1) Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ trung bình.(2) Dễ tức giận, khó kìm giữ được phản ứng thiếu suy nghĩ. Đầu: (a) Bộ phận cơ thể người , động vật nằm ở vị trí trên cùnghoặc trước nhất.(b) Phần trước của một số sự vật (đầu tàu).Khi phân tích nghĩa của từ theo ngữ cảnh, chúng ta thực hiện một số thao táccơ bản sau:1) Tập hợp ngữ cảnh: Trước hết chúng ta phải xác định được các ngữcảnh có chứa từ cần phân tích trong các văn bản thành văn, sau đótrích xuất các ngữ cảnh đó ra và tập hợp lại. Cứ khi nào còn thấy trongngữ cảnh còn xuất hiện nghĩa mới của từ thì còn thu thập, khi cácnghĩa của từ lặp đi lặp lại thì chúng ta mới dừng lại, không thu thậpnữa.2) Phân loại ngữ cảnh: Những ngữ cảnh mà từ bộc lộ các nghĩa như nhauthì xếp vào cùng một nhóm. Nếu việc phân loại ngữ cảnh càng chínhxác thì càng thuận lợi cho việc tách nghĩa của từ đa nghĩa.3) Căn cứ vào nhóm ngữ cảnh đồng nhất, chúng ta miêu tả nghĩa các từdưới dạng tập hợp các nét nghĩa khác nhau (các nét nghĩa cần yếu).4) Lựa chọn, sắp xếp, diễn giải các nét nghĩa cần yếu đó bằng lời miêu tảngắn gọn, đầy đủ.5) Phân tách thành các nghĩa khác nhau.