Các phong trào văn hóa mạnh ở canada năm 2024

(Bài đăng tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay – tháng 6 – 2008, số đặc biệt kỉ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Canada – Việt Nam)

((bài phải chỉnh sửa vì lỗi font, có thể bị sót lỗi, cảm ơn nếu bạn nói cho mình biết))

Canada là một quốc gia trẻ ở Bắc Mỹ, ra đời năm 1867. Đất nước Canada rộng lớn thứ hai trên thế giới hiện chỉ có 33 triệu dân. Trong suốt lịch sử của mình, Canada luôn chào đón những cư dân mới từ mọi miền trái đất. Những cư dân này đó góp phần tạo ra một nền bức tranh văn hóa Canada sinh động nhiều màu sắc. Ở đó, cho dù bạn thuộc dân tộc nào, bạn cũng cảm thấy có chút thân thuộc. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa của những thổ dân bản địa vốn sinh sống tại Canada hàng ngàn năm trước và văn hóa của hàng trăm tộc người di cư đến Canada, được phát triển chậm chạp trong hàng ngàn năm và như vũ bão trong một vài thế kỉ gần đây. Bài viết xin được phác họa một vài nét cơ bản về nền văn hóa này.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa Canada

Lịch sử và địa lý

Trước khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Canada, nhiều thổ dân đã sinh sống ở đó. Họ sinh sống ven các con sông hoặc ven các bờ biển, sống du mục theo các đàn gia súc hoặc sống cố định trong các ngôi làng. Họ sinh hoạt trong các nhóm dân cư nhÁ, có cấu trúc xã hội đơn giản. Cuộc sống vật chất không ổn đinh và thiên nhiên khắc nghiệt đó khiến cho sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm rất chặt chẽ, do đó các hình thức sinh hoạt cộng đồng rất phát triển và còn được duy trì đến tận ngày nay. Hiện nay tuy chỉ chiếm khoảng 3% dân số Canada, nhưng văn hóa của những người thổ dân Canada với ba nhóm thổ dân chính được Hiến pháp Canada ghi nhận là người Anh-điêng, người Metis và người Inuit, là một bộ phận vô cùng quan trọng trong bản sắc văn hóa Canada.

Rồi những người châu Âu đến chinh phục Canada. Trải qua một số cuộc chiến nhằm tranh giành quyền cai trị sứ xở mới giữa Anh và Pháp, Canada bắt đầu chào đón dân cư từ mọi miền của thế giới đến để khai phá vùng đất mới hoang vu và màu mỡ. Bắt đầu là những dân cư từ châu Âu, rồi Trung Quốc, châu Phi. Những nhóm dân cư nào càng xuất hiện sớm và với số lượng càng đông thì càng để lại dấu ấn đậm nét trong việc hình thành và phát triển văn hóa Canada.

Những cư dân mới đến sống tập trung ở một số khu vực thuận tiện giao thông hoặc khí hậu không quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, Canada có đất đai rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú, cộng với sự giúp đỡ của những người đến trước nên những dân cư mới thường không phải quá khó khăn để tìm ra chỗ sinh sống và canh tác cho mình. Điều đó đó ảnh hưởng lớn đến những nội hàm trong văn hóa Canada, nơi người ta có thể thấy được sự khoáng đạt và bao dung trong tâm hồn những nghệ sĩ xứ sở này.

Thành phần dân cư

Canada là một quốc gia chào đón những người nhập cư. Hàng năm, số lượng người nhập cư vào Canada là khoảng từ 200.000 đến 300.000 người, đến từ mọi quốc gia, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của cấu trúc dân số Canada. Theo cuộc điều tra dân số năm 2006, Canada có gần 32 triệu dân, thuộc hơn 200 nhóm dân tộc khác nhau. Trong số đó có 11 nhóm dân tộc có dân số hơn một triệu người, đó là Canada, Anh, Pháp, Scotland, Ireland, Đức, ý, Trung Quốc, Anh-điêng Bắc Mỹ, Ucraina và Hà Lan. Ngoài ra còn có một số nhóm dân tộc khác có dân số ít hơn như các nhóm dân cư gốc Nam Á, gốc Phi, Philippin, châu Mỹ Latin, người Ả-rập, người Đông Nam Á, Tây Á, Hàn Quốc và Nhật Bản.[1] Những người nhập cư này vẫn còn nhiều mối liên hệ với quê hương và vẫn gắn bó chặt chẽ với nền văn hóa mà họ đã sinh ra. Họ mang theo phong tục, tập quán và truyền thống của mình, duy trì và phát huy chúng trên quê hương mới. Chính họ đó góp phần quan trọng tạo ra bộ mặt văn hóa đa dạng và phong phú của Canada.

Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ

Có thể nói ngày nay, văn hóa Mỹ có tác động đến việc phát triển của văn hóa hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không ở nơi nào mà tác động này lại to lớn và đặc biệt như tại Canada. Canada và Mỹ có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, địa lý và dân cư. Là hai quốc gia duy nhất ở Bắc Mỹ, có diện tớch rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, ngăn cách với xung quanh bởi hai đại dương lớn nhất thế giới. Canada và Mỹ đều là hai quốc gia hình thành và phát triển bởi những người nhập cư. 80% dân cư Canada sống tại các thành phố cách biên giới với Mỹ – nước láng giềng duy nhất – một đến hai giờ lái xe. Đặc biệt Mỹ là thị trường của hơn 80% hàng Canada xuất khẩu ra nước ngoài và chiếm hơn 50% tổng hàng hóa nhập khẩu của Canada. Rất nhiều người Canada sinh sống và làm việc tại Mỹ và ngược lại. Một cách tự nhiên, nền văn hóa khổng lồ của Mỹ đó có những tác động vụ cùng to lớn đến văn hóa Canada, trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực văn hóa đại chúng như âm nhạc, điện ảnh và truyền hình. Nhiều phim truyện, chương trình truyền hình, âm nhạc, thời trang và khuynh hướng nghệ thuật của Canada bắt nguồn từ phía bên kia biên giới.

Tại Canada ta cũng thấy có một xu hướng ngày càng rừ nét và mạnh mẽ hơn, trong giới nghệ sĩ, trong chính phủ, cũng như trong đại bộ phận dân chúng, để tạo ra những dấu ấn văn hóa chính trị Canada có bản sắc riêng, không đồng nhất với bản sắc văn hóa chính trị Mỹ. Tuy nhiên, điều đó lại càng chứng tÁ ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Mỹ đến văn hóa Canada.

Chính sách của chính phủ

Hai chính sách quan trọng nhất có tác động to lớn đối với việc hình thành và phát triển văn hóa Canada là chính sách về hai ngôn ngữ chính thức (đỉnh cao là Luật về các ngôn ngữ chính thức năm 1961 và 1988) và chính sách đa văn hóa (đỉnh cao là Luật đa văn hóa năm 1988).

Canada công nhận tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính thức của mọi cơ quan chính phủ của Canada. Hai ngôn ngữ này được sử dông bình đẳng tại quốc hội, tòa án và mọi hoạt động hành chính của chính quyền liên bang và mọi công dân có quyền lựa chọn ngôn ngữ chính thức mà họ muốn. Luật về các ngôn ngữ chính thức cũng cầu các trường tiểu học và trung học phải đảm bảo rằng những học sinh nói ngôn ngữ chính thức nhưng thuộc về thiểu số tại nơi mình sinh sống (ví dụ như học sinh nói tiếng Anh tại Quebec và học sinh nói tiếng Pháp tại các tỉnh khác) có quyền được hưởng nền giáo dục cơ bản bằng ngôn ngữ chính thức mà mình nói. Việc có hai ngôn ngữ chính thức đó tạo cơ hội phát triển cho cả hai bộ phận văn hóa vô cùng quan trọng của Canada, văn hóa Anh ngữ và văn hóa Pháp ngữ, đặc biệt là văn hóa Pháp ngữ, phát triển trở thành trụ cột trong nền văn hóa đa bản sắc của Canada.

Luật đa văn hóa đưa ra những định hướng cụ thể cho chính quyền liên bang nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị của mọi người dân sinh sống trên đất nước Canada. Thông qua các chính sách về đa văn hóa, chính phủ Canada mong muốn xõy dùng một xã hội phát triển dùa trên cơ sở sự tôn trọng, bình đẳng và tham gia đầy đủ của mọi công dân cho dù họ thuộc chủng tộc, ngông gốc, ngôn ngữ hay tôn giáo nào. Bộ luật này đó khuyến khích những người nhập cư duy trì bản sắc văn hóa riêng của mình tại Canada đồng thời giới thiệu nó đến với cộng đồng. Những người thuộc các dân tộc đa số hay thiểu số của Canada, một mặt tôn vinh văn hóa riêng của mình, mặt khác tôn trọng và chia sẻ các giá trị văn hóa của các cộng đồng khác. Việc áp dông bộ luật này trong cuộc sống tạo ra bản sắc đa văn hóa độc đáo của Canada, khác với bản sắc đa văn hóa “nồi thịt hầm” (the melting pot) ở phía bên kia biên giới. Đó là một bức tranh văn hóa rực rỡ nhiều màu sắc được tạo bởi rất nhiều bức tranh nhỏ khác nhau – mà mỗi bức tranh nhỏ này cũng đó là một bức tranh văn hóa có bản sắc và sức sống riêng.

Ngoài ra, không thể không kể đến những hỗ trợ khác của chính phủ như cung cấp tài chính cho các cơ sở và các đơn vị kinh doanh nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa Canada hay tạo ra những khung pháp lý bắt buộc các đơn vị làm văn hóa ở Canada phải cam kết sử dông một tỉ lệ nhất định các tác phẩm do người Canada sản xuất hay sáng tạo ra. Sự hỗ trợ của chính phủ nhằm bảo đảm rằng nền văn học, âm nhạc, điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu v.v. của Canada tiếp tục phát triển mạnh mẽ và mang dấu ấn riêng.

Những nét văn hóa tiêu biểu

Tôn giáo

Hầu như mọi tôn giáo trên thế giới đều có mặt ở Canada. Những người Canada theo các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau được khuyến khích duy trì tín ngưỡng của mình.

Những người thổ dân có tín ngưỡng và tập tục tôn giáo riêng. Hầu hết những người thổ dân không cho rằng tín ngưỡng của họ là tôn giáo mà là một phần con người họ. Tín ngưỡng của những người thổ dân có điểm chung là đều gắn kết chặt chẽ với tự nhiên. Tất cả mọi sinh vật sống đều có linh hồn, có liên kết chặt chẽ với nhau và với đấng sáng tạo. Những shaman thổ dân có khả năng giao tiếp giữa thế giới tự nhiên và thế giới tâm linh.

Các nhánh của đạo cơ đốc do những người di cư đến từ châu Âu du nhập vào Canada. Hiện nay, khoảng 42% dân chúng Canada theo đạo Thiên chúa và 40% theo đạo Tin lành, ngoài ra còn có nhiều cộng đồng nhỏ tại các vùng nông thôn theo những tôn giáo ít phổ biến như Amish, Mennonites và Hutterites. Khoảng 1% dân số Canada theo đạo Do thái. Hai thành phố có nhiều người theo đạo Do thái nhất là Montreal và Toronto.

Những người nhập cư cũng mang đến nhiều tôn giáo mới Canada như đạo Hin-du, đạo Hồi, đạo Xích và đạo Phật. Vì vậy bạn có thể bắt gặp hình ảnh của chùa chiền, đền thờ Hồi giáo v.v. tại nhiều thành phố của Canada.

Văn học

Những người thổ dân là những người đầu tiên kể về những câu chuyện và thần thoại về Canada. Trong hàng ngàn năm, con cái của những người thổ dân được giáo dục thông qua việc lắng nghe những người lớn kể chuyện. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều nhà văn thổ dân nổi tiếng tiếp tục kể những câu chuyện cổ về tổ tiên họ. Một trong những nhà văn thổ dân được yêu thích nhất là Tomson Highway, con trai một người bẫy thú miền bắc tỉnh Manitoba. Ông viết các vở kịch và tiểu thuyết của mình bằng tiếng mẹ đẻ là tiếng Cree sau đó dịch chúng sang tiếng Anh. Những vở kịch thành công nhất của ông là Chị em nhà Rez, Những đôi môi nẻ phải chuyển đến Kapuskasing. Những tác phẩm của ông nói về những điều tốt và điều xấu trong các cộng đồng thổ dân.

Những người châu Âu định cư tại Canada mang theo truyền thống kể chuyện của mình. Việc ghi chép lại những câu chuyện kể này đó đóng góp vào văn hóa có chữ viết của Canada. Những tác phẩm đầu tiên của những người nhập cư châu Âu kể về điều kiện sống hoang dã khắc nghiệt và những khó khăn trên những vùng đất Canada mà họ mới đặt chân đến. Cuốn sách Sống sót trong bụi rậm của Susanna Moodie được xuất bản trong những năm 50 thế kỉ 19 kể về cuộc sống của một người mới định cư ở Canada là một ví dụ.

Nhiều nhà văn Canada nổi tiếng trên thế giới. Margaret Atwood là một tác giả được nhiều độc giả trên thế giới quan tâm. Cuốn sách “Chuyện người tùy nữ” của bà đã được xuất bản tại 25 quốc gia. Những tác phẩm của bà chủ yếu viết về đề tài phụ nữ, đời sống xã hội và cá tính Canada. Bà đã viết thành công nhiều sách, thơ, truyện ngắn, bài báo và truyện cho trẻ em. Bà đã giành nhiều giải thưởng văn học trong và ngoài nước. Gần đây cũng có thể kể tới nhà văn trẻ Yann Martel người đó đoạt giải Man Booker năm 2002 với tác phẩm “Cuộc đời của Pi”, cuốn sách bán chạy nhất trên khắp thế giới, được dịch ra hàng chục ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt.

Canada cũng có nhiều nhà thơ nổi tiếng. Trong đó có thể kể đến nhà thơ John McCrae với bài thơ tưởng nhớ chiến tranh “Những cánh đồng Flanders” được viết trong thế chiến thứ nhất hay nhà thơ, nhạc sĩ Leonard Cohen với tập thơ đầu tiên xuất bản năm 1956.

Có nhiều nhà văn Canada có các tác phẩm được hầu hết trẻ em Canada tìm đọc. Có thể kể đến nhà văn sinh ra ở Montreal Mordecai Richler với hầu hết các tác phẩm là kể về tuổi thơ của ông tại Montreal. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thời kì học việc của Duddy Kravitz và Jacop 2-2 gặp băng đảng đội mũ trùm đầu. Robert Munsch là một tác giả văn học thiếu nhi với những cuốn sách vui nhộn hiện nay là một trong những nhà văn có sách bán chạy nhất Canada. Ông bắt đầu kể chuyện khi làm việc trong một nhà trẻ. Những câu chuyện của ông bắt đầu nổi tiếng đến mức ông quyết định viết chúng thành sách và xuất bản. Cuốn sách “Mến yêu trọn đời” của ông đó bÁn được hơn 18 triệu bản.

Nói đến văn học Canada không thể không kể đến Lucy Maude Montgomery với tác phẩm nổi bật nhất là “Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh”, tác phẩm được dịch sang 35 ngôn ngữ, được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật như kịch, phim truyện, nhạc kịck và phim hoạt hình. Tác phẩm này không chỉ được trẻ em yêu mến mà còn được các bạn đọc thuộc các lứa tuổi khác nhau chọn đọc. Sự thành công của cuốn sách này tại Nhật Bản đó tạo ra một làn sóng khách du lịch Nhật Bản đến tỉnh Đảo Hoàng tử Edward (Prince Edward Island) để thăm quan ngôi nhà xanh mô tả trong truyện.

Với số lượng rất nhiều người nhập cư đến Canada hàng năm, văn học Canada cũng thể hiện lịch sử và văn hóa của nhiều quốc gia khác. Nhiều tác giả đến từ các nước khác cũng thành công ở Canada. Trong đó có thể kể đến nhà văn, nhà thơ Michael Ondaatje sinh ra năm 1943 ở Sri Lanka và nhập cư vào Canada năm 1962 với cuốn sách “Bệnh nhân người Anh” đó được chuyển thành bộ phim cùng tên nổi tiếng đoạt giải Oscar năm 1996. Ngoài việc xuất bản các tác phẩm bằng hai thứ tiếng chính thức của Canada, nhiều nhà văn nhập cư cũng xuất bản các tác phẩm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Hiện thực cuộc sống sinh động, nền văn hóa phong phú, đa bản sắc, thiên nhiên vừa khắc nghiệt vừa lãng mạn thơ mộng chính là những nguồn chất liệu bất tận tạo ra những tác phẩm lay động lòng người của các nhà văn Canada.

Âm nhạc

Môi trường âm nhạc ở Canada rất phong phú và đa dạng. Cho dù bạn có gu âm nhạc như thế nào, bạn cũng có thể tìm thấy những gì mình muốn nghe tại các buổi hòa nhạc, trên sóng phát thanh, truyền hình, hoặc tại các lễ hội từ nhỏ đến lớn. Các CD âm nhạc của các nghệ sĩ Canada cũng được sản xuất và bày bán rộng rãi. Người Canada yêu thích nhạc đồng quê, nhạc jazz, nhạc cổ điển và nhạc rock. Âm nhạc thuộc những nền văn hóa khác nhau như những bản nhạc nhảy sôi động của người Jamaica, nhạc ráp của người Mỹ gốc Phi, nhạc Celtic hay nhạc tiếng Pháp đều rất phổ biến. Các buổi trình diễn âm nhạc diễn ra ở khắp nơi, tại các phòng hòa nhạc, sân vận động, hộp đêm hay các công viên Canada.

Trong một vài thập kỉ gần đây, rất nhiều ca sĩ của Canada đã thành công trên toàn thế giới, biến Canada trở thành một trung tâm của âm nhạc thế giới đương đại. Bắt đầu từ thập kỉ 50 thế kỉ 20, khi ca sĩ Paul Anka bắt đầu thâm nhập thị trường Mĩ, Canada đã sản sinh ra rất nhiều tài năng âm nhạc như Gordon Lightfoot, Joni Mitchell, Neil Young, The Band, Bryam Adams. Những nghệ sĩ này đều đã từng đứng đầu nhiều bảng xếp hạng và có các cuộc biểu diễn trên khắp thế giới. Gần đây hơn, những nữ danh ca như Celion Dion, Sarah McLachkan, Shania Twain, Alanis Morissette hay Auvril Lavigne càng khẳng định Canada như là một cái nôi của âm nhạc đại chúng thế giới.

Các nghệ sĩ âm nhạc đại chúng Canada luôn trăn trở giữa hai hướng đi: đi theo những xu thế hiện có của Mỹ để dễ dàng đến với công chúng hơn hay tập trung phát triển tài năng mang bản sắc Canada. Chính chính phủ Canada năm 1970 đã hỗ trợ các nghệ sĩ của mình phát triển theo hướng thứ hai thông qua việc yêu cầu các kênh truyền thanh thương mại của Canada phải đảm bảo 30% chương trình của mình là do các nghệ sĩ Canada sáng tạo hoặc góp phần sáng tạo. Năm 1998 tỉ lệ này được tăng lên 35%. Nhiều người cho rằng đây là sự can thiệp hiệu quả nhất của chính phủ trong lĩnh vực văn hóa vì nó giúp tạo ra một thị trường âm nhạc nội địa mạnh và khuyến khích nhiều nghệ sĩ Canada hoạt động nghệ thuật tại chính quê hương mình.

Âm nhạc cổ điển có một chỗ đứng quan trọng trong lòng những người yêu nhạc Canada. Canada có nhiều dàn nhạc nổi tiếng với các buổi trình diễn trong nước và quốc tế như Dàn nhạc Montreal, Toronto, Alberta. Nhiều nhà soạn nhạc người Canada đã được nhiều người biết đến hơn trước. Trong các gia đình trí thức Canada, rất nhiều người có thể chơi các nhạc cụ cổ điển như dương cầm, vĩ cầm. Tuy nhiên cũng giống như nhạc cổ điển ở nhiều quốc gia khác, các dàn nhạc cổ điển cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tồn tại và phát triển đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và tiếp cận khán giả đại chúng, đặc biệt trong một xã hội nhiều người nhập cư từ những quốc gia không có nền âm nhạc cổ điển phát triển như ở Canada.

Nhạc jazz phát triển rất nhanh ở Canada và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống âm nhạc Canada. Canada có nhiều nghệ sĩ nhạc jazz nổi tiếng thế giới như Oscar Peterson, nghệ sĩ kốn Moe Koffman, các nghệ sĩ ghi-ta Lenny Breau, Ed Bickertand Sony Greenwich, nghệ sĩ kốn trụm-bon Rob McConnell, nhà soạn nhạc Phil Nimmons, nghệ sĩ đàn tăng rung Pete Appleyard, và những ca sĩ mới nổi tiếng gần đây như ca sĩ – nghệ sĩ dương cầm Diana Krall, nghệ sĩ clarinet bậc thầy Francois Houle và nghệ sĩ saxophone Jean Derome. Mặc dù các nghệ sĩ nhạc jazz Canada cũng biểu diễn rất nhiều tại Mỹ nhưng môi trường nhạc jazz tại Canada cũng rất sôi động. Canada có rất nhiều liên hoan nhạc jazz trong đó không thể không kể đến liên hoan nhạc jazz kéo dài gần 2 tuần tại thành phố Montreal hàng năm thu hút nửa triệu khán giả tham gia

Một số dòng nhạc khác cũng được ưa chuộng ở Canada, đặc biệt là nhạc dân gian. Nhạc Celtic có nguồn gốc từ âm nhạc truyền thống xứ Ireland, Scotland và Wales do những người nhập cư từ Anh quốc mang theo. Họ định cư tại vùng đảo Cape Breton, phía Tây tỉnh Nova Scotia. Hiện nay nhạc Celtic vẫn thịnh hành nhất tại vùng này, nhưng được yêu thích tại khắp nơi trên toàn quốc và có ảnh hưởng đến một số dòng nhạc khác. Nhạc dân gian tiếng Pháp của Canada chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình âm nhạc khác nhau như nhạc Celtic, nhạc blues và nhạc jazz. Nhiều bản nhạc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các bài hát thường nói về các điều kiện xã hội và chính trị của người Canada gốc Pháp. Các nghệ sĩ thường hay sử dụng đàn dương cầm, vĩ cầm, phong cầm, đàn oóc-gan, và đôi khi cả đàn ghi-ta để diễn tấu những ca khúc Canada tiếng Pháp. Các nghệ sĩ đôi khi diễn tấu những vũ khúc theo nhip điệu nhanh để khuyến khích mọi người khiêu vũ. Nhạc dân gian tiếng Pháp truyền thống có ảnh hưởng nhiều đến những nghệ sĩ rock dân gian thập kỉ 70 thế kỉ 20 như Gilles Vigneaut, một trong những nghệ sĩ – nhà thơ nổi tiếng nhất của Quebec.

Mỹ thuật

Nền mỹ thuật Canada có nguồn gốc từ mỹ thuật truyền thống của thổ dân. Những bí ẩn của tự nhiên đã truyền cảm hứng cho những nghệ sĩ thổ dân của Canada qua nhiều thế hệ. Mỹ thuật của thổ dân được thể hiện từ những cột totem được xây dựng bên bờ biển phía Tây Haida hay những mặt nạ được vẽ rất chi tiết của người Iroquois. Kĩ năng tạc tượng bằng đá mềm của người Inuit đó có hàng ngàn năm nay. Các nghệ sĩ thổ dân của Canada ngày nay vẫn sử dụng các kĩ năng truyền thống để thể hiện mình theo những cách rất mạnh mẽ và vĩnh cửu.

Trong số những người di cư đầu tiên đến Canada có những họa sĩ – những người đó vẽ về cuộc sống của những người đi tiên phong này. Paul Kane đó đi khắp Canada trên những đoàn tàu buôn bán lông thú của Công ty Vịnh Hudson. Trên đường đi, ông đã vẽ lại hình ảnh những ngôi làng của thổ dân, những đàn bò rừng lang thang trên thảo nguyên. Cornelius Frieghoff, một họa sĩ châu Âu cũng sống ở Canada trong thời gian đó, lại mô tả cuộc sống của những người định cư tại Quebec.

Trong thế kỉ 20, mỹ thuật Canada phát triển thông qua một số trào lưu. Trước hết là Nhóm 7 họa sĩ (Group of Seven) do Tom Thomson đứng đầu sáng tác trong những năm 20 thế kỉ 20. Nhóm này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các họa sĩ theo trường phái tượng trưng của châu Âu (đặc biệt là những nghệ sĩ Scandinavi) và chủ nghĩa hậu ấn. Mặc dù tranh phong cảnh không phải là thế mạnh duy nhất của Nhóm, thiên nhiên vẫn là chủ đề chính trong các tác phẩm của họ.

Nhóm Tự động (Les Automatistes), phát triển trong các thập kỉ 50 và 60, là một nhóm các họa sĩ Quebec chịu ảnh hưởng ở các tác phẩm và ý tưởng của họa sĩ Paul-Emile Borduas. Họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác và phân tâm học và đặc biệt là của tư tưởng của họa sĩ siêu thực Andre Breton người Pháp. Nhóm Tự động không chỉ là phong trào mỹ thuật trừu tượng quan trọng đầu tiên của Canada mà họ còn là một lực lượng mạnh mẽ tuyên truyền cho sáng tạo cá nhân trong xã hội Quebec bảo thủ.

Nhóm 11 họa sĩ (The Painters Eleven) đã giúp cho hội họa Canada bắt nhịp với trào lưu hội họa trừu tượng quốc tế. Trào lưu này bắt đầu từ việc Alexandra Luke mang Triển lãm hội họa trừu tượng Canada giới thiệu tại nhiều nơi năm 1952 và sau đó một năm triển lãm này được mở rộng thành Tranh trừu tượng tại quê nhà với tranh của nhiều họa sĩ khác. Nhóm mở rộng dần, cùng triển lãm lần đầu năm 1954, giải thể năm 1960 nhưng vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến các họa sĩ trong hai thập kỉ sau – những người tiếp thu chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại dưới nhiều hình thức khác nhau như Graham Country, Joyce Wieland và Michael Snow.

Điện ảnh – Truyền hình

Phần lớn phim và chương trình truyền hình mà người Canada xem do người Mỹ sản xuất. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều yếu tố Canada trong các tác phẩm này như nhiều cảnh quay được thực hiện tại những thành phố, núi rừng hay thảo nguyên Canada tươi đẹp. Mạng lưới truyền hình Canada nhận ra tầm quan trọng của việc trình chiếu những chương trình về các vấn đề của quốc gia và cung cấp cho khán giả những mô hình về vai trò của Canada. Chính phủ hỗ trợ nền công nghiệp âm nhạc, sản xuất phim và các chương trình truyền hình do người Canada sản xuất. Những ngành công nghiệp này phát triển ngày càng nhanh chóng và các nhà sản xuất Canada cũng đó đạt nhiều giải thưởng quốc tế cho thành công của họ.

Hãng phim quốc gia Canada (NFB) được thành lập năm 1939 chuyên sản xuất phim tài liệu, phim hoạt hình và phim truyện. Những phim do NFB sản xuất thường được trình chiếu tại các liên hoan phim quốc tế và đôi khi còn nổi tiếng ở nước ngoài hơn là ở trong nước. Canada đôi khi được gọi là Holywood phương bắc vì rất nhiều phim Mỹ được sản xuất tại Canada. Những liên hoan phim quốc tế được tổ chức tại các thành phố lớn của Canada như Liên hoan phim Toronto, Liên hoan phim Montreal cũng thu hút được sự chú ý của những nhà sản xuất phim và khán giả trên khắp thế giới.

Rất nhiều diễn viên Canada phát triển sự nghiệp của họ ở phía bên kia biên giới. Mary Pickford sinh ra tại Toronto và bắt đầu sự nghiệp khi mới 5 tuổi ở đây trước khi chuyển sang Mỹ. Cô đã diễn trong những bộ phim câm đầu thế kỉ 20 và nhanh chúng trở thành Trái tim đáng yêu của nước Mỹ. Diễn viên William Shatrner đóng vai thuyền trưởng Kirk trong phim Star Trek cũng sinh ra ở Canada. Anh bắt đầu sự nghiệp từ một diễn viên sân khấu tại liên hoan Stratford tại tỉnh Ontario. Anh tiếp tục nghiệp diễn của mình trên các chương trình truyền hình và phim truyện và trở thành một trong những diễn viên nổi tiếng nhất của Canada. Diễn viên hài Jim Carrey và Mike Myers cũng là người Canada. Nhiều nghệ sĩ Canada ngày nay chọn ở tại Canada để phát triển ngành công nghiệp biểu diễn tại nước này.

Nghệ thuật trình diễn

Nghệ thuật trình diễn là một phần quan trọng trong văn hóa Canada. Khiêu vũ/múa, sân khấu và xiếc là các cách người Canada thể hiện văn hóa của họ một cách nghệ thuật. Nghệ thuật trình diễn truyền thống của Canada có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước từ những buổi trình diễn của những người thổ dân vào các dịp lễ hội. Nó tiếp tục phát triển và thay đổi khi những người nhập cư bắt đầu đến và bổ sung những hình thức trình diễn mới của chính họ.

Những người thổ dân nhảy múa trong các nghi lễ tôn giáo của họ. Các điệu múa có nhiều mục đích, ví dụ như để chữa bệnh, chào mừng một mùa săn bội thu hoặc thờ cúng thần linh. Nhảy múa cũng là để thể hiện bản sắc và di sản riêng của họ. Người gốc Phi và gốc Ấn mang theo những điệu múa truyền thống cùng với âm nhạc rộn rã của dân tộc mình đến Canada. Những điệu múa châu Á cổ, những vũ điệu Ireland và những điệu nhảy pôn-ca châu Âu sôi động đều là một phần của nghệ thuật múa Canada. Việc trình diễn nghệ thuật múa có ở khắp nơi trên đất Canada. Ba-lê, tap, jazz và khiêu vũ hiện đại đều rất thông dụng. Âm nhạc góp phần giúp các nghệ sĩ thể hiện tài năng của mình. Những huyền thoại ba-lê Canada như Karen Kain hay các buổi trình diễn của Nhà hát Ba-lê Quốc gia của Canada đã lay động bao nhiêu lớp khán giả.

Những thành phố lớn như Toronto, Ottawa, Montreal, Winnipeg và Vancouver có rất nhiều nhà hát nơi các nghệ sĩ Canada thể hiện tài năng. Những thành phố nhỏ hơn có các nhóm sân khấu cộng đồng nơi các thành viên có thể thể hiện tài năng thông qua việc biểu diễn các tác phẩm nổi tiếng. Nhà hát chuyên nghiệp đầu tiên của Canada được khởi xướng từ một cái lều tại thành phố nhỏ Standford thuộc tỉnh Ontario năm 1953. Thành phố này hiện nay vẫn tiếp tục phát triển những liên hoan kịch của tác giả Shakespeare tại ba nhà hát lớn của thành phố.

Nghệ thuật xiếc của Canada cũng rất phát triển trong đó không thể không kể đến đoàn Xiếc Mặt trời (Cirque du Soleil) của thành phố Montreal, tỉnh Quebec. Các buổi trình diễn của đoàn nghệ thuật này luôn đem lại những bất ngờ thú vị cho khán giả nhờ sự kết hợp khéo léo giữa những nghệ sĩ xiếc xuất chúng trình diễn những tiết mục xiếc truyền thống với màu sắc, trang phục, ánh sáng, âm nhạc và kịch sân khấu. Đoàn đã trình diễn ở rất nhiều sân khấu tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.

Lễ hội

Lễ hội là một phần sinh động của văn hóa Canada. Người Canada tổ chức các lễ hội quốc gia, lễ hội tôn giáo và lễ hội văn hóa. Các lễ hội được tổ chức nhiều nhất vào mùa hè, bắt đầu bằng ngày Victoria 24 tháng 5. Người Canada được nghỉ làm việc vào nhiều ngày lễ hội, nhờ đó các lễ hội được tổ chức thêm rầm rộ.

Ngày Canada (1.7) là đỉnh cao của dịp lễ hội mười một ngày vinh danh Canada, bắt đầu bằng ngày thổ dân 21.6, tiếp đến là ngày thánh Jean-Baptiste 24.6 và ngày đa văn hóa 27.6. Vào những ngày này, các bữa tiệc ngoài trời, các buổi trình diễn văn hóa, pháo hoa và các buổi tụ họp cộng đồng được tổ chức khắp nơi nhằm tôn vinh Canada và nền văn hóa đa dạng của nó.

Ngày lễ tạ ơn của Canada rơi vào ngày thứ hai thứ hai của tháng 10. Người Canada tổ chức ngày lễ tạ ơn vào ngày này vì ba lý do lịch sử chính. Thứ nhất đó là mùa thu hoạch vụ thu của người châu Âu. Thứ hai là do Martin Frobisher, một trong những nhà thám hiểm đầu tiên, đó làm lễ tại ơn vì đó sống sót trong hành trình đến với Canada. Thứ ba là những tín đồ thanh giáo từ Mỹ sang đó kỉ niệm vụ mùa đầu tiên ở vùng đất mới vào dịp này. Đây là một dịp đoàn tụ gia đình tại Canada.

Các lễ hội âm nhạc dân gian được tổ chức tại nhiều nơi ở Canada. Đây là một cơ hội để mọi người chia sẻ tài năng của mình với cộng đồng. Các lễ hội này thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, giới thiệu âm nhạc, đồ thủ công mỹ nghệ và ẩm thực của các nền văn hóa khác nhau.

Lễ hội Caribana là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất Canada được tổ chức trong vòng 18 ngày vào mọi mùa hè ở Toronto nhằm ca ngợi đóng góp của văn hóa vùng Caribê trong việc xây dựng Canada là một quốc gia đa văn hóa. Vào dịp lễ hội này, hàng trăm nghìn người đó có mặt để thưởng thức văn hóa vùng Caribê. Một trong những phần lý thú nhất của lễ hội này là âm nhạc nơi người ta có thể nghe thấy các ban nhạc sôi động chơi những bản nhạc calipo theo phong cách cũ và tất cả những loại hình âm nhạc có nguồn gốc từ vùng biển Caribê.

Một số nét sơ lược trên cho thấy phần nào những nét đa dạng độc đáo của văn hóa Canada. Bản sắc văn hóa Canada là sự phong phú đa dạng của các hình thức và nội dung thể hiện của văn hóa trong đời sống xã hội Canada. Bản sắc đó có được là do sức sống mạnh mẽ của văn hóa của những người thổ dân và những cộng đồng dân di cư từ khắp nơi trên thế giới, kết hợp với điều kiện lịch sử, tự nhiên, xã hội và chính trị của nước Canada hiện đại. Người Canada rất tự hào về đất nước mình, về những giá trị của mình và luôn cố gắng chia sẻ chúng đến với những dân tộc khác trên thế giới. Hy vọng trong tương lai, nhiều giá trị văn hóa Canada sẽ có dịp được giới thiệu mạnh mẽ hơn nữa đến với công chúng Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

– Bobbie Kalman, Canada: the culture, Crabtree Publishing Company, 2002

– Bobbie Kalman, Canada: the land, Crabtree Publishing Company, 2002

– Bobbie Kalman, Canada: the people, Crabtree Publishing Company, 2002

– Tom Henighan, The Maclean’s companion to Canadian arts and culture, Raincoast Books, 2000

– Trang web của Chính phủ Canada http://www.gc.ca

– Trang web của Bộ Thống kê Canada www.statcan.gc.ca

[1]- 2006 Census: Ethnic origin, visible minorities, place of work and mode of transportation, The Daily Wednesday April 2, 2008 – Statistics Canada