Ung thư buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng không phải là căn bệnh hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Nhưng nếu mang thai bị u nang buồng trứng thì có nguy hiểm hay không? Hãy lắng nghe các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ những mối nguy hiểm từ căn bệnh u nang buồng trứng lúc mang thai.

1. Bệnh u nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Ban đầu đó chỉ là khối u lành tính nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng. Bệnh u nang buồng trứng lúc mang thai thường có 2 dạng:

  • U nang buồng trứng hoàng thể: U nang này hình thành do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai, thường biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ. U nang hoàng thể là u nang lành tính, không đáng lo ngại.

  • U nang buồng trứng thực thể: U nang buồng trứng thực thể thường gặp ở phụ nữ từng nạo hút thai, sảy thai. U nang buồng trứng này thông thường đã hình thành trong một thời gian khá dài, nhưng chị em chỉ phát hiện ra khi đi khám thai.

Ung thư buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng thường được phát hiện khi khám thai

2. Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng

Trong suốt thời gian mang thai, hoàng thể trong cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra các hooc môn giúp niêm mạc tử cung phát triển, tạo điều kiện tốt nhất cho phôi thai làm tổ. Quá trình này sẽ diễn ra cho đến khoảng 12 tuần, khi bánh nhau hoàn thiện và có thể đảm nhận chức năng này. Trong trường hợp bình thường, hoàng thể sẽ teo nhỏ dần, thoái hóa và tiêu biến. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, hoàng thể không mất đi mà vẫn hiện diện trên buồng trứng, tạo thành các nang. Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có thể có nhiều nang buồng trứng và tồn tại trong suốt thai kỳ, gây ra tình trạng u nang buồng trứng.

3. Triệu chứng u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang buồng trứng thường lành tính và không có biểu hiện rõ rệt, chị em chỉ phát hiện ra một cách tình cờ qua các lần khám thai định kỳ. Tuy nhiên, một số ít u nang phát triển trong giai đoạn mang thai có thể đi kèm với các biểu hiện dưới đây:

  • Đau: Chị em có thể cảm thấy cảm giác đau một cách mơ hồ, cảm giác như có vật gì đè nặng ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu phía có u nang. Ngoài ra, trong một số trường hợp u nang bị xoắn khiến chị em đau dữ dội và cần được đi cấp cứu. 

  • Cảm giác trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, kém ăn.

  • Bụng to hơn tuổi thai hoặc cảm giác áp lực lên ổ bụng tăng cao bất thường

  • Buồn nôn hoặc nôn: thường gặp trong trường hợp u nang bị xoắn)

  • Sốt do nhiễm trùng

  • Chóng mặt, choáng váng do mất máu

Ung thư buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng thường đau ở vị trí vùng bụng dưới hoặc vùng chậu phía có u nang

4. U nang buồng trứng lúc mang thai có nguy hiểm không?

Rất nhiều chị em lo lắng, sợ hãi khi phát hiện mình bị u nang buồng trứng qua siêu âm. Trên thực tế, tốc độ phát triển của thai nhi khá nhanh, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai trong khi đó, các u nang buồng trứng cũng có khuynh hướng tăng trưởng về kích thước. Chính vì vậy, chắc chắn u nang sẽ ảnh hưởng và gây tác động đến thai nhi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng u nang có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và nhau tiền đạo. Ngược lại, tình trạng mang thai của người mẹ cũng có thể làm tăng biến chứng u nang buồng trứng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, kể cả sau khi sinh con, dễ gặp nhất là tình trạng nang xoắn, vỡ u nang,...

5. Điều trị u nang buồng trứng lúc mang thai như nào?

Phần lớn các u nang đều không gây nguy hiểm đến thai kỳ, nếu là u nang hoàng thể thì có thể tự tiêu biến trong tam cá nguyệt thứ hai nên các mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Các loại u nang buồng trứng thì vẫn có thể phát triển trong suốt thai kỳ nhưng chỉ gây cảm giác đau đớn và nặng nề cho thai phụ. Các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình siêu âm để đảm bảo u nang không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng đối với thai kỳ.

Ung thư buồng trứng khi mang thai

Trong thời gian điều trị mẹ bầu cần lưu ý các biểu hiện cả quá trình thai kỳ

Hầu hết các u nang đều có thể tự tiêu biến trong thai kỳ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp u nang xoắn thì ác bác sĩ thường sẽ can thiệp kịp thời bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Các nang hoàng thể nếu tiếp tục diễn tiến và có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ sẽ được các bác sĩ xem xét can thiệp chủ động vào tuần thứ 13 của thai kỳ hoặc vào 3 tháng giữa thai kỳ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Như vậy, u nang buồng trứng lúc mang thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khi gặp trường hợp này, các mẹ bầu cần theo dõi sát sao kèm với việc siêu âm, đánh giá để có biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Trên đây là một số thông tin tư vấn về tình trạng u nang buồng trứng lúc mang thai. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách có thể gọi điện đến Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 ‌để được các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn giải đáp một cách tận tình.
>>> xem thêm:
ngứa vùng kín trong thai kỳ 
nhiễm khuẩn sau sinh

Ung thư buồng trứng khi mang thai

Chị Nguyễn Thị Phương Quyên vui vẻ cùng con trai sau khi sinh xong và tiếp tục chiến đấu với ung thư - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phụ nữ mang thai vốn phải "mang nặng đẻ đau", tuy nhiên nhiều người còn phải mang thêm gánh nặng ung thư trong thai kỳ, ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe của mẹ và con.

Đừng quá hoảng sợ

Mang bầu được 3 tháng rưỡi, chị Nguyễn Thị Phương Quyên (Q.9, TP.HCM) đi khám thai phát hiện mình có một khối u nang buồng trứng phải và bác sĩ yêu cầu chị Quyên nhập viện để điều trị. 

Do phát hiện sớm nên chị được phẫu thuật cắt buồng trứng phải thành công, nhưng không may mắn khi kết quả giải phẫu bệnh lại là "ung thư buồng trứng". Chị lại tiếp tục chiến đấu với ung thư và cả việc nuôi con nhỏ đang mang trong bụng.

Khối u tái phát to dần, tuy mang bầu một đứa nhưng chị Quyên cứ nghĩ mình mang thai hai đứa trẻ. Cuộc phẫu thuật tiếp tục được tạm hoãn vì chị Quyên quyết tâm giữ con mình lại, bé chào đời chị mới tiếp tục điều trị. 

Nhờ vào sự kiên trì, cố gắng, cuối cùng chị Quyên hạ sinh an toàn một bé trai cân nặng 2,5kg trong khi chị phải gánh khối u tái phát trong thai kỳ.

Trải qua được cửa tử thần thứ nhất, nhờ vào động lực gia đình và nghị lực phi thường của chính mình, chị Quyên đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật trong vòng 5 tháng để bóc tách thành công khối bướu to trên 20cm đã di căn đến vùng xương chậu. 

Sau 3 năm liên tục điều trị, kiên trì, bền bỉ, lần mổ cuối cùng là mổ khối u gan trên 20cm và cắt một phần đáy phổi. Chị Quyên đã chiến thắng trong cuộc chiến này, một người được hồi sinh từ cửa tử trở về mà chính bác sĩ phụ trách điều trị cũng cho đó là kỳ tích khi bệnh đã ở giai đoạn tiến xa.

Theo chị Quyên, ngoài việc phải dựa vào nghị lực của chính bản thân mình, trong suốt quá trình điều trị ung thư phải có niềm tin đặc biệt vào các y bác sĩ, sau đó phải giữ tâm lý ổn định, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho chính bản thân mình để không ảnh hưởng đến cháu bé.

Giữ bình tĩnh, điều trị

GS Nguyễn Chấn Hùng - chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam - cho biết theo những nghiên cứu lớn từ trước đến nay người ta thấy rằng khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới ung thư của người mẹ. 

Theo số liệu trên thế giới thì cứ 3.000 người mang thai chỉ có 1 người mắc ung thư trong thai kỳ. Những loại ung thư thường mắc chủ yếu ở những phụ nữ có thai như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư hạch...

Bác sĩ Hùng cho biết thêm khi mang thai, cơ thể người phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi dẫn đến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là những thay đổi do mang thai tạo nên như ngực to dần, chân tay phù... Do vậy việc phát hiện ung thư gặp nhiều khó khăn và thường ở giai đoạn không sớm. 

Khi phát hiện mình bị ung thư trong thai kỳ, điều quan trọng nhất là người mẹ nên giữ bình tĩnh lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có phác đồ điều trị, tuy nhiên khả năng giữ tính mạng cho cả mẹ và con luôn luôn cao.

BS CKII Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết khi người phụ nữ mang thai bị ung thư thì tinh thần hoảng loạn, hoang mang lo sợ, sợ chết, sợ chồng bỏ, sợ gia đình xa lánh, sợ con không giữ được... làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể khiến bệnh diễn tiến nặng nề hơn và ảnh hưởng đến bào thai làm thai suy, sẩy thai, sinh non...

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống còn của phụ nữ mang thai bị ung thư cũng tương tự như những phụ nữ không mang thai mắc bệnh tương tự. Hiện nay tỉ lệ thai sống ngày càng tăng do những tiến bộ của y học. Việc điều trị ung thư trong thai kỳ là khả thi, nên được tiến hành với một sự thận trọng nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.

Ung thư buồng trứng khi mang thai
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không thể thiếu đối với bệnh nhân ung thư

THU HIẾN