Trai cái đẻ trứng ở đâu

HỒNG HẠNH   -   Thứ sáu, 11/09/2020 10:28 (GMT+7)

Trai cái đẻ trứng ở đâu
Trăn quả trứng ở Vườn thú St. Louis ở Mỹ đã đẻ 7 quả trứng dù không gần gũi với bạn tình trong ít nhất 2 thập kỷ. Ảnh: AP

AP đưa tin, các chuyên gia tại Vườn thú St. Louis, bang Missouri, Mỹ, đang cố gắng tìm lời giải làm thế nào mà một con trăn quả bóng 62 tuổi đẻ 7 quả trứng khi không ở gần bất cứ con trăn đực nào trong ít nhất 2 thập kỷ.

Mark Wanner, quản lý chăn nuôi tại vườn thú, cho biết, việc trăn quả bóng sinh sản vô tính là điều bất thường nhưng không hiếm. Những con trăn đôi khi cũng dự trữ tinh trùng để làm chậm quá trình thụ tinh.

Theo quản lý Wanner, việc sinh nở cũng là điều bất thường vì trăn quả bóng thường không đẻ trứng trong một thời gian dài trước khi chúng cập tuổi 60. Wanner cho biết, đây chắc chắn là con trăn già nhất trong lịch sử vườn thú mà đẻ trứng.

Con trăn, chưa được đặt tên, đã đẻ trứng vào ngày 23.7. Ba trong số những quả trứng vẫn còn trong lồng ấp, 2 quả được sử dụng để lấy mẫu gene và 2 quả trứng còn lại bị hỏng. Những quả trứng khỏe mạnh sẽ nở trong khoảng 1 tháng.

Việc lấy mẫu di truyền sẽ cho biết liệu trứng được sinh sản hữu tính hay vô tính.

Một con trăn quả bóng khác trong chuồng nuôi của vườn thú là một con đực khoảng 31 tuổi nhưng nó được thả ở chuồng khác.

Chủ sở hữu của con trăn quả bóng cái đã đưa nó vào sở thú vào năm 1961. Nó đã sinh sản một lứa vào năm 2009 nhưng không sống sót. Một đợt sinh sản khác rơi vào năm 1990 và nó có thể đã tiếp xúc với con đực vào thời điểm đó khi chúng được thả cùng vào trong một nơi trong lúc nhân viên vệ sinh dọn dẹp chuồng của chúng.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Ký sinh trùng là những sinh vật muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác. Ký sinh trùng ở người là những sinh vật sống ký sinh trên cơ thể người.

Các loại ký sinh trùng ở người rất đa dạng, có thể ký sinh hoàn toàn hoặc ký sinh không hoàn toàn, ký sinh nội sinh hoặc ngoại sinh, ký sinh trùng trên da người hoặc ký sinh trùng dưới da,..

Ký sinh trùng là những sinh vật muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác như con người, động vật và thực vật. Những sinh vật bị ký sinh gọi là vật chủ. Ký sinh trùng sẽ chiếm sinh chất của vật chủ để tồn tại và phát triển. Ký sinh trùng y học là lĩnh vực nghiên cứu những ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở người.

Ký sinh trùng ở người có nhiều hình thức ký sinh như:

  • Ký sinh hoàn toàn: còn gọi là ký sinh bắt buộc suốt đời như giun đũa, giun tóc, giun móc. Hoặc ký sinh không hoàn toàn: là hình thức ký sinh tạm thời, lúc ký sinh, lúc tự do sinh côn trùng hút máu.
  • Nội ký sinh: là hình thức ký sinh bên trong cơ thể người như sán dây, sán lá gan,... Hoặc ngoại ký sinh là hình thức ký sinh bên ngoài cơ thể như bám vào da hay hút máu qua da như tiết túc y học. Có loại ký sinh trùng trên da người, cũng có loại ký sinh trùng dưới da.
  • Ký sinh trùng có thể chỉ ký sinh trên một loài vật chủ nhất định, nếu lạc chỗ chúng sẽ không tồn tại được như giun đũa. Hoặc ký sinh trùng có khả năng ký sinh và phát triển trên nhiều vật chủ khác nhau như sán lá phổi, sán lá gan,...

Trai cái đẻ trứng ở đâu

Ký sinh trùng sống dựa vào vật chủ

Ký sinh trùng ở người có nhiều hình thức sinh sản như:

  • Sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi tế bào. Với phương thức này, một cá thể sẽ tự nhân đôi thành hai cá thể mới mà không có sự giao phối giữa con đực và con cái. Thường gặp ở các ký sinh trùng đơn bào như trùng roi, amip, ký sinh trùng sốt rét,...
  • Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản thực hiện bằng sự giao phối giữa con đực và con cái như giun đũa, giun móc, giun kim,... Ngoài ra, có những loài ký sinh trùng lưỡng giới, trên cơ thể chúng có cả bộ phận sinh dục đực và bộ phận sinh dục cái để giao phối như sán lá gan, sán dây,...
  • Sinh sản đa phôi: từ kết quả của sinh sản hữu tính, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng phát triển thành nang ấu trùng. Sau đó, trong nang ấu trùng có rất nhiều mầm sinh ra ấu trùng thế hệ thứ hai, ấu trùng thế hệ hai lại sinh ra các ấu trùng thế hệ thứ ba. Các ấu trùng thế hệ thứ ba khi gặp vật chủ thích hợp sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Đây là hình thức sinh sản đặc biệt thường thấy ở một số loài sán lá và sán dây, từ một trứng ban đầu sẽ phát triển thành rất nhiều sán trưởng thành.

Trai cái đẻ trứng ở đâu

Một số loài sán sinh sản dưới hình thức đa phôi

Chu kỳ sống của ký sinh trùng là quá trình phát triển từ trứng cho đến khi trưởng thành, có khả năng sinh sản và tiếp tục chu kỳ mới. Ký sinh trùng ở người có nhiều loại chu kỳ sống và phát triển khác nhau như:

  • Kiểu chu kỳ: người←→ngoại giới. Ví dụ như: giun đường ruột, amip. Giun đường ruột ký sinh ở ruột con người, đẻ trứng. Trứng theo phân bài xuất ra ngoại cảnh. Nếu gặp môi trường đất ẩm, nhiệt độ thích hợp, phôi trong trứng sẽ phát triển thành ấu trùng. Nếu người vô tình ăn phải trứng giun đũa trong nước, thức ăn nhiễm trứng giun. Ấu trùng giun sẽ thoát khỏi vỏ trứng di chuyển từ ruột đến những bộ phận khác trong cơ thể, sau đó trở về ruột và đẻ trứng.
  • Kiểu chu kỳ: người → ngoại giới → vật chủ trung gian → người. Ví dụ như sán lá gan nhỏ. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong các đường mật trong gan. Đẻ trứng trong mật, trứng ra ngoại cảnh theo đường phân. Trứng nếu gặp môi trường nước sẽ nở ra ấu trùng lông. Ấu trùng lông tìm ký sinh trong các loại ốc nở ra ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc tìm đến ký sinh trong các loài cá, tạo các nang trùng trong các thớ thịt của các loài cá này. Nếu người ăn các loài cá chứa nang trùng chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể, di chuyển đến ký sinh trong gan mật.
  • Kiểu chu kỳ: người → ngoại giới → vật chủ trung gian → ngoại giới → người. Ví dụ như sán máng, ký sinh trong huyết quản nên còn gọi là sán máu. Sán máng trưởng thành ký sinh trong máu, trứng sán máng ra ngoài theo phân hay nước tiểu. Trứng sán máng rơi xuống nước nở ấu trùng lông để chui vào ốc. Ấu trùng đuôi thoát ra từ ốc, bơi trong nước và chui qua da người vào máu.
  • Kiểu chu kỳ: người → vật chủ trung gian → người. Ví dụ chu kỳ sống của giun chỉ bạch huyết gây bệnh ở người. Muỗi chứa ấu trùng giun chỉ khi đốt sẽ truyền ấu trùng sang người, ấu trùng đến hệ thống bạch huyết phát triển thành giun chỉ trưởng thành và sống trong hệ thống bạch huyết của người. Giun cái trưởng thành đẻ ra ấu trùng, ấu trùng lưu thông trong máu và thường xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm. Ấu trùng truyền từ người này sang người khác qua vật chủ trung gian là muỗi.
  • Kiểu chu kỳ: người ←→ người.Ví dụ như trùng roi âm đạo truyền từ người này sang người khác khi giao hợp, ghẻ truyền khi tiếp xúc.

Mặc dù ký sinh trùng ở người có nhiều phương thức sinh sản và nhiều loại có chu kỳ sống phức tạp khác nhau, tuy nhiên nói chung mỗi loại ký sinh trùng đều có tuổi thọ nhất định. Trên thực tế, một số loại bệnh ký sinh trùng sau khi mắc phải sẽ tự hết nếu không bị tái nhiễm. Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đảm bảo an toàn khi ăn uống, giữ môi trường sống xung quanh trong lành, sạch sẽ là phương pháp bảo vệ bản thân trước sự xâm nhập của ký sinh trùng.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, điều trị bệnh tại Vinmec có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Di cư sinh sản

Cua sống, sinh trưởng ở các vùng rừng ngập nước lợ, đạt được kích thước : chiều rộng mai từ 7 – 10 cm, trọng lượng từ 80 – 200g, trước mùa sinh sản di cư ra vùng biển ven bờ, lột xác tiền giao vĩ, cua cái tiến hành giao vĩ và tuyến sinh dục tiếp tục phát triển cho đến lúc trứng chín, đẻ trứng, ấp trứng phôi, ấu trứng nở ra khỏi vỏ trứng rời cua mẹ. Ấu trùng zoea bơi lội tự do trong nước biển, trải qua 4 – 5 lần lột xác thành ấu trùng Megalops vừa sống bơi lội trong nước vừa có thể bám vào các giá thể trong nước, theo dòng thủy triều vào dần vùng ngập ven bờ, lột xác lần cuối cùng biến thành cua lột 1.

Ở vùng biển phía Nam nước ta cua thường bắt đầu di cư vào tháng 7, 8 và mùa sinh sản chính bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau. Tuy vậy, cũng có thể bắt gặp cua ôm trứng sớm hơn vào tháng 7, 8. Ở vùng biển phía Bắc thì gặp cua ôm trứng nhiều vào các tháng 4 – 5 – 6 – 7.

Động dục và giao phối

Trước lúc lột xác giao phối khoảng 2 – 10 ngày cua đực và cua cái sẽ ghép đôi với nhau. Cua đực (thường to lớn hơn cua cái) dùng các chân bò và càng ôm chặt lấy cua cái trên mặt lưng. Nó mang con cái đi quanh suốt có khi kéo dài 3 – 4 ngày hoặc hơn nữa. Đến khi con cái sắp lột vỏ để giao phối con đực mới rời con cái ra và ở cạnh; con cái vừa lột xác xong, con đực liền ôm con cái áp sát mặt bụng vào nhau và gỡ yếm con cái ra để giao phối. Thời gian giao phối có thể kéo dài từ 5 giờ đến cả ngày. Sau đó con đực buông cua cái ra, nhưng vẫn đi cạnh để bảo vệ cua cái. Sau khi giao phối, túi tinh được giữ ở bộ phận nhận tinh của cua cái trong thời gian dài để thụ tinh cho trứng của cua cái. Trong mùa sinh sản một cua cái có thể đẻ trứng từ 1 – 3 lần và được thụ tinh nhờ tinh trùng nhận được vào đầu mùa sinh sản. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy cua gạch bắt về nuôi trong bể xi măng (không có cua đực) từ tháng 7 đến tháng 10 đã đẻ trứng 3 lần và trứng các lần đẻ đều phát triển thành ấu trùng.

Sự đẻ trứng và thụ tinh

Cua cái sau khi giao phối, tế bào trứng tiếp tục sinh trưởng và chín, đẻ trứng và thụ tinh. Khi đẻ trứng cua cái nằm ở đáy, dùng các chân bám vào nền đáy, phần đầu ngực được nâng lên phần bụng (yếm cua) được mở ra, các chân bụng được dựng đứng lên, trứng chín qua ống dẫn trứng thụ tinh với tinh trùng từ túi chứa tinh trùng. Trứng đẻ ra được chứa trong phần bụng con cái có 2 lớp màng; màng ngoài hút nước trương lên. Giữa 2 lớp màng có niêm dịch. Nhờ cử động của phần bụng, trứng bám trên lông tơ của chân bụng và do tác dụng của ngoại lực màng ngoài của trứng, kéo dài ra thành “cuống trứng”, làm cho trứng tuy dính vào lông của chân bụng nhưng vẫn “tự do’’ và trứng không dính lại với nhau. Những cua cái ôm trứng gọi là cua trứng, trứng được cua cái ôm tiếp tục phát triển cho đến lúc thành ấu trùng mới rời khỏi bụng cua, nên cũng gọi là “cua con”.

Quan sát những cua đẻ trứng trong các thí nghiệm ở bể xi măng, thấy thời gian đẻ trứng có thể kéo dài từ 30 – 120 phút. Không phải toàn bộ trứng đẻ ra bám được vào chận bụng của cua cái, một số lượng trứng đáng kể nằm ở trên đáy bể không dính vào chân bụng cua. Đọc thêm Xây dựng ao nuôi cua biển Số lượng trứng của cua đẻ rất lớn. Một cua cái có trọng lượng 300g có thể đẻ và mang trên 1 triệu trứng. Trong mùa sinh sản một cua cái có thể đẻ trứng nhiều lần (đến 3 lần). Trong thí nghiệm sinh sản đã quan sát thấy trong 3 tháng một cua cái đẻ 3 lần, mỗi lần đẻ cách nhau từ 30 – 40 ngày. Lượng trứng đẻ lần sau có thể ít hơn lần đầu nhưng vẫn rất lớn. Trứng cua lúc đẻ ra có đường kính trung bình 300micro.

Sự phát triển của phôi

Trứng phôi được cua mẹ ôm và ấp cho đến lúc nở thành ấu trùng zoea.

Trứng mới đẻ ra có màu vàng tươi bắt đầu quá trình phân cắt để phát triển. Cua cái ôm trứng thường ở vùng biển gần bờ, có độ mặn và nhiệt độ nước tương đối ổn định. Độ mặn của nước biến ở các tỉnh phía Nam nước ta về mùa mưa thường dao động từ 26 – 30‰, nhiệt độ nước trung bình 27°c, dao động từ 25 – 29°C. Những thí nghiệm của chúng tôi giữ cua ôm trứng trong nước biển có độ mặn từ 24 -28‰ và nhiệt độ từ 25 – 30°C, phôi phát triển bình thường và sau 11 – 13 ngày thì ấu trùng nở.

Theo sự phát triển của phôi, màu sắc trứng phôi từ màu vàng chuyển sang màu xám và về sau chuyến thành màu đen và sau một thời gian ngắn thì ấu trùng nở.

Sự phân cắt và phôi vị hóa đều xảy ra trong 5 ngày đầu, khi trứng ngả sang màu xám thì bắt đầu xuất hiện mầm chân và mắt. Lúc đầu mắt có dạng mảnh dài màu sáng, đối xứng hai bên, sau đó to dần và màu cũng đậm lên, xung quanh xuất hiện các đốm hình sao và cuối cùng hình thành đôi mắt kép màu đen và hình bầu dục. Tim bắt đầu hoạt động, dưới kính hiển vi có thể quan sát thấy nhịp đập yếu và thưa, về sau nhịp đập mạnh và tăng số lần đập trên một đơn vị thời gian, vỏ đầu ngực, chân hàm phát triển, đốt bụng hình thành, các cơ bắt đầu co bóp. Ấu trùng phá màng vỏ chui ra ngoài bước vào thời kỳ ấu trùng zoea. Gặp điều kiện thuận lợi cua ấp trứng tốt, phôi phát triển đồng đều thì ấu trùng nở ra đồng loạt, thường từ 3 – 6 giờ thì ấu trùng nở xong.

Sau khi giải phóng hết ấu trùng, cua cái thường dùng các chân bò nâng yếm lên gẩy bỏ những vỏ trứng, trứng hỏng đi và đóng yếm lại.

Ấu trùng zoea nở ra là bơi được ngay và hướng quanh mạnh. Ấu trùng gồm hai phần : phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực gần như tròn có một gai lưng, một gai trán và hai gai bên, một đôi mắt kép màu đen, 2 đôi anten I và II, đôi hàm dưới lớn, 2 đôi hàm nhỏ và 2 đôi chân hàm. Phần bụng dài nhỏ có 6 – 7 đốt, đốt đuôi chẻ làm hai. Ấu trùng zoea sống phù du, hoạt động nhờ châm hàm và sự co giãn phần bụng, ăn các loại tảo đơn bào, luân trùng, ấu trùng không đốt Artemia. Nhiệt độ nước trong khoảng 26 – 30°C (trung bình 28°C), độ mặn 26 – 31‰ (trung bình 30‰), sau 16 – 18 ngày ấu trùng zoea trải qua 5 lần lột xác để thành ấu trùng Megalops.

Ấu trùng Megalops có đôi mắt kép to, có 5 đôi chân ngực, đôi thứ nhất to phát triển thành càng, 4 đôi sau biến thành các chân bò. Phần bụng dài và hẹp, có 7 đốt, đuôi không chẻ đôi, có 4 đôi chân bụng dạng mái chèo để bơi lội, đôi thứ 5 nhỏ liền với đuôi nên gọi là chân đuôi.

Megalops bơi lội nhanh nhẹn, có thể bò trên nền đáy hoặc bám vào các vật thể khác trong nước. Megalops bắt mồi tích cực, ăn ấu trùng Artemia, các loại thức ăn chế biến : thịt, cá, nghêu xay nhuyễn, v.v… Trong điều kiện thí nghiệm, nhiệt độ nước từ 25 – 30°C (trung bình 28°C) độ mặn 20 – 25‰ sau 8 – 10 ngày megalops lột xác biến thành cua bột 1.

Cua bột vừa lột xác từ Megalops có vỏ mềm, nằm ở đáy, sau 1 – 2 giờ vỏ cứng và cua bắt đầu bò và bơi lội trong nước. Cua bột mới lột xác từ Megalops có chiều rộng mai từ 2,5 mm đến 3,0 mm. Năm đôi chân ngực phân ra : đôi I : càng, 3 đôi II, III, IV : chân bò, đôi V : chân bơi. Các phần phụ đầu ngực phát triển đầy đủ, bụng thu nhỏ lại và gập vào phần ngực (yếm cua). Mặt lưng của cua có màu trắng phớt vàng, có một số sắc tố màu hồng ở càng, một số sắc tô nâu trên mai. Mặt bụng cua trắng nhạt. Nhìn chung cua bột “trong suốt”. Cua bột bò trên đáy, bám vào các giá thể trong nước, ẩn trong các vật nằm ở đáy, thỉnh thoảng cua cũng bơi. Cuộc bột tìm mồi tích cực. Cua dùng càng bắt các mẫu thức ăn nằm ở đáy. Cua bột có thể tha mẩu thức ăn bằng nó. Trong thí nghiệm, cua thích ăn thịt cá, tôm, nghêu xay, lòng đỏ trứng v.v… Cua ăn tạp, thức ăn gồm thực vật thủy sinh, mảnh vụn, động vật nhỏ, râu ngành thân mềm v.v. Cua bột 3 ngày tuổi lột xác lần thứ nhất và chiều rộng mai đạt được 5mm, dài 3,5mm. Về sau thời gian giữa hai lần lột xác dài hơn. Sau 15 ngày cua con đạt chiều rộng mai 12mm, sau 1 tháng cua con có chiều rộng mai 20mm đến 25mm, đạt tiêu chuẩn cua giống. Cua giống có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh, phân biệt được cua đực, cua cái, có sức sống cao : bò nhanh, đào hang, bơi lội nhanh, kiếm ăn tích cực, khả năng tự vệ tăng lên.

 Lột xác và sinh trưởng

Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi lần lột xác vừa để sinh trưởng vừa để biến thái, thay đổi về kích thước và hình thái cấu tạo để đạt được hình dạng và cấu tạo thực thụ của cua. Ở giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn : 2 – 3 ngày hoặc 3 – 5 ngày, ở cua giống và cua trưởng thành thời gian giữa các lần lột xác dài hơn, Trước khi lột xác, cua tiết ra rất nhiều dịch tố để tách vỏ mềm ở bên trong ra khỏi vỏ cứng (bên ngoài) sau đó tại chỗ giao tiếp giữa phần vỏ của phần đầu ngực và phần bụng xuất hiện một vết nứt, hai bên của miệng cũng lần lượt xuất hiện vết nứt. Lúc đầu bộ phận đầu ngực nâng lên, vết nứt lớn ra, khối đầu ngực lộ ra ngoài. Bụng co lại phía sau, các chân cử động và co về giữa, đôi chân bơi thoát ra ngoài, sau đến phần bụng, chân càng được lột ra sau cùng. Cua không chỉ lột vỏ ngoài mà vỏ cũ của dạ dày, mang, ruột… cũng được lột đi. Sự lột xác diễn ra trong khoảng 30 – 60 phút. Cua mới lột xác, lớp vỏ trong biến thành lớp vỏ ngoài còn nhăn nheo sau đó mới dần dần căng ra. Cua mới lột xác yếu không ăn, không có khả năng tự vệ, nằm ở đáy 2 – 3 giờ mới trở lại bình thường và 1 – 2 ngày sau vỏ mới cứng lại. Trong thời gian lột xác cua thường bị kẻ thù tấn công và rất dễ tử vong. Sau mỗi lần lột xác cua tăng trọng từ 40 – 80%.

Cua một tuổi (một năm) thành thục sinh dục và đẻ trứng. Trong đàn cua sinh sản có thể gặp cua kích thước khác nhau. Cua cái mang trứng có trọng lượng từ 150g đến 850g hoặc hơn nữa. Cua nhỏ là cua sinh sản năm đầu và cua lớn là cua sinh sản những năm sau. Những cua có trọng lượng trên 800g có thể đã ở tuổi năm thứ ba.

https://caytrongvatnuoi.com/nuoi-cua-bien/su-sinh-san-va-phat-trien-ca-the-cua-bien/