Tóm tắt nội dung bài Viếng lăng Bác

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Viếng lăng Bác "

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Viễn Phương (1928 – 2005): Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
  • Bài thơ: sáng tác trong dịp sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978).

2. Phân tích bài thơ

a. Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác:

Khổ thơ thứ nhất­ một lời thông báo thể hiện tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ miền Nam đ­ược ra viếng Bác. 

“ Con…Bác”

  • Cách xưng hô trong gia đình của người con với cha mẹ. Câu thơ gọn như một lời thông báo, nhưng gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng lăng Bác.
  • Viếng: trang trọng, khẳng định sự thật Bác đã mất.
  • Thăm: đến gặp gỡ, trò chuyện, hỏi han để biết được tình hình, tỏ sự quan tâm->  nói giảm,  gợi sự gần gũi, thân mật => Bác chưa ra đi, Bác vẫn sống trong trái tim mọi người: Con về thăm Cha, thăm nhà Bác ở, thăm nơi Bác nằm.
  • Hàng tre: Bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

=> Không chỉ tả thực, còn nhân hóa, liên tưởng tượng trưng

=> Hàng tre biểu tượng cho cây cối mang màu xanh đất nước, sức sống bền bỉ, dẻo dai của d/tộc đã tập trung về chung quanh Bác, canh cho giấc ngủ của Người.

=> Niềm xúc động thành kính.

Khổ thơ thứ hai:

Hai câu thơ đầu:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

  • Mặt trời 1: Mặt trời trên lăng là một vật thể tự nhiên đ­ược dùng theo nghĩa thực để diễn tả hình ảnh ngày lại ngày từ sáng đến tối mặt trời chiếu trên lăng Bác =>đem ánh sáng và sự sống cho mọi vật trên trái đất xong cũng có lúc bị mây che u ám
  • Mặt trời trong lăng: Là một ẩn dụ, ví ngầm Bác như­ mặt trời rất đỏ nằm trong lăng luôn luôn tỏa sáng, vĩnh hằng, có giá trị gợi cảm: ý nói Bác như ánh mặt trời soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam, xóa bỏ cuộc sống nô lệ tăm tối, đem hạnh phúc no ấm cho nhân dân, độc lập tự do cho Tổ Quốc. 

Câu thơ tiếp theo tả thực dòng người đi trong không gian hết sức đặc biệt - không gian thương nhớ vào viếng Bác:

" Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

  • “Kết tràng hoa…xuân” → ẩn dụ → sự sáng tạo của nhà thơ.Dòng người như vô tận vào viếng Bác trở thành tràng hoa dâng lên Bác với tấm lòng thành kính thiêng liêng.

b Cảm xúc của tác giả khi vào viếng lăng Bác:

  • Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

  • " Bác nằm …yên... dịu hiền" → Bác nằm thanh thản như đang ngủ- một giấc ngủ rất đỗi bình yên trong ánh sáng dịu như vầng trăng trong lăng.
  • “Giấc ngủ bình yên”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.
  • “vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người.
  • Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác: “Trời xanh”- ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước.

=> Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình.

c. Cảm xúc của tác giả khi rời lăng:

  • “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa.
  • Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết,mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác.
  • Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng: Muốn làm con chim hót .. đóa hoa tỏa hương , cây tre trung hiếu → được bên Bác canh giấc ngủ cho Người

=> Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác.

=>  Tâm trạng lưu luyến, mong ước được ở mãi bên Bác.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài thơ

1. Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác:

Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ. Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử:

" Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.

Hàng tre trong câu thơ mang ý nghĩa biểu tượng. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

2. Cảm xúc của tác giả khi vào viếng lăng Bác:

  • Hai câu thơ sóng nhau, hô ứng nhau với hai hình ảnh mặt trời. Một mặt trời thiên nhiên, rực rỡ, vĩnh hằng "Ngày ngày... đi qua trên lăng", và "Một mặt trời trong lăng rất đỏ" - hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. Màu sắc "rất đỏ" làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

  • Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận. Nó còn có nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất. “Dâng bảy mươi chín mùa xuân". Đây là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng. Con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Khổ thơ thứ ba nói về sự vĩnh hằng bất diệt của Bác. Bác như đang nằm ngủ một giấc ngủ "bình yên", trong một khung cảnh thơ mộng.  Giờ đây, nhà thơ cảm thấy "Bác yên ngủ" một cách thanh thản "giữa một vầng trăng dịu hiền ”. Nhìn "Bác ngủ ", nhà thơ đau đớn và xúc động. Câu thơ "mà sao nghe nhói ở trong tim " diễn tả sự đau đớn, tiếc thương đến cực độ. Viễn Phương có một lối viết hàm súc, đầy thi vị; câu chữ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.

Bác như đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam ta, Tố Hữu đã từng viết “Bác sống như trời đất của ta”  Song dù vẫn biết Bác sẽ sống mãi trong trái tim mỗi người, nhưng sự thật Bác đi xa vẫn khiến cho tác giả và nhân dân cả nước, nhân dân thế giới bàng hoàng đau đớn, xót xa mà không giấu được những tiếng khóc nghẹn ngào thương tiếc

3. Cảm xúc của tác giả khi rời lăng:

Khổ thơ cuối nói lên cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Biết bao lưu luyến, buồn thương:

"Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".

Vì tình cảm mãnh liệt dành cho người cha già vĩ đại mà tác giả “muốn là con chin” để dâng lên tiếng hót vui, “muốn là đoá hoa” dâng hương thơm ngát, “muốn làm cây tre trung hiếu” canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Nghệ thuật ẩn dụ con chim, nhành hoa, cây tre chỉ nhà thơ Viễn Phương người muôn hóa thân vào những gì nhỏ bé nhưng đẹp đẽ để được gần gũi nơi Bác yên nghỉ. Điệp ngữ “muốn làm” điệp cấu trúc điệp cách phô diễn càng làm cho những ước nguyện chân thành tha thiết. Ý thơ sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, cách biểu hiện cảm xúc "rất Nam Bộ". Đây là những câu thơ trội nhất trong bài Viếng lăng Bác.

4. Tổng kết

  • Nội dung-Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
  • Nghệ thuật: 
    • Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.
    • Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.
    • Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao
    • Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ hiệu quả.

  • Tóm tắt nội dung bài Viếng lăng Bác
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với tác giả, tác phẩm Viếng lăng Bác Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về bài Viếng lăng Bác gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, phân tích, ....

Bài giảng: Viếng lăng Bác - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

- Viễn Phương ( 1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn

Quảng cáo

- Quê quán: An Giang

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước

   + Năm 1952, trường ca “ Chiến thắng Hòa Bình” của ông được giải nhì khi Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật

   + Khi Chi hội văn nghệ Nam Bộ được tổ chức ông được bầu làm Ban chấp hành.

   + Tác phẩm tiêu biểu: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,…

- Phong cách sáng tác: Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng

Quảng cáo

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

2. Bố cục

- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

- Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác

- Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm

Quảng cáo

5. Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương- là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước

- Vài nét về bài thơ “Viếng lăng Bác”- bài thơ là dòng cảm xúc nghẹn ngào của tác giả khi đến thăm lăng, nó còn là một nén hương thơm dâng lên chủ tịch Hồ Chí Minh

II. Thân bài

1. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác (khổ 1)

- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” : nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ

- Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau , mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi

- Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng

- Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thựclà những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc

⇒ Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi”, xưng hô “con”…

2. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác ( khổ 2)

- Ẩn dụ “mặt trời “ : Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác

- Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác

- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” : chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ

- “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác

⇒ Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc

3. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác (Khổ 3)

- “Giấc ngủ bình yên”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

- “vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người

- “Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước

- Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình

⇒ Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động

4. Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về ( Khổ 4)

- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa

- Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết,mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác

- Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng

⇒ Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác

III. Kết bài

- Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên bài thơ:

   + Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng

   + Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn…

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Tóm tắt nội dung bài Viếng lăng Bác
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Tóm tắt nội dung bài Viếng lăng Bác

Tóm tắt nội dung bài Viếng lăng Bác

Tóm tắt nội dung bài Viếng lăng Bác

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Tóm tắt nội dung bài Viếng lăng Bác

Tóm tắt nội dung bài Viếng lăng Bác

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.