Tiểu phẫu móng chọc thịt bằng laser

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Nguyễn Trâm thân mến,

Móng quặp là tình trạng phát triển bất thường của phần móng đâm vào phần mềm của vùng da xung quang móng tạo nên tình trạng nhiễm trùng. Việc phẫu thuật cắt bỏ được xem là phương pháp điều trị hiệu quả, ngoài phẫu thuật bạn có thể điều trị bằng laser CO2 đốt.

Bạn muốn khám dịch vụ tại Bệnh viện Da liễu TPHCM thì đăng ký tại khoa Khám bệnh, chi phí là 70.000 đồng. Chi phí tiểu phẫu móng quặp 2 bên khóe tại đây là 800.000 đồng. Như vậy bạn cần chi trả khoảng 1.600.000 đồng để làm tiểu phẫu móng quặp cho 2 ngón chân.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức giá chi trả cho tiểu phẫu. Về tổng chi phí còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Do đó, bạn nên đến trực tiếp tại Bệnh viện Da liễu TPHCM để được bác sĩ khám, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị cũng như chi phí cụ thể. Khi có bất kỳ thắc mắc nào hãy hỏi ngay bác sĩ điều trị cho mình nhé, bởi bác sĩ chính là người sẽ hiểu rõ nhất về tình trạng của bạn.

Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tránh mang các loại giày quá chật, giày bít mũi, nên cắt móng thường xuyên để tránh móng quá dài chọc vào thịt nhưng không cắt khoé móng, nên ngâm chân vào nước muối ấm vào buổi tối để giữ cho móng luôn sạch và mềm.

Bệnh viện Da liễu TPHCMSố 2 Nguyễn Thông, P.6, Q.3, TPHCMĐT: 028 3930 8131 - 0901 365 638Thời gian làm việc:Thứ 2 - thứ 6: Sáng từ 7g - 11g; Chiều từ 13g - 16gKhám bệnh ngoài giờ:Thứ 2 - thứ 6: Sáng 6g - 7g; Trưa 11g - 12g; Chiều 16g - 18g30Riêng thứ 7 có khám ngoài giờ từ 16g - 18g30

Thời gian khám bệnh theo yêu cầu vào thứ 7 và chủ nhật: từ 7g30 -15g.

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH > Sức khỏe gia đình >

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi con_gio_la, 24/11/2010.

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ MÓNG CHỌC THỊT

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ MÓNG CHỌC THỊT

I.            ĐỊNH NGHĨA

Phẫu thuật cắt móng chọc thịt là một tiểu phẫu nhằm cắt bỏ phần cạnh ngoài của móng quá phát đâm vào phần thịt cạnh móng và phần mềm móng tương ứng [để tránh tái phát].

   II.            CHỈ ĐỊNH

Phẫu thuật được chỉ định cho các người bệnh được chẩn đoán xác định móng chọc thịt giai đoạn 2,3 [không đáp ứng điều trị nội khoa].

III.            CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp móng chọc thịt đang trong quá trình viêm.

IV.            CHUẨN BỊ

1.     Người thực hiện

-         Bác sĩ: 1 người

-         Điều dưỡng viên : 1 người

2.     Dụng cụ

-         Bàn mổ.

-         Bàn dụng cụ.

-         Dao điện [để cầm máu].

-         Bộ dụng cụ vô khuẩn gồm:

o   Dây ga-rô: 1 chiếc [thường cắt găng chỗ ngón tay để làm ga-rô gốc ngón]

o   Dao 11: 1 chiếc

o   Kẹp phẫu tích Kelly: 1 chiếc

o   Kẹp phẫu tích có mấu: 1 chiếc

o   Kéo cong: 1 chiếc

o   Kéo thẳng: 1 chiếc

o   Kìm kẹp kim: 1 chiếc

-         Thuốc và vật tư tiêu hao:

o   Dung dịch oxy già.

o   Dung dịch sát khuẩn: povidin 10%.

o   Dung dịch nước muối: NaCl 9‰.

o   Thuốc tê: xylocain 1% [2-3 ống].

o   Mỡ kháng sinh: 1 ống

o   Gạc vô khuẩn: 1 gói

o   Bơm tiêm 5ml: 1 chiếc

o   Chỉ khâu: 1 sợi [khâu da bằng nylon 3.0 hoặc nylon 4.0].

o   Tấm vải [vô khuẩn] có lỗ phủ vùng mổ [giấy hoặc vải]: 1 chiếc

o   Găng vô khuẩn: 2 đôi

3.     Người bệnh

-         Tư vấn và giải thích người bệnh:

o   Tình trạng bệnh.

o   Sự cần thiết điều trị.

o   Các bước thực hiện.

o   Hiệu quả điều trị.

o   Thời gian khỏi.

o   Biến chứng có thể có.

o   Móng có bề rộng nhỏ hơn sau phẫu thuật.

o   Chi phí [bảo hiểm y tế, tự người bệnh chi trả].

-         Kiểm tra:

o   Tiền sử dị ứng của người bệnh [đặc biệt với thuốc tê như xylocain].

o   Các bệnh rối loạn đông máu.

o   Sử dụng thuốc chống đông.

o   Bệnh mạn tính: hen phế quản, các bệnh tim mạch, tiểu đường.

o   Tiền sử choáng phản vệ của người bệnh.

o   Tình trạng ăn uống trước khi làm thủ thuật.

4.     Hồ sơ bệnh án

-         Kiểm tra chỉ định của bác sĩ.

-         Các thuốc đã dùng.

-         Kiểm tra tình trạng máu chảy máu đông.

   V.            CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Nơi thực hiện thủ thuật

-         Phòng mổ hoặc phòng tiểu phẫu.

2.     Chuẩn bị người bệnh

-         Tư thế người bệnh thoải mái, thuận tiện cho việc tiến hành thủ thuật.

-         Bộc lộ nơi tiến hành thủ thuật.

3.     Người thực hiện

-         Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

4.     Tiến hành thủ thuật

-         Sát khuẩn da vùng tiến hành thủ thuật.

-         Ga-rô gốc ngón.

-         Trải tấm vải vô khuẩn có lỗ phủ vùng mổ.

-         Gây tê tại chỗ gốc ngón hai bên.

-         Tiến hành thủ thuật: cắt bỏ phần góc móng chọc vào thịt, lấy bỏ hết phần nền móng.

-         Cầm máu kĩ bằng dao điện hoặc laser CO2.

-         Rửa sạch tổn khuyết bằng oxy già, povidin 10%.

-         Khâu tổn khuyết: khâu 1 lớp, mũi rời.

-         Lau sạch vết mổ bằng NaCl 9‰.

-         Tháo ga-rô.

-         Băng vết mổ bằng gạc mỡ vô khuẩn.

VI.            THEO DÕI

-         Để người bệnh nằm tại chỗ 5 - 10 phút, gác chân cao.

-         Cho người bệnh về nếu không có dấu hiệu chảy máu, đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn.

-         Thay băng hàng ngày.

-         Cắt chỉ sau 10 ngày.

VII.            TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ: Choáng phản vệ:

-         Cho người bệnh nằm đầu thấp, chân cao.

-         Cởi bỏ quần áo chật.

-         Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, sắc mặt, tri giác, ngậm kẹo.

-         Cho người bệnh uống nước đường pha loãng.

-         Nặng: xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ

Video liên quan

Chủ Đề