Ý nghĩa của bánh gai

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen màu của Lá Gai, mùi thơm đặc trưng của đỗ xanh và gạo nếp.

Bánh gai bày bán ở Nam Định

Bánh gái gói bằng lá

Bánh gai Nam Định bóc vỏ cắt đôi cho thấy nhân bên trong

Bánh gai Tứ Trụ được gói từng 5 chiếc một

Một loại bánh tương tự, đặc sản của tỉnh Bình Định ở Nam Trung bộ là bánh ít lá gai, được gói bằng lá chuối tươi thành hình chóp như bánh ít.

Bánh gai về cơ bản gồm vỏ và nhân. Nguyên liệu thường dùng có lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, mứt bí, thị mỡ tẩm đường, dầu chuối vali, đường kính, vừng.

Vỏ bánh gồm:

  • bột gạo nếp [sau khi phơi khô, giã nhuyễn]
  • lá cây gai [hay còn gọi là cây trữ ma - Boehmeria nivea thuộc họ Tầm ma/Gai [Urticaceae]] phơi khô và luộc kỹ, giã để lấy xác của lá trộn chung với bột để làm vỏ bánh.

Nguyên liệu làm nhân bánh:

  • mỡ lợn thái nhỏ, trộn đường đem ủ cho miếng mỡ trong mới dùng cùng với:
  • tinh dầu thực vật như tinh dầu chuối v.v.
  • dừa thái miếng nhỏ
  • đỗ xanh nấu hoặc hấp chín, giã nhuyễn..
  • bí đao thái miếng, bỏ vỏ và ruột. nấu chín bằng đường trắng, gọi là mứt bí
  • hạt vừng. Rang chín
  • hạt sen. Nấu chín bằng Đường

Sau khi đã chuẩn bị nhân và vỏ, gói bằng lá chuối khô, sau đó hấp chín.

Bánh gai có thể được thưởng thức như đồ tráng miệng sau bữa ăn chính. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh.

Là sản phẩm đặc trưng của vùng, có thể làm quà tặng.

 

Bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Tứ Trụ thuộc tổng Diên Hào, phủ Thọ Xuân, nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Trong các dịp cúng giỗ Lê Lợi và Lê Lai ["hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"], bánh gai Tứ Trụ được chọn làm thức cúng tế.[1] Trước đây, bánh gai Tứ Trụ thường chỉ được làm trong các dịp giỗ tết, đình đám và đặc biệt để cúng tiến trong các ngày lễ tết, ngày hội, ngày giỗ húy nhật của thành hoàng. Hiện nay, bánh được làm quanh năm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.[1]

 

Bánh gai Tứ Trụ.

Nguyên liệu làm bánh gai gồm có lá gai, gạo nếp, đậu xanh, dầu chuối, đường, mật mía, thịt lợn nạc, nước mắm, vừng.[1] Lá gai được hái từ trong rừng hoặc từ bãi bồi ven sông Chu, tước bỏ cuống lá, gân lá, xơ lá rồi phơi thật khô, cất kỹ. Đến khi làm bánh, đem lá gai khô ngâm nước, rửa sạch rồi đem luộc thật kỹ. Sau đó vớt ra, tiếp tục rửa sạch rồi lại luộc, thời gian luộc của hai lần khoảng 24 giờ, xong vắt khô kiệt nước, giã nhuyễn. Hiện nay, người ta đưa lá vào ép cho kiệt nước rồi đem nghiền. Gạo nếp, thường là nếp nương hoặc nếp hoa cau, được xay hoặc giã nhỏ bằng cối đá rồi dùng rây bột để gạn đi những hạt to. Trộn kỹ bột lá gai, bột nếp và mật mía rồi ủ trong một đêm, sau đó đem luyện bằng cách giã trong cối, đến khi bột nhuyễn, dẻo quánh. Bột sau khi luyện không được nhão quá hoặc cứng quá, sẽ không thành bánh. Hiện nay, người ta dùng máy để giã bột.[1]

Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối. Đậu xanh xay vỡ, ngâm và đãi võ, sau đó nấu hoặc đồ lên. Khi đậu chín, cho vào cối giã cùng với đường đến khi thu được hỗn hợp mịn và đều. Ngoài ra, còn sử dụng một ít dừa nạo rang khô;[2] dầu chuối cần cho vừa đủ, nếu nhiều sẽ bị đắng còn ít quá thì không dậy mùi. Bột bánh được nặn từng cục tròn rồi dàn mỏng trên lòng bàn tay, đặt nhân vào giữa, vê lại cho nhân nằm gọn giữa lòng chiếc bánh, xoa cho bánh tròn thì lăn bánh trên chiếc mâm đã rải đều hạt vừng. Dùng lá chuối khô, thường là lá chuối tiêu để gói lại thành từng chiếc bánh vuông vắn, quấn một chiếc lạt giang bên ngoài.[1] Hấp bánh còn gọi là đồ bánh. Thời gian để hấp chín bánh phụ thuộc vào số lượng bánh đồ trong chõ to hay nhỏ, ít hay nhiều, nhiệt độ cao hay thấp,[1] nhưng thường vào khoảng 1 giờ.[3] Bánh chín được vớt ra nia rồi mở ra [không bóc] cho ráo, để cho bánh nguội tự nhiên và ráo nước. Công đoạn này còn phải làm động tác vuốt lại bánh để bánh nhẵn và có hình mai rùa. Khi bánh đã nguội, dùng lạt giang đã nhuộm đỏ để gói từng 5 chiếc một.[1]

Bánh gai Tứ Trụ thường được ăn sau khi hấp khoảng 10 giờ. Bánh gai thành phẩm phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.[1] Bánh có hương vị đặc trưng do sử dụng mật mía, thịt lợn nạc, nước mắm[1]… lại không sử dụng hạt sen, thịt mỡ như bánh gai Nam Định, bánh gai Ninh Giang.[4] Khác với bánh gai Ninh Giang sử dụng mật đun nóng,[4] ở Thọ Diên người ta sử dụng mật nguội và không quá loãng.[1]

Giá mỗi chiếc bánh gai tùy thuộc vào từng loại. Vào thời điểm 2013, bánh loại rẻ nhất là 3 nghìn, loại trung bình là 5 nghìn, loại đắt có thể đến 10 nghìn đồng Việt Nam.[3]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bánh gai.

  1. ^ a b c d e f g h i j “Bánh gai Tứ Trụ”. Báo điện tử Tổ quốc. ngày 19 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ “Mảnh hồn quê trong bánh gai Tứ Trụ”. Báo điện tử VnExpress. ngày 30 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ a b “Làng bánh gai lớn nhất xứ Thanh vào mùa Tết”. Báo điện tử Dân trí. ngày 20 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ a b “Làng nghề bánh gai Ninh Giang”. Trang thông tin điện tử Du lịch Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bánh_gai&oldid=68190857”

Bánh gai là một loại bánh ngọt có mặt từ lâu đời ở Việt Nam, được bắt nguồn từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là một trong những loại bánh truyền thống của dân tộc.

Bánh gai được làm từ nguyên liệu chính là đậu xanh và gạo nếp, nổi bật với đặc điểm riêng biệt là da bánh có màu đen, bánh có thể có dạng hình vuông, tròn, dẹp,... tùy theo người làm bánh.

Bánh gai - đặc sản ở đâu?

Bánh gai có nguồn gốc từ vùng Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam và là đặc sản ở các tỉnh như: Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình,... tại mỗi nơi bánh gai sẽ có những nét đặc trưng và tên gọi riêng, cụ thể như:

  • Bánh gai Ninh Giang – Hải Dương
  • Bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa
  • Bánh gai Bà Thi – Nam Định
  • Bánh gai Đại Đồng – Thái Bình

2. Bánh gai làm từ bột gì? Tại sao có màu đen?

Bánh gai được làm từ bột nếp, để có được loại bột nếp làm bánh gai đúng vị người ta phải lựa chọn kỹ càng từ khâu chọn gạo nếp, trải qua nhiều công đoạn cho tới lúc xay thành bột nếp để làm bánh.

Vốn dĩ bánh gai có màu đen là do trong phần bột làm bánh sự xuất hiện của lá gai. Lá gai sau khi giã nhuyễn sẽ trộn chung với bột nếp. Sau khi giã kỹ lá gai, màu lá gia sẽ chuyển từ màu xanh sang xanh đen, đến khi nấu chín bánh bột bánh sẽ chuyển sang màu đen, đó là lý do bánh gai có màu đen.

3. Ăn bánh gai có béo không?

Lượng calo ước tính trong một chiếc bánh gai là khoảng 300 kcal. Với lượng calo này sẽ không đủ làm cơ thể béo lên nhưng như thế không có nghĩa ăn bánh gai có thể giảm cân, ngược lại nếu ăn quá nhiều bánh gai trong ngày sẽ khiến bạn béo lên.

Bởi thành phần chính của bánh gai là bột nếp và đường nên nếu ăn nhiều sẽ gây tăng cân, còn ăn với lượng vừa phải sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng.

Lượng calo cần có trong ngày của một người trưởng thành được ước tính là khoảng 2000 kcal/ ba buổi, một chiếc bánh gai khoảng 300 kcal, với số liệu này các bạn có thể cân nhắc việc tiêu thụ bao nhiêu chiếc bánh gai trong chế độ ăn cho phù hợp để tránh tình trạng tăng cân vì bánh gai nhé!

4. Bánh gai để được bao lâu?

Nếu bảo quản bánh gai ở nơi khô ráo, thoáng mát bánh sẽ để được tầm 4 ngày. Còn nếu bảo quản bánh trong ngăn đá tủ lạnh thì thời gian bảo quản sẽ khoảng 15 ngày.

Khi bảo quản bánh gai trong ngăn đông, trước khi ăn bạn chỉ cần hấp lại cho bánh mềm hoặc cho vào lò vi sóng quay lại là được.

Vừa rồi Điện máy XANH đã chia sẻ với các bạn những thông tin về bánh gai như bánh gai đặc sản ở đâu, làm từ bột gì, ăn có béo không và để được bao lâu. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết.

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nguồn Wikipedia.

Biên tập bởi Huỳnh Thị Ánh Tuyết • Đăng 30/04/2021

Video liên quan

Chủ Đề