Tác hại của việc an nhiều bánh kẹo ngọt

Ăn quá nhiều đồ ngọt khiến bé dễ béo phì, bị sâu răng, tăng lượng đường trong máu, hạn chế phát triển chiều cao, mất cân bằng dinh dưỡng...

 Trẻ con không bé nào là không thích kẹo và đồ ngọt, nhưng mẹ có biết một trong những nguyên nhân khiến con bạn phát triển chiều cao không bình thường đó chính là việc để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và chất tinh bột? Ngoài ra còn nhiều nguy cơ khác về đố ngọt mà mẹ cần phải biết.

Vị giác của trẻ kém

Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến vị giác của trẻ cảm nhận kém về mùi vị do sự giảm kích thích vị giác, do đó trẻ ăn nhiều đồ ngọt sẽ ngày càng thích đồ ngọt và lười ăn những thức ăn khác. Sự mất cân bằng dinh dưỡng này gây tác hại không nhỏ cho sự phát triển cân đối và cần thiết của trẻ.

Trẻ dễ bị béo phì

Cũng như người lớn, trẻ sẽ vô cùng dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và một số loại bệnh khác nếu ăn quá nhiều đồ ngọt. Trong đồ ngọt có chứa quá nhiều đường, dầu mỡ, khi đi vào cơ thể sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây chứng khó tiêu. Khi ăn ngọt nhiều, cơ thể sẽ cần hoạt động nhiều hơn nhằm tạo sự cân bằng. Nếu không đạt được sự cân bằng này, gluxit sẽ dự trữ trong bắp thịt và gan, tạo thành axit béo hoặc triglycerit làm tăng mỡ trong cơ thể dẫn đến béo phì. Trẻ càng béo phì lại càng thèm đồ ngọt.

Trẻ sẽ bị sâu răng

Những đứa trẻ thích ăn bánh kẹo bất cứ khi nào chúng muốn và dĩ nhiên chúng rất lười đánh răng. Nói cách khác, chẳng bao giờ là đủ để chải sạch những chất ngọt bám ở chân răng và kẽ răng. Chất đường có trong đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn trong miệng trẻ sinh sôi phát triển. Ngoài ra, bánh kẹo, các đồ uống có gas có chứa rất nhiều acid hữu cơ, chất bảo quản, phụ gia có tính ăn mòn rất mạnh sẽ làm mòn men răng gây ra các bệnh về răng lời rồi dần dần khiến răng bị sâu, hỏng tủy.

Tăng lượng đường trong máu

Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Lượng đường trong máu cao sẽ gây kích thích rất lớn lên hệ thần kinh trung ương khiến trẻ luôn thấy phấn khích. Bên cạnh đó, lượng đường cao làm rối loạn giấc ngủ ở trẻ và làm giảm sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt đặc biệt là trước khi đi ngủ, tác hại đến khôn lường.

Làm trẻ hạn chế chiều cao

Một trong những nguyên nhân khiến con bạn phát triển chiều cao không bình thường đó chính là việc để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và chất tinh bột. Đồ ngọt và chất tinh bột khiến cơ thể tiết ra một loại hormone làm ức chế sự phát triển xương của trẻ em. Chính vì thế, mẹ không nên để con ăn vặt quá nhiều, ăn những đồ ngọt hoặc thức ăn nhanh nếu muốn con có sự phát triển chiều cao toàn diện

Trẻ mất cân bằng dinh dưỡng

Lượng đường có trong bánh kẹo, đồ ngọt bé ăn hàng ngày sẽ khiến bé có cảm giác lâu đói. Đường đi vào cơ thể, sẽ đánh lừa cảm giác, bé sẽ không cảm thấy cần phải ăn những thức ăn có chứa nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng khác mà cơ thể cần như các vitamin, canxi, sắt và magnesium. Nếu mẹ để con ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các vitamin trong cơ thể, nên trẻ to béo nhưng lại không khỏe, sức đề kháng kém.

+ Xem thêm:

THỰC PHẨM TĂNG CHIỀU CAO CHO BÉ MẸ NÊN BIẾT

6 BÍ QUYẾT GIÚP TĂNG CHIỀU CAO CHO BÉ


Nghiện ăn đồ ngọt là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì và đang dần trở thành thói quen phổ biến đối với nhiều người, đặc biệt là ở trẻ em. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về thói quen xấu này cũng như cách khắc phục nó nhé!

Như chúng ta đều biết, đồ ngọt là những món ăn chứa rất nhiều đường. Đường không nguy hiểm, một lượng nhỏ đường thậm chí còn cần thiết cho cơ thể chúng ta hoạt động tốt. Thật không may rằng nhiều người thường có suy nghĩ khá tiêu cực và sai về đường. Vậy chúng ta cùng điểm qua 3 quan điểm sai lầm về đường mà mọi người thường hay mắc phải. Nếu bạn đang có những suy nghĩ sai lầm này thì hãy thay đổi ngay.

Một số nhận định sai lầm về đường

Quan điểm sai lầm số 1: Đường gây ra bệnh tiểu đường

Đường không phải là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường [Nguồn: internet].

Thực tế, việc tiêu thụ đường khi ăn đồ ngọt không hề dẫn đến bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh này thường là do di truyền hoặc do cơ thể có vấn đề với tuyến tụy. Nói đường nguy hiểm cho sức khỏe là không đúng sự thật. Thật ra, một người có thể ăn 12 thìa đường mỗi ngày mà vẫn không sao.

Quan điểm sai lầm số 2: Đường gây nghiện nhiều hơn cả ma túy

Đường không phải là chất gây nghiện như ma túy [Nguồn: internet].

Nhiều người nghĩ rằng đường còn gây nghiện nhiều hơn cả ma túy. Đây là quan điểm cực kì lệch lạc. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nếu một người ngừng ăn đồ ngọt, họ sẽ không xảy ra triệu chứng thèm vật vã như người nghiện ma túy. Tình trạng thèm đồ ngọt thường bùng phát khi con người cảm thấy đói, tuy nhiên ta có thể kiềm chế bằng ý muốn hoặc ăn các loại thức ăn thay thế.

Quan điểm sai lầm số 3: Ngừng ăn đường sẽ giữ cho bản thân trẻ đẹp lâu hơn

Cai đồ ngọt không phải là giải pháp chắc chắn giúp bạn trẻ đẹp hơn [Nguồn: internet].

Ý kiến này chỉ đúng một phần, hiện chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào cho thấy liệu một người không ăn đường có chậm lão hóa hơn những người ăn uống bình thường hay không. Nhưng nếu bạn hấp thụ quá nhiều đường, các phân tử collagen trong da sẽ trở nên giòn và cứng khiến da kém đàn hồi hơn. Vậy nên quan trọng nhất là hãy lắng nghe cơ thể mình và nạp lượng đường cần thiết.

Khi nào ta cần giảm khẩu phần đường trong ăn uống?

Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, chắc chắn bạn phải kiêng đường rồi [Nguồn: internet].

Có một số trường hợp buộc người ăn phải giảm khẩu phần đường lại. Ngoài bệnh tiểu đường và các loại bệnh khác có vấn đề về việc sản xuất insulin trong cơ thể, ta còn nên hạn chế đường trong các trường hợp sau:

  • Vấn đề về khả năng sinh con: Các nhà khoa học từ Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng đồ ngọt làm giảm chất lượng trứng và cơ hội thụ thai.
  • Vấn đề khi mang thai: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những bà mẹ ăn nhiều đường trong thời gian mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn dị ứng cao hơn.
  • Vấn đề sinh lý: Mức glucose cao trong máu khi ăn nhiều đường sẽ làm giảm lượng testosterone của nam giới là nguyên nhân chính làm giảm ham muốn, rối loạn cương dương, khó ngủ,…
  • Vấn đề với nồng độ đường: Theo UCLA, lượng lớn đường tồn tại trong máu có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
  • Khi cảm thấy thường xuyên khát nước: Uống nước nhiều hơn bình thường là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc bệnh đái tháo nhạt.
  • Da khô ngứa: Đường huyết cao có thể làm cho da khô và ngứa.

Biện pháp thay đổi thói quen nghiện ăn đồ ngọt

Đừng lo lắng nếu chẳng may bạn đang cảm thấy rằng mình đã ăn quá nhiều đường hay đồ ngọt nhé, dưới đây BlogAnChoi sẽ bật mí những cách cai nghiện đồ ngọt rất bổ ích mà không gây áp lực cho bạn.

1. Thay thế niềm vui ăn đồ ngọt của bạn bằng những sở thích khác

Tập yoga sẽ giúp cho tinh thần bạn thư thái hơn rất nhiều [Nguồn: internet].

Ăn những thức ăn ngọt sẽ kích thích cơ thể sản sinh endorphin – một loại hormone hạnh phúc. Tuy nhiên, cơ thể cũng có thể tiết ra hormone này thông qua các hoạt động khác chẳng hạn như tập gym, yoga.

Qua nghiên cứu, tiến sĩ Komarovskiy đã đề xuất một cách tiếp cận tương tự cho trẻ em. Để thu hút sự chú ý của trẻ từ các loại thức ăn ngọt sang thứ khác, các bậc cha mẹ nên cho con tham gia các hoạt động thú vị như câu cá, đi chơi công viên, hay hội chợ chẳng hạn. Càng tốn năng lượng hoạt động nhiều, khi về nhà, chúng sẽ vùi đầu vào nghỉ ngơi thay vì dành thời gian lục đồ ăn.

2. Đừng quên nạp protein

Gà là món ăn chứa nhiều protein [Nguồn: internet].

Hãy bớt ăn ngọt và nên nạp nhiều protein hơn. Thức ăn có protein sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Hãy thử ăn thịt, cá và hải sản cho bữa sáng và bữa trưa. Nhà dinh dưỡng học người Mỹ Christine Gerbstadt nói rằng thịt gà đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đói khi kiêng ăn ngọt.

3. Thay thế vị ngọt bằng những hương vị khác

Quế có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu rất tốt [Nguồn: internet].

Thay vì mải ăn ngọt, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn uống phong phú với những vị thức ăn khác nhau. Bạn có thể sử dụng quế, nó có rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe và cũng có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu nữa.

4. Đừng để cho cơ thể bị căng thẳng, stress nhiều

Không phải lúc nào ăn đồ ngọt khi stress cũng là một ý hay [Nguồn: internet].

Cảm xúc căng thẳng thường trở thành lý do tại sao chúng ta muốn ăn đồ ngọt giải khuây. Serotonin, magiê và vitamin B cũng giúp xoa dịu căng thẳng tốt đấy. Nếu bạn đang nhận ra rằng bạn luôn ăn khi bạn cảm thấy căng thẳng, stress thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và bổ sung những chất cần thiết cho cơ thể nhé.

Các loại đậu chứa rất nhiều magiê [đặc biệt là đậu phộng và đậu nành]. Vitamin B có thể được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt [như điều, hạnh nhân], hải sản và gan bò.

Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:

BlogAnChoi vừa cùng bạn tìm hiểu những tác hại của việc ăn đồ ngọt cũng như một số cách giúp bạn thay thế chúng. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn chú ý hơn trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề