Tại sao lại gọi là bánh bò

[SHTT] - Bánh Khọt, bánh Cáy, bánh Bò, bánh Xèo, bánh Gật Gù, bánh Cống... là những loại bánh đặc sản của từng vùng với hương vị thơm ngon. Tuy nhiên những loại bánh này lại có cái tên khá đặc biệt, mang nhiều ý nghĩa thú vị.

Bánh Khọt

Theo giải thích của nhiều người, khi đổ bánh, để lóc bánh ra khỏi khuôn, người ta phải dùng muỗng khẩy lên, khi muỗng va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”, tên gọi của bánh cũng bắt đầu từ ấy. Nhưng cũng có cách lý giải tên bánh theo một ý nghĩa khác. Đó là ngày xưa, những người nghèo, cơ cực, không đủ tiền ăn cao lương mỹ vị mà chỉ ăn loại bánh làm toàn bằng bột chứ không có thịt. Vì vậy, người ta đặt tên cho loại bánh ấy là “khộp”, nghĩa là nghèo khổ [theo từ cổ]. Lâu dần, cái tên “khộp” ấy được đọc trại thành “khọt”.

 

Bánh Cáy

Bánh cáy là món bánh dành cho dịp Tết của người Thái Bình. Tên gọi như thế vì những hạt nếp cái hoa vàng sau khi đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu, đem phơi khô có màu vàng giống trứng con cáy.

 

Bánh Bò

Bánh bò có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và phổ biến tại Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên bánh bò Trung Quốc không có dừa, một phần quan trọng trong bánh bò Việt Nam.

 

Chiếc bánh không có chân sao gọi là bánh bò, hình dạng tròn trịa cũng đâu giống con bò? Theo tìm hiểu, sở dĩ bánh có tên như vậy bởi có hình dáng giống vú bò. Tuy nhiên, giải thích được nhiều người đồng thuận hơn là trong quá trình ủ bột với men, bột sẽ nở ra, tự động "bò" lên vành tô nên mới có tên gọi độc đáo như vậy.

Bánh Xèo

Bánh xèo là tên gọi xuất phát từ tiếng xèo xèo khi đổ bột vào chảo nóng, đây là món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực dân gian Nam Bộ.

 

Bánh Gật Gù

Lý do món bánh có tên gọi là gật gù vì khi cầm bánh ăn, bánh cứ gật lên, gật xuống vì sự đàn hồi giống như đang gật đầu [3] nhưng có nơi người ta sau khi ăn bánh thì đầu gật gù đầu khen ngon nên từ đó bánh có tên là bánh gật gù.

 

Bánh Cống

Lý giải tên gọi bánh cống, khuôn làm bánh bằng nhôm hình tròn, trên có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt, người Sóc Trăng gọi là cống. Khi dầu sôi, người làm bánh nhúng khuôn vào trong chảo để khi đổ bột bánh không bị dính. Đổ một nửa bột vào khuôn sau đó cho đậu xanh, nhân thịt tôm vào đổ tiếp một nửa bột lên trên, đặt hai con tôm bên cạnh nhúng khuôn bánh xuống chảo dầu đang sôi.

 

Bánh Bông lan

Bánh bông lan không qua xa lạ với bất kì ai. Loại bánh ngọt này có xuất xứ từ Pháp. Trước đây bánh thường được pha thêm hương vani, vani được chiết hương từ một loại phong lan nên người Việt gọi là bánh bông lan.

Còn tại sao lại là bông lan chứ không phải hoa lan? Có lẽ bởi loại bánh được người Pháp phổ biến với người miền Nam trước, nên cái tên gắn với cách gọi của người miền Nam đã trở thành tên chung cho bánh.

 

Vân Hà [t/h]

Dựa vào nội dung cuốn Ðại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản cách đây trên 110 năm. Trong sách này, tác giả đã định nghĩa bánh vú bò và giải thích vì bánh đổ vào chén, trông giống như cái vú con bò. Nhưng về sau người dân rút gọn thành bánh bò.

Bánh Bò

Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò là một loại bánh xốp làm từ: bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Loại bánh bò ở Trung Quốc được gọi là bái táng gāo - nghĩa là "bánh đường trắng", loại bánh bò này hơi chua và bỏ qua thành phần dừa - một thành phần không thể thiếu trong bánh bò ở Việt Nam.
Hiểu rõ hơn nguồn gốc của bánh Bò tại đây
Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Thất Sơn huyền bí.
Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng, trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm [cùi] thốt nốt, nước thốt nốt tươi [hoặc lên men], đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt… Trong đó, món ăn gây ấn tượng cho du khách mỗi khi đến Châu Đốc trong mùa thu hoạch trái là bánh bò thốt nốt.
Đọc thêm kiến thức về bánh Bò thốt nốt tại link

Hướng dẫn làm các loại bánh Bò cho ngày cuối tuần thêm màu sắc: Bánh bò khoai Tím, bánh Bò chuối xiêmBánh bò trống ruột

Nguyên liệu làm bánh Bò Thốt Nốt

  • 500g khoai mỡ tím
  • 4 lòng trắng trứng
  • 800g bột năng
  • 1 kg đường cát trắng
  • 3 muỗng súp nước cơm rượu
Cách làm bánh Bò Thốt Nốt
  • Khoai mỡ đem luộc chín, gọt vỏ, cân lại đủ số lượng cho vào cối quết thật nhuyễn. Lấy khoai ra cho vào thau nhựa nhồi chung với bột năng, kế tiếp cho nước cơm rượu vào nhồi đều, xong đem phơi nắng 3 -4 giờ.
  • Đường đem nấu sôi với 1 chén nước cho tan, hớt bọt, lọc lấy nước trong để nguội, chế từ từ vào bột và khoai. Ủ thêm 4 giờ nữa.
  • Khi đổ bánh, mới bắt đầu đánh lòng tráng trừng cho thật nổi, trộn vào bột.
  • Đổ bột vào 2/3 chén, đặt vào xửng hấp với nước sôi.
Cách 2
Nguyên liệu
  • 1 củ khoai mỡ ruột tím 150g
  • 330g đường cát trắng mịn
  • 330g bột năng thít
  • 2 muỗng súp nước cơm rượu
  • 130g nước luộc khoai
  • 3 lòng trắng trứng gà.
Cách làm
  • Khoai mỡ gọt vỏ, luôc chín, đem cân lại cho đủ số lượng, xay nhuyễn.
  • Bột gạo bóp nhuyễn trộn chung với khoai nhồi thật nhuyễn. Cân nước luộc khoai cho đủ số lượng, nhồi chung với khối bột trên, cho nước cơm rượu vào nhồi đều, đem ủ 10 giờ cho bột nổi.
  • Đánh 3 lòng trắng trứng cho thật nổi với 330g đường cho thật tan, trộn vào bột đã ủ.
  • Đem ủ thêm 1 lần nữa, khi nào thấy bột nổi lên gấp đôi, đem đi hấp.
  • Cách hấp bánh: Xếp chén vào xửng hấp, đún nước thật sôi, múc bột trộn đều trước, đổ vào 2/3 chén. Sức nóng của nước chừng nào, bánh nở chừng nấy. Mặt bánh sẽ tách làm 3 múi như bông sen rất đẹp.

Bánh Bò Thốt Nốt là đặc sản của miền Tây

Nguyên liệu làm bánh Bò chuối xiêm

  • 5 lòng trắng trứng gà
  • 500g bột gạo tốt
  • 500g đường cát trắng
  • 200g bột chuối xiêm tán nhuyễn
  • Vani, vài giọt chanh
Cách làm bánh Bò chuối xiêm
  • Lòng trắng trứng gà đánh thật nổi, đổ đường vô từ từ, đánh tan.
  • Cho bột chuối xiêm vào đánh thật đều tới khi nào thấy bột trắng đều là được. Cho vani vào.
  • Đôe bột vào 2/3 miệng chén, dùng thanh tre mỏng chấm nước chanh, xê 3 tai trên mặt bột, đem hấp. Bánh chín sẽ nở ra 3 tai.
  • Nhớ đừng nhồi bột nhão, khi bánh chín để nguội, tai bánh sẽ teo nhỏ lại không đẹp

Bánh Bò là một loại bánh ngọt rất phổ biến hiện nay, nhiều cách làm và nhiều biến thế sáng tạo khác nhau phù hợp với khẩu vị của từng người. Một trong những loại bánh cũng rất phổ biến nhưng phổ biến vào những ngày lễ cúng truyền thống đó là Bánh Ít, thuộc dòng bánh lá và có nguồn gốc lâu đời ở nước ta. 

Nguyên liệu làm bánh Bò trống ruột

  • 1 cục bột nếp nhồi xong bằng trứng gà.
  • 300g bột gạo
  • 300g đường cát trắng
  • 3 muỗng súp nước cơm rượu
  • 1 chút thạch cao + 1 chút phèn phi
Cách làm bánh Bò trống ruột
  • Bột gạo + thạch cao nhồi chung với nước cơm rượu cho đều. Cho thêm cục bột nếp + 2 muỗng nước nhồi hơi nhão tay, ủ khoảng 6 giờ cho bột dậy
  • Cho đường vào trộn đều với phèn the, thẳng đến khi thấy đường rít tay, nhắc xuống. Đợi đường nguội hơi ấm tay, đổ vô bột đã ủ, nhồi đều, đậy lại 2 giời cho bột nở và dậy thêm lần nữa.
  • Dùng chén hấp hơi cao, hấp cho nóng sẵn. Đổ bột vào tới 2/3 chén, đem hấp lửa đều, xem chừng bánh vừa chín đem ra chích bên hông bánh, trút bột còn sống trong ruột bánh ra hết, hấp lại cho 15 phút, bánh chín nhắc xuống, để nguội. Cậy lấy bánh ra.

Video liên quan

Chủ Đề