Thẩm định nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng theo thứ tự bao gồm:

– Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

– Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;

– Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng;

– Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập; trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt.

Với các nội dung nêu trên, việc phê duyệt đồng thời nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng là không có cơ sở.

CHI PHÍ THẨM TRA NHIỆM VỤ KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng là công việc tư vấn đầu tư xây dựng [theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 31 khoản 1].

Chi phí thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng là Chi phí tư vấn được xác định bằng cách lập dự toán theo Thông tư 16/2019/TT-BXD Phụ lục số 3, cụ thể như sau:

Ctv = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT + Cdp

Trong đó:

·     Ctv là Chi phí thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng cần xác định

·     Ccg là Chi phí chuyên gia được xác định như sau:

Ccg = [Scg1 x Tcg1 x Lcg1] + [Scg2 x Tcg2 x Lcg2] + … + [Scgn x Tcgn x Lcgn]

+ Scg1, Scg2, …, Scgn là số lượng chuyên gia các loại 1, 2, …n cần thiết để thực hiện công việc

+ Tcg1, Tcg2, …, Tcgn là thời gian làm việc của chuyên gia các loại 1, 2, …n

+ Lcg1, Lcg2, …, Lcgn là tiền lương của chuyên gia các loại 1, 2, …n; đối với chuyên gia trong nước được xác định theo Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH điều 3,4; đối với chuyên gia nước ngoài được xác định theo thông lệ quốc tế

·     Cql là Chi phí quản lý được xác định như sau:

+ Nếu Ccg < 1 tỷ đồng thì Cql = Ccg x 55%

+ Nếu Ccg từ 1 ÷ < 5 tỷ đồng thì Cql = Ccg x 50%

+ Nếu Ccg ≥ 5 tỷ đồng thì Cql = Ccg x 45%

·     Ck là Chi phí khác [văn phòng phẩm; chi phí khấu hao thiết bị; phân bổ chi phí mua phần mềm ứng dụng;…] được xác định bằng cách dự trù từ 5 ÷ 10%

·     TN là Thu nhập chịu thuế tính trước = [Ccg + Cql] x 6%

·     VAT là Thuế giá trị gia tăng = 10%

·     Cdp là Chi phí dự phòng = 5 ÷ 10%

Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ khảo sát xây dựng như sau:

- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.

- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.

- Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:

+ Mục đích khảo sát xây dựng;

+ Phạm vi khảo sát xây dựng;

+ Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;

+ Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng [nếu có];

+ Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.

- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

+ Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

+ Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;

+ Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.

- Khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó [nếu có].

Trân trọng!

[Xây dựng] – Vừa qua, Bộ Xây dựng nhận được câu hỏi của Trần Thanh Tùng [Long An] gửi tới nhờ hướng dẫn giải đáp về việc đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chủ đầu tư hay người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng cùng với nhiệm vụ khảo sát xây dựng?

Ảnh minh họa.

Theo phản ánh của ông Trần Thanh Tùng [Long An], tại Khoản 10, Điều 6 và Khoản 3, Điều 10 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP quy định: "Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án: Dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này".

Tuy nhiên, tại Điều 76, Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 7, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Điều 7, Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 6/2/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng có quy định: "Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ quan được giao chuẩn bị dự án có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng cùng với nhiệm vụ khảo sát xây dựng".

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 34, Luật Đấu thầu và Điểm a, Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015: "Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư".

Như vậy, nội dung này quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP không thống nhất với Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Thông tư số 01/2017/TT-BXD và Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT.

Ông Tùng hỏi, đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì áp dụng như thế nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Điểm b, Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20/7/2020 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định thẩm quyền thẩm định phê duyệt chi phí khảo sát: Trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư có thể ủy quyền để chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt chi phí khảo sát cùng với nhiệm vụ khảo sát.

Link gốc:

Thẩm tra nhiệm vụ khảo sát - thiết kế công trình giao thông

Ngày cập nhật: 06/09/2021

Hỏi: [Nguyễn Thị Thanh Loan - ]

Đơn vị tôi thẩm tra nhiệm vụ khảo sát - thiết kế công trình giao thông, nhưng kết quả thẩm định trả về có nội dung: "Nhà thầu thẩm tra nhiệm vụ khảo sát có chứng chỉ năng lực không phù hợp với công việc đảm nhận; chủ trì thẩm tra nhiệm vụ khảo sát có chứng chỉ hành nghề không phù hợp với công việc đảm nhận".

Phạm vi hoạt động của cơ quan tôi là:

- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông hạng II.

- Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông hạng II.

- Giám sát thi công xây dựng công trình giao thông hạng II.

Và người chủ trì thẩm tra có chứng chỉ: Thiết kế công trình giao thông và định giá xây dựng.

Theo tôi tìm hiểu, Phụ lục VI của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP không có lĩnh vực thẩm tra nhiệm vụ khảo sát. Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Theo hướng dẫn này thì nhà thầu thiết kế sẽ xác định ra nhiệm vụ thu thập các số liệu cần thiết để phục vụ cho công tác tính toán, khảo sát thiết kế trong quá trình thiết kế. Từ đó chủ đầu tư có cơ sở để chỉ định đơn vị có chức năng khảo sát thực hiện khảo sát công trình [lập phương án khảo sát, khảo sát và báo cáo kết quả]. Tương ứng, nhà thầu thẩm tra sẽ kiểm tra nhiệm vụ khảo sát được lập đó có phù hợp với hướng dẫn của luật, nghị định, thông tư, tiêu chuẩn khảo sát, định mức áp dụng.

Như vậy, nhà thầu thẩm tra có chứng chỉ thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện thẩm tra nhiệm vụ khảo sát do thiết kế lập là phù hợp. Và cá nhân chủ trì thẩm tra nhiệm vụ khảo sát - thiết kế có chứng chỉ hành nghề thẩm tra xây dựng công trình giao thông thực hiện thẩm tra là phù hợp.

Vậy tôi xin hỏi, kết luận đơn vị tôi không thực hiện được thẩm tra nhiệm vụ khảo sát - thiết kế công trình là đúng hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì nhiệm vụ khảo sát do nhà thầu thiết kế lập. Do đó, trường hợp nhà thầu có chứng chỉ năng lực về thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng thì được thực hiện thẩm tra nhiệm vụ khảo sát và cá nhân có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng thì được chủ trì thẩm tra nhiệm vụ khảo sát phù hợp với hạng chứng chỉ được cấp.

Cục Quản lý hoạt động xây dựng

Video liên quan

Chủ Đề