Cơ hội và thách thức khi mở nhà hàng

Mô hình SWOT trong kinh doanh nhà hàng: Nhà hàng là địa điểm cung cấp đồ ăn [có thể là fast-food, đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn truyền thống], đồ uống, cà phê, các trải nghiệm ẩm thực… Và không thể phủ nhận rằng trong nền kinh tế của một quốc gia thì việc kinh doanh một nhà hàng thành công có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng. 

Lý do để một nhà hàng thành công thì có rất nhiều: từ vị trí đẹp, tới đồ ăn tươi ngon, nhân viên phục vụ thân thiện… Tuy nhiên nếu bạn, với tư cách là một người chủ Doanh nghiệp, kinh doanh một nhà hàng, đang có ý định mở rộng quy mô, muốn vay vốn ngân hàng, huy động vốn từ các nguồn tài chính bên ngoài, thì việc phân tích ma trận SWOT là điều cần phải làm.

Hơn nữa, việc phân tích ma trận SWOT giúp nhà hàng mà bạn điều hành có cái nhìn sâu sắc hơn về điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội cùng các mối đe dọa phải đối mặt trong tương lai. Từ đó, bạn có thể có cái nhìn sâu sắc hơn từ các quan điểm khác nhau về nhà hàng của mình. 


Bạn đang xem: Thách thức trong kinh doanh nhà hàng

MỤC LỤC 2. Điểm mạnh trong kinh doanh nhà hàng3. Điểm yếu SWOT trong kinh doanh nhà hàng4. Cơ hội SWOT trong kinh doanh nhà hàng5. Thách thức trong kinh doanh nhà hàng

1. Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT như đã trình bày ở trên cho phép chủ nhà hàng đánh giá vị trí của họ trong một thị trường cụ thể. Các chữ cái S.W.O.T là viết tắt của Strengths [Điểm mạnh], Weaknesses [Điểm yếu], Opportunities [Cơ hội] và Threats [Thách thức]. 

Hai yếu tố đầu tiên, điểm mạnh và điểm yếu, bao gồm những yếu tố mà một chủ Doanh nghiệp nhà hàng như bạn có thể kiểm soát một cách hợp lý. 

Mặt khác, hai yếu tố đằng sau, cơ hội và thách thức, đề cập tới những thứ mà bạn không thể kiểm soát được, có thể tác động đến kinh doanh của nhà hàng, hoặc khiến nó tốt hơn, hoặc khiến nó tồi đi. 

Việc kết hợp cả bốn yếu tố giúp cung cấp một cái nhìn tổng thể về vị trí của nhà hàng trong bối cảnh thị trường đầy cạnh tranh. Mô hình SWOT từ trước tới nay vẫn được đánh giá là rất linh hoạt về cách sử dụng. Ví dụ, trong các nhà hàng mới thành lập, mô hình SWOT có thể sử dụng để xác định một chiến lược kinh doanh, tình hình hiện tại của thị trường. Hay trong các nhà hàng đã được thành lập trong một khoảng thời gian thì mô hình SWOT giúp phân tích được bối cảnh đang thay đổi trên thị trường, để có những phản ứng một cách chủ động. Hoặc phân tích SWOT ở các nhà hàng đối thủ cạnh tranh để xem các đối thủ đang làm tốt ở điểm nào, có khoảng trống nào có thể trở thành cơ hội kinh doanh không…. 

・Ví dụ về mô hình SWOT từ Doanh nghiệp thực tế・Chiến lược marketing cho kinh doanh resort 

2. Điểm mạnh trong kinh doanh nhà hàng

Trong phân tích SWOT, điểm mạnh thường nằm ở những gì mà nhà hàng làm tốt nhất, cho dù đó có là đồ ăn ngon, địa điểm đẹp, lối trang trí món ăn đẹp mắt, tay nghề đầu bếp cao… Hoặc điểm mạnh có thể là giá của món ăn vừa tầm, so với các nhà hàng khác trong khu vực. Ngoài ra, nếu nhà hàng thường có các chương trình khuyến mãi như “mua 2 tặng 1 sau 5 giờ chiều” để có được khác quen thì đó cũng được coi là một điểm mạnh. Hãy cùng điểm qua các điểm mạnh thường thấy ở một nhà hàng trong quá trình phân tích SWOT. 

1/ Sạch sẽ và gọn gàng 

Gọn gàng và sạch sẽ là hai yếu tố đầu tiên mà một nhà hàng nên lưu tâm tới. Đặc biệt trong xã hội mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là yếu tố mà Khách hàng cực kỳ nhạy cảm như hiện nay. Thông thường, ấn tượng của các thực khách về nhà hàng luôn là một nơi rất lộn xộn, mùi hôi, thức ăn không được tươi ngon và ruồi nhặng bay khắp nơi. Đó là lý do vì sao nhiều thực khách rất ám ảnh khi nghĩ tới nhà hàng. Nếu cơ sở nhà hàng do bạn điều hành gọn gàng và sạch sẽ thì sẽ thu hút được rất nhiều Khách hàng. 

2/ Giá cả phải chăng

Thông thường ở các Khách sạn năm sao, chúng ta thường thấy dịch vụ chất lượng, món ăn hợp miệng nhưng đi kèm theo đó là giá thành rất cao, không phù hợp cho một phần đông thực khách với thu nhập trung bình. Nếu nhà hàng có thể tối ưu hóa được quy trình quản lý, cung cấp dịch vụ tương tự với giá bằng hoặc rẻ hơn thì chắc chắn sẽ có một lượng lớn Khách hàng trung thành với nhà hàng. 

3/ Dịch vụ chăm sóc chất lượng 

Dịch vụ đi kèm trong nhà hàng thông thường sẽ bao gồm nhiều yếu tố như bầu không khí trong lành, nội thất nhà hàng sạch sẽ, thoáng mát, bãi đậu xe miễn phí, an ninh tốt, nhà bếp gọn gàng, đầu bếp và bồi bán ăn mặc chỉnh chu, nhân viên cư xử lịch thiệp… Tất cả những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng khiến Khách hàng cảm thấy rất dễ chịu và thoải mái, có tác động rất lớn đến tâm hồn của Khách hàng. Kết quả là sự hài lòng của Khách hàng đến từ sự thỏa mãn trong tinh thần. 

4/ Thực đơn đa dạng

Một thực đơn ngắn, bó hẹp là điều không nhiều thực khách mong muốn ở một nhà hàng, vì suy cho cùng, việc được chọn lựa những thứ thuộc về ẩm thực vẫn là một niềm hạnh phúc của mọi người. Vậy nên, nếu nhà hàng của bạn chuẩn bị một thực đơn đa dạng, bao gồm nhiều món ăn thì sẽ tạo được ấn tượng rất tốt với Khách hàng, cung cấp cho Khách hàng nhiều trải nghiệm ẩm thực khác nhau. 


Ma trận SWOT trong kinh doanh nhà hàng [Ảnh minh họa]


4/ Hình ảnh thương hiệu 

Cũng giống như bất cứ một lĩnh vực nào, hình ảnh thương hiệu luôn là yếu tố truyền cảm hứng, giúp Khách hàng quay lại vào những lần tiếp theo. Nếu nhà hàng của bạn mới mở thì cũng đừng quá lo lắng, chính sự mới mẻ trong tên của thương hiệu chính là sức hấp dẫn cho Khách hàng. Các nhà hàng bên cạnh có thể tốt nhưng mọi người đã ghé thăm. Nếu nhà hàng của bạn có thể đem lại ấn tượng tốt cho mọi người lần đầu tiên tới thăm thì sẽ có thể Khách hàng sẽ quay lại trong những lần tiếp theo sau đó. 

Ngoài ra còn rất nhiều điểm mạnh cần phải kể ra khi phân tích SWOT trong kinh doanh nhà hàng:・Văn hoá đặc trưng của nhà hàng・Nêu ra những giá trị rõ ràng với Khách hàng・Có khoảng cách gần với Khách hàng・Mức độ trung thành của Khách hàng cao・Sự khác biệt lớn trong thực đơn・Kiến thức tốt về thị trường địa phương・Xếp hạng cao trên các trang web đánh giá …

3. Điểm yếu SWOT trong kinh doanh nhà hàng

Điểm yếu thường thấy trong phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh nhà hàng thường nằm ở cách nhân viên phục vụ, sự đào tạo không bài bản cho nhân viên trong cách tiếp đón Khách hàng, hoặc trình độ đầu bếp kém… Ngoài ra, còn có các điểm yếu như nguồn cung cấp nguyên liệu nấu nướng không đầy đủ, hệ thống đặt món ăn cũ, cách quản lý nhiên liệu, đặt hàng, quản lý tài chính… Hãy cùng tìm hiểu các điểm yếu thường có trong quá trình phân tích SWOT của một nhà hàng. 

1/ Thương hiệu mới 

Tuy thương hiệu mới là một điểm mạnh với những Khách hàng hiếu kỳ và tò mò, nhưng với những Khách hàng thuộc nhóm nhân khẩu học trung thành thì họ sẽ không dễ bị thuyết phục bởi một ý tưởng hay một thương hiệu mới. Thông thường, nhóm Khách hàng này muốn nhiều hơn chỉ là một cái tên mới. Nếu muốn nhóm Khách hàng này ghé thăm nhà hàng do bạn điều hành thì bạn phải có cách tiếp cận độc đáo, mang tới cho họ một trải nghiệm độc đáo. Nếu không, tỷ lệ thất bại sẽ rất cao. 

2/ Ngân sách có hạn

Khi muốn mang tới Khách hàng trải nghiệm độc đáo ở nhà hàng thì yêu cầu phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực và dịch vụ khác nhau, như vị trí đẹp, bãi cỏ được cắt tỉa đẹp, sân vườn và khuôn viên Khách sạn được thiết kế và bày biện đẹp mắt. Việc cung cấp những dịch vụ như vậy sẽ đòi hỏi nhiều vốn và nguồn lực. Nhưng nếu không cung cấp thì sẽ bị mất một lượng lớn thị phần và Khách hàng. Vậy nên phải cân nhắc ngân sách kỹ càng khi đầu tư vào việc thu hút Khách. 



Xem thêm: Cúp Bóng Đá Nam Mỹ 2023, Giải Đấu Tuyển Nữ Việt Nam Tham Dự Có Gì Đặc Biệt?

3/ Không có tính độc đáo

Trải nghiệm về mặt độc đáo là những yếu tố khiến mọi người ghé thăm một nhà hàng nhiều lần. Nếu thiếu đi những trải nghiệm độc đáo này thì nhà hàng của bạn sẽ chỉ thu hút được những Khách hàng không hài lòng từ đối thủ cạnh tranh của mình chứ không thể thu hút được Khách hàng mới

4/ Vị trí của nhà hàng

Vị trí của nhà hàng nhiều khi là một yếu tố rất quan trọng, khi nó đem lại tính tiện lợi cho Khách hàng. Nếu nhà hàng của bạn nằm xa các khu công cộng, không thuận tiện cho việc đi lại của thực khách thì việc số lượng khách hàng mới sẽ bị giảm là điều hoàn toàn có thể lường trước được.

Ngoài ra còn rất nhiều điểm yếu cần phải kể ra khi phân tích SWOT trong kinh doanh nhà hàng:・Cơ cấu chi phí phát sinh cao・Thị phần hạn chế・Tỷ suất lợi nhuận thấp・Nhiều nhà hàng mới nổi lên・Không có điểm mạnh quá đặc biệt …

・Phân tích SWOT trong nhà thuốc・Phân tích SWOT trong kinh doanh nhà hàng・Phân tích chiến lược SWOT trong kinh doanh cà phê 

4. Cơ hội SWOT trong kinh doanh nhà hàng

Có rất nhiều cơ hội giúp một nhà hàng tăng lợi nhuận, chẳng hạn như mở rộng hoặc cung cấp các loại thực phẩm, đồ uống đi kèm. Tận dụng các xu hướng liên quan tới ăn uống lành mạnh, đưa các món ăn hữu cơ, salad vào thực đơn của cửa hàng, hay gia tăng, làm mới các chương trình khuyến mại trong thời điểm vắng khách. Trong đại dịch Covid thì bán một số sản phẩm của nhà hàng như nước trộn, salad mang về, giao hàng tận nơi là một cơ hội tiềm năng khác. Hãy cùng tìm hiểu thêm các cơ hội khác đối với một nhà hàng. 

1/ Một khu dân cư đang phát triển

Một khu dân cư hay một toà nhà cao tầng được xây dựng hoặc đang được lên kế hoạch đều là một cơ hội tốt để mở rộng mặt quy mô cho nhà hàng của bạn. Một khu chợ mới, một khu vực kinh doanh thu hút người tới mua sắm, sự gia tăng của các toà nhà cao tầng, đều là những cơ hội tốt cho nhà hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng và lên kế hoạch đều mất nhiều thời gian và các đối thủ khác cũng đang trong cuộc chạy đua nước rút mở rộng kinh doanh. 


Ma trận SWOT trong kinh doanh nhà hàng [Ảnh minh họa]


2/ Dịch vụ chuyển phát thực phẩm

Dịch bệnh Covid-19 đang làm thay đổi cách người tiêu dùng sinh hoạt và chi tiêu. Thay vì phải tới nhà hàng và ngồi chờ để có đồ ăn, hiện nay mọi người có thể đặt hàng đồ ăn qua mạng, điện thoại và đồ ăn sẽ được giao trong thời gian gần nhất. Nếu nhà hàng của bạn đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì việc thành lập một nhóm nhân viên, chuyên phụ trách xử lý đơn hàng và giao hàng, chắc chắn là một ý kiến không tồi để tăng lợi nhuận và doanh thu. 

3/ Các sản phẩm thân thiện với môi trường

Hiện nay, các sản phẩm sử dụng một lần như bát nhựa, ống hút nhựa đang có xu hướng bị người tiêu dùng từ chối sử dụng. Đặc biệt trong ngành thực phẩm khi các sản phẩm nhựa chứa thức ăn nóng có thể gây ra các chất hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Với tư cách là người chủ nhà hàng, bạn hãy sử dụng yếu tố tâm lý này của Khách hàng như một đòn bẩy, một cơ hội để nâng cao giá trị hình ảnh của nhà hàng, tăng thị phần và lôi kéo sự trung thành của Khách hàng. 

4/ Những thay đổi về chính sách trong lĩnh vực thực phẩm 

Các thay đổi về chính sách hầu hết tới từ chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt khi điều này có liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng. Liệu trong thời gian tới đây, sẽ có các chính sách mới liên quan tới những thay đổi trong ngành thực phẩm, kinh doanh nhà hàng… Là một chủ cửa hàng, bạn phải lưu ý tới những thay đổi về mặt chính sách này để phán đoán và tìm ra cơ hội cạnh tranh mới. 

5/ Những thay đổi về mặt công nghệ 

Các phần mềm tự động xử lý đơn gọi món của Khách hàng, tự động thanh toán, xử lý doanh thu, tính toán tỷ suất lợi nhuận, quản lý hạn sử dụng của sản phẩm… đều là những thay đổi về mặt công nghệ mang tính tích cực trong những năm gần đây. Những thay đổi mang tính cải tiến này sẽ giúp nhà hàng của bạn rất nhiều trong việc nâng cao độ hài lòng của Khách hàng, giảm chi phí nhân sự…. 


Ma trận SWOT trong kinh doanh nhà hàng [Ảnh minh họa]


・Khoảng trống trong các nhà hàng ẩm thực xung quanh ・Các nhà hàng mới mở, hoặc đóng cửa? ・Thay đổi trong điều kiện kinh tế・Bùng nổ về đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng …

5. Thách thức trong kinh doanh nhà hàng

Thách thức đối với một nhà hàng thường đến từ sự cạnh tranh từ các nhà hàng nằm gần đó, nếu các nhà hàng đó có chung thực đơn hoặc các trải nghiệm ẩm thực tương tự. Thậm chí các nhà hàng mới mở trong khu vực cũng nằm trong tầm ngắm để phân tích khi thực khách có thêm nhiều lựa chọn hơn về địa điểm ăn uống. Ngoài cạnh tranh, các mối đe dọa về nguồn nguyên liệu cũng phải được cân nhắc kỹ. Ví dụ nếu nhà hàng cung cấp hải sản thì nếu có bất cứ yếu tố thị trường nào tác động tiêu cực tới giá tôm, giá cá biển thì đều phải được liệt kê vào ma trận SWOT vì những yếu tố này có thể khiến nhà hàng bị thua lỗ. Hãy tìm hiểu thêm các thách thức khác trong kinh doanh nhà hàng. 

1/ Chi phí hoạt động liên tục biến động 

Để duy trì hoạt động cho một nhà hàng thì có hàng trăm ngàn chi phí cần phải chi trả như lương nhân viên, tiền thuê toà nhà, chi phí nhà cung cấp, chi phí bảo trì nhà hàng… Thành lập một nhà hàng chất lượng thì đơn giản nhưng duy trì chất lượng nhà hàng qua một thời gian thì khó hơn nhiều. Đặc biệt các chi phí theo tháng không hề cố định mà có rất nhiều biến đổi và nếu không cân đối thu chi thì nhà hàng sẽ rất có thể không tạo được lời lãi cho đủ doanh thu. 

2/ Thay đổi từ nhà hàng cạnh tranh 

Nếu bạn không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng của thì các nhà hàng cạnh tranh cũng sẽ làm như vậy. Vậy nên, việc cân nhắc và theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, cập nhật và phân tích thông tin từ các nhà hàng mới mở là rất quan trọng. Hãy luôn tự hỏi, có gì mới trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng bên cạnh [thực đơn, chiến dịch giảm giá… ], liệu đang có nhà hàng nào đang có ý định mở cửa trong bán kính hoạt động gần nhà hàng của mình không? 


Ma trận SWOT trong kinh doanh nhà hàng [Ảnh minh họa]


3/ Điều kiện kinh tế

Chi tiêu cho việc ăn uống ở ngoài hàng từ trước tới nay vẫn được coi là thứ xa xỉ, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh, hoặc suy thoái kinh tế. Từ trước tới nay, kinh tế vĩ mô luôn đóng vai trò quan trọng trong hành vi của người tiêu dùng. Ví dụ, việc có thêm thu nhập tài chính sẽ tăng tần suất đi ăn nhà hàng của thực khách, gọi thêm thực đơn và đồ uống ngoài món chính. Vậy nên, không nên chủ quan với những thay đổi cũng như tác động từ nền kinh tế. 

4/ Ý thức về thói quen tiêu thụ thực phẩm 

Những năm gần đây, khi Internet trở nên phổ cập thì cơ hội người tiêu dùng ngày càng được tiếp cận với lượng thông tin càng lớn.Điều này có nghĩa là, những suy nghĩ, hoặc thói quen về tiêu thụ thực phẩm cũng sẽ thay đổi dựa theo nguồn thông tin được đăng tải. Nếu nhà hàng của bạn nổi tiếng với các món ăn nhanh, món ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị nặng mùi, không tốt cho sức khỏe… thì hãy phải coi chừng. 

Ngoài ra còn rất nhiều thách thức cần phải kể ra khi phân tích SWOT trong kinh doanh nhà hàng:

・Mối quan hệ với nhà cung cấp theo chiều hướng xấu ・Người tiêu dùng trở nên nhạy cảm về giá・Các reviews trên website ẩm thực không tốt・Đối thủ cung cấp nhiều giá trị gia tăng・Đối thủ liên tục có các chính sách khuyến mãi giảm giá

6. Lời kết

Bài viết trên đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thường gặp khi phân tích SWOT trong kinh doanh nhà hàng. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức về phân tích SWOT, cũng như ý tưởng giúp chủ nhà hàng có thể mở rộng quy mô hoặc tìm ra các hướng đi mới.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề