TRƯỜNG HỢP NÀO CHẤM DỨT HỢP ĐÔNG XÂY DỰNG MÀ KHÔNG PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI?

Tìm hiểu các quy định về đấu thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng, ông Nguyễn Thế Ngọc Châu [tỉnh Đồng Tháp] đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:

Khi chấm dứt hợp đồng xây dựng với bên nhận thầu thì khối lượng công việc chưa hoàn thành của công trình sẽ được xác định thành gói thầu mới. Vậy, trong trường hợp các chi phí liên quan đến việc xác định gói thầu mới, các yếu tố phát sinh do trượt giá và sự thay đổi chính sách tại thời điểm chấm dứt hợp đồng làm tăng chi phí đầu tư thì bên giao thầu có được yêu cầu bên nhận thầu cũ chi trả phần chênh lệch không? Bên nhận thầu có trách nhiệm gì?

Thắc mắc của ông Châu được Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Trường hợp chấm dứt hợp đồng không do lỗi của bên nhận thầu thì bên nhận thầu không phải chi trả cho các khoản chi phí liên quan đến việc xác định gói thầu mới.

Nếu chấm dứt hợp đồng do lỗi của bên nhận thầu mà gây thiệt hại cho bên giao thầu thì phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau, quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 42 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng:

- Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra.

- Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất nếu bên kia còn những tổn thất khác, mức bồi thường tổn thất phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Ban Bạn đọc


Bồi thường thiệt hại là một biện pháp kinh tế thông dụng, được áp dụng với nhiều loại quan hệ xã hội nhằm mục đích bù đắp một khoản vật chất, tinh thần và sức khoẻ cho chủ thể bị thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động là trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một bên trong quan hệ lao động có hành vi trực tiếp hay gián tiếp vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cho bên kia nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất về tinh thần, sức khỏe cho người bị thiệt hại. Theo đó, khi một bên đơn chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì phải có trách nhiệm bồi thường các tổn hại về vật chất và tinh thần cho bên còn lại. Từ năm 2021, khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, các khoản phí phải bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì đồng thời mức bồi thường này được quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vấn đề này theo quy định pháp luật mà Luật Nhân Hòa chia sẻ dưới đây.

  1. 1.    Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động 2019 thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các Điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

2. Các trường hợp chấm dứt hợp đông lao động trái pháp luật

Bộ luật lao động 2019 đã quy định cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng [Điều 35, Điều 36] và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động [Điều 37]. Do đó, không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:

- Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;

- Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;

- Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;

- Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…

Ở đây, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được hiểu là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các căn cứ chấm dứt hoặc không tuân thủ thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là vừa phải có căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, vừa phải thực hiện thủ tục báo trước đúng pháp luật. Nếu vi phạm các quy định đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là trái pháp luật và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Mục đích của việc đưa ra quy định này là nhằm đảm bảo cho hoạt động lao động luôn được duy trì, tránh thiệt hại cho các bên.

3. Các khoản phải bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Bộ luật lao động 2019 đã đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:

Đối với người sử dụng lao động:

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:

- Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải:

  • Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
  • Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước [nếu vi phạm thời hạn báo trước];
  • Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Về cơ bản các khoản bồi thường này vẫn được áp dụng như bộ luật lao động năm 2012. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.

- Trường hợp 2:  Người lao động không muốn làm việc, người sử dụng lao động phải trả:

  • Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
  • Trợ cấp thôi việc cho người lao động.

- Trường hợp 3: người sử dụng lao động không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:

  • Các khoản tiền ở trường hợp 2;
  • Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Đối với người lao động:

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:

  • Nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
  • Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước [nếu vi phạm thời hạn báo trước];
  • Chi phí đào tạo [trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động].

Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên, mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.

Như vậy, từ năm 2021, mức bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hầu như không có sự thay đổi so với Bộ luật lao động năm 2012.

Trên đây là bài viết với nội dung các khoản bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Trường hợp Quý bạn đọc có câu hỏi về bài viết hoặc đang cần tư vấn về những vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ tổng đài 0915.27.05.27 để được Luật sư Luật Nhân Hòa giải đáp kịp thời.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, p. Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: 

Trân trọng!

Trong quá trình phát triển của cơ sở hạ tầng thì xây dựng là một trong những nhân tố không thể thiếu, góp phần quan trọng trong sự thay đổi về cảnh quan, phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay xây dựng đang là một trong những vấn đề, lĩnh vực được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Việc xây dựng thường được dựa theo hợp đồng xây dựng, là văn bản thỏa thuận giữa các bên quy định trách nhiệm, nghĩa vụ để đảm bảo xây dựng công trình. Chính vì thế việc soạn thảo, kí kết và thực hiện hợp đồng rất quan trọng, đòi hỏi các bên nắm vững những quy định của pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng xây dựng:

Hợp đồng xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật xây dựng 2014 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP là một loại hợp đồng dân sự xác lập thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện toàn bộ hay một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Trong đó bên giao thầu là chủ đầu tư, tổng thầu, đại diện của chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính của dự án đầu tư xây dựng. Bên nhận thầu được xác định phụ thuộc vào bên giao thầu: nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính và ngược lại nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu sẽ là nhà thầu phụ. Ngoài ra bên nhận thầu có thể là liên danh của các nhà thầu. 

Thứ hai, hình thức, ngôn ngữ và phân loại hợp đồng xây dựng:

Hình thức của hợp đồng xây dựng: Hợp đồng xây dựng phải được lập thành văn bản, không thể áp dụng hình thức giáo kết bằng miệng cho hợp đồng xây dựng.

Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng phải là Tiếng Việt, nếu có bên nước ngoài tham gia thì ngôn ngữ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận.

Dựa theo các tiêu chí khác nhau thì hợp động xây dựng được chia thành các loại khác nhau, cụ thể như sau:

– Căn cứ theo tiêu chí hình thức giá hợp đồng: hợp đồng trọn gói; hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; hợp đồng theo đơn giá cố định; hợp đồng theo thời gian và hợp đồng theo giá kết hợp. 

– Căn cứ theo tiêu chí tính chất, nội dung công việc hợp đồng: hợp đồng thi công; hợp đồng tư vấn; hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ; hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ;hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình; hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; hợp đồng chìa khóa trao tay và hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công.

Xem thêm: Quy định về tạm ứng và thu hồi tạm ứng hợp đồng xây dựng

– Căn cứ mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia hợp đồng: hợp đồng đấu thầu chính; hợp đồng đấu thầu phụ; hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài và hợp đồng giao khoán nội bộ.

Như vậy ta có thể thấy hợp đồng xây dựng bao gồm rất nhiều loại khác nhau, tùy từng trường hợp, tùy từng nhu cầu công việc mà các bên lựa chọn hình thức hợp đồng xây dựng phù hợp.

Thứ ba, các lưu ý khi ký kết hợp đồng xây dựng:

Một là, nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng:

Được quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật xây dựng 2014 và Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, khi ký kết hợp đồng xây dựng, các bên phải đảm bảo bốn nguyên tắc sau đây:

– Hợp đồng được ký kết phải trên tinh thần tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

– Hợp đồng chỉ được ký kết sau bước lựa chọn nhà thầu và đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;

– Các bên phải bảo đảm có đủ vốn để thanh toán nghĩa vụ tài chính theo thỏa thuận của hợp đồng;

Xem thêm: Quy định bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng mới nhất 2022

– Bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh;

– Nếu nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài thì phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước.

Hai là, chữ ký của các bên trong hợp đồng xây dựng:

– Hai bên chủ thể tham gia hợp đồng xây dựng phải ký tên, đóng dấu doanh nghiệp vào hợp đồng xây dựng để đảm bảo tính pháp lý;

– Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu [nếu có] vào hợp đồng xây dựng nếu các bên có thỏa thuận khác;

Ba là, các lưu ý khác về việc ký kết hợp đồng xây dựng:

– Nhà thầu chính, tổng thầu được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ được chủ đầu tư chấp thuận. Nhưng các hợp đồng thầu phụ phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính. Trong đó tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết bao gồm cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

– Về giá ký kết hợp đồng xây dựng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu và đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

Xem thêm: Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng mới nhất

Thứ tư, thực hiên hợp đồng xây dựng:

– Khi thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên phải dựa theo các nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 138 Luât xây dựng 2014, bao gồm:

+ Việc thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

+ Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về: phạm vi công việc, yêu cầu số lượng, chất lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức thực hiện, phương thức thanh toán và các thỏa thuận khác;

+ Trung thực, hợp tác và đúng quy định của pháp luật.

– Hiệu lực của hợp đồng:

Thời điểm hợp đồng xây dựng có hiệu lực là thời điểm các bên ký kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu lực thì hợp đồng xây dựng phải thoả mãn các nguyên tắc sau:

Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019

+ Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và phải đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

+ Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, hành nghề xây dựng;

+ Các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải được bảo đảm.

Hợp đồng xây dựng khi có hiệu lực sẽ là căn cứ pháp lý cao nhất để các bên thực hiện trách nhiệm, nghía vụ quy định trong hợp đồng; làm căn cứ khi các bên tranh chấp; cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước, kiểm soát, cấp phát, kiểm tra, kiểm toán và các vấn đề khác trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trên đây là các lưu ý mà bên giao thầu và bên nhận thầu cần chú ý trong quá trình soạn thảo, ký kết cũng như thực hiện hợp đồng xây dựng để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

1. Nội dung của hợp đồng xây dựng

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2022

Xin chào công ty Luật dương gia, tôi là một đơn vị xây dựng nhỏ lẻ. Hiện giờ, tôi mới trúng thầu và được ký kết hợp đồng xây dựng với bên khách hàng. Như vậy, đơn vị tôi phải ghi những gì trong hợp đồng để bảo đảm quyền lợi của mình?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Luật xây dựng 2014 thì:

Điều 141. Nội dung hợp đồng xây dựng

1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:

a] Căn cứ pháp lý áp dụng;

b] Ngôn ngữ áp dụng;

c] Nội dung và khối lượng công việc;

Xem thêm: Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2022

d] Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;

đ] Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

e] Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;

g] Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;

h] Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;

i] Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;

k] Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;

l] Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;

Xem thêm: Mẫu biên bản thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất

m] Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

n] Rủi ro và bất khả kháng;

o] Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;

p] Các nội dung khác.

2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Như vậy, theo quy định tại Điều 141 của luật này thì nếu bạn đảm bảo các nội dung cùng với những hoạt động, tình hình cụ thể của đơn vị bạn thì bạn hoàn toàn có thể đảm bảo quyền lợi nhất.

2. Các loại hợp đồng xây dựng theo quy định hiện nay

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Luật sư cho tôi hỏi hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, khi các bên giao kết với nhau thì có những loại hơp đồng xây dựng nào, tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Khi đưa ra các loại hợp đồng xây dựng thì xem xét tính chất cũng như mục đích chính và ý chí giao kết của các bên, theo đó sẽ phân chia thành các loại hợp đồng xây dựng như sau:

Thứ nhất: Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:

a] Hợp đồng tư vấn xây dựng [viết tắt là hợp đồng tư vấn] là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng;

b] Hợp đồng thi công xây dựng công trình [viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng] là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư;

c] Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ [viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị] là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

d] Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình [tiếng Anh là Engineering – Construction viết tắt là EC] là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng ủy quyền khi nào? Hợp đồng ủy quyền vô hiệu khi nào?

đ] Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ [tiếng Anh là Engineering – Procurement viết tắt là EP] là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

e] Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình [tiếng Anh là Procurement – Construction viết tắt là PC] là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

g] Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình [tiếng Anh là Engineering – Procurement – Construction viết tắt là EPC] là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

h] Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

i] Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân [gọi chung là nhân lực], máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;

k] Các loại hợp đồng xây dựng khác.

Thứ hai: Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

a] Hợp đồng trọn gói;

Xem thêm: Sa thải là gì? Phân biệt sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng?

b] Hợp đồng theo đơn giá cố định;

c] Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;

d] Hợp đồng theo thời gian;

đ] Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên.

Thứ ba: Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

a] Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

b] Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.

c] Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.

Xem thêm: Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật

d] Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.

3. Các trường hợp tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng

Về tạm ngừng thực hiện hợp đồng xây dựng, theo quy định tại Điều 40 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về các trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng:

“- Các bên tham gia hợp đồng được tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong các trường hợp sau: 

+ Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết. 

+ Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán, cụ thể như: Không thanh toán đủ cho bên nhận thầu giá trị của giai đoạn thanh toán mà các bên đã thống nhất vượt quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; không có bảo đảm thanh toán cho các khối lượng sắp được thực hiện. 

– Trước khi một bên tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng, thì phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản trước 28 ngày, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng thực hiện; bên giao thầu, bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng. Trường hợp, bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.”

Về chấm dứt hợp đồng xây dựng, theo quy định tại Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về các trường hợp chấm dứt hợp đồng xây dựng gồm:

“- Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại các Khoản 7 và 8 Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.:

Xem thêm: Hỏi về vấn đề chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn

+] Trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian năm mươi sáu [56] ngày kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và không có lý do chính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng. 

+] Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. 

– Khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám [28] ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Nếu bên chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Các bên phải hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng trong khoảng thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá năm mươi sáu [56] ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác. Ngoài thời gian này nếu một bên không làm các thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền quyết định việc thanh lý hợp đồng.”

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể các trường hợp mà bên giao thầu, bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng. Theo đó Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau: 

+ Bên nhận thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu. 

+ Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc năm mươi sáu [56] ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu. 

 Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau: 

+ Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu. 

Xem thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng cung ứng dịch vụ

+ Sau năm mươi sáu [56] ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

+ Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau năm mươi sáu [56] ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Có thể thấy, theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP, các trường hợp chấm dứt hợp đồng xây dựng được các bên quy định trong hợp đồng, đồng thời có những trường hợp cụ thể theo quy định của Nghị định này mà không bắt buộc phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng mà vẫn có thể tiến hành chấm dứt hợp đồng xây dựng . Trong thời hạn hai [02] ngày làm việc kể từ khi hợp đồng xây dựng bị chấm dứt, bên nhận thầu phải di chuyển toàn bộ vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị và các tài sản khác thuộc sở hữu của mình ra khỏi công trường, nếu sau khoảng thời gian này bên nhận thầu chưa thực hiện việc di chuyển thì bên giao thầu có quyền xử lý đối với các tài sản này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư. Tôi có câu hỏi kính mong luật sư giải đáp. Tôi có một hợp đồng xây dựng, nay tôi không cho bên B thi công nữa do không đủ năng lực. Nhưng hợp đồng chỉ có một bản tôi giữ đầy đủ chữ ký 2 bên. Nay tôi muốn đưa ra tòa vấn đề này như vậy 1 bản hợp đồng có hiệu lực không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chấm dứt hợp đồng xây dựng như sau:

“- Các tình huống được chấm dứt hợp đồng, quyền được chấm dứt hợp đồng; trình tự thủ tục chấm dứt, mức đền bù thiệt hại do chấm dứt hợp đồng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và phải phù hợp với quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

– Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại các Khoản 7 và 8 Điều này.

– Trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian năm mươi sáu [56] ngày kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và không có lý do chính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng.

– Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

– Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám [28] ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Nếu bên chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

– Hợp đồng xây dựng không còn hiệu lực kể từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng trong khoảng thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá năm mươi sáu [56] ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác. Ngoài thời gian này nếu một bên không làm các thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền quyết định việc thanh lý hợp đồng.

– Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

+ Bên nhận thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.

+ Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc năm mươi sáu [56] ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu”.

Xem thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

Đầu tiên, bạn cần xem xét rõ hợp đồng giữa bạn và nhà thầu đã thỏa thuận từ trước có quy định như thế nào về điều khoản chấm dứt hợp đồng. Nếu trong điều khoản này có đề cập tới “năng lực của bên thi công” thì bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bạn cần thông báo ngay cho bên thi công biết về việc này để tránh phải bồi thường thiệt hại. Bản hợp đồng bạn giữ là căn cứ trước tòa nếu bên B có khiếu nại về hành vi chấm dứt hợp đồng của bạn.

Còn khi bạn chưa đủ căn cứ chứng minh bên thi công vi phạm hợp đồng thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng bạn sẽ phải bồi thường cho bên thi công là bên B.

Video liên quan

Chủ Đề