Học ngành gì để làm trong nhà nước

Bạn từng ngưỡng mộ các chú các bác được phỏng vấn trên ti vi được tiếp xúc cử tri. Họ được gọi với cái tên là người của Nhà nước. Họ được mọi người dành cho tình cảm yêu mến và đầy kính trọng. Bạn mong sau này bản thân thành công và có cơ hội đem năng lực cống hiến cho đất nước. Nếu bạn đã từng và đang có mong muốn thì tham khảo bài viết THPT Sóc Trăng books sẽ cung cấp thông tin về chuyên ngành quản lí nhà nước.

Giới thiệu ngành quản lý nhà nước

Quản lí nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là cụm từ chia thành hai về Quản lí và Nhà nước. Đó là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển đất nước theo hướng tích cực.

Hoạt động quản lí nhà nước được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

Chuyên ngành quản lí nhà nước

Đây là một chuyên ngành được đào tạo tại các trường đại học. Khi theo học ngành này bạn sẽ được đào tạo các kiến thức để phục vụ cho hoạt động quản lí nhà nước sau này.

Khung chương trình đào tạo gồm các mảng chính như sau:

+ Kiến thức nền cơ bản: đó là các kiến thức nền tảng về chính trị như: Tư tưởng Hồ Chí minh; lý luận Mác- Lê nin; chính trị học; Pháp luật đại cương.

Bên cạnh đó tùy vào từng trường có thể kèm theo những môn học có tính chất bổ trợ như Tâm lí; xã hội học; kinh tế học.

+ Kiến thức về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng

+ Kiến thức chuyên ngành quản lí hành chính nhà nước cụ thể như: Kiến thức pháp luật chuyên ngành quản lí hành chính; cách thức tổ chức bộ máy hành chính Nhà Nước; Quản lí và tài chính công; và các đặc trưng quản lí chuyển ngành trong từng lĩnh vực

+ Ngoài ra, sinh viên theo học chuyên ngành này còn được đào tạo về các kĩ năng nghiệp vụ như: tin học văn phòng; tiếng anh; kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng khác.

Tốt nghiệp Quản lí Nhà nước làm gì? Xin việc khó không?

Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ trở thành các cử nhân quản lí nhà nước. Tuy đặc trưng là quản lí nhà nước nhưng bạn có thể áp dụng các kiến thức đã học để làm trong cả khu vực công và tư.

Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không? đây là câu hỏi luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có giá trị riêng biệt của nó và sự cần thiết. Cơ hội việc làm luôn phụ thuộc vào chính chúng ta. Yếu tố may mắn chỉ chiếm một phân trăm rất nhỏ. Quan trọng là bản thân chúng ta nỗ lực và cố gắng ra sao. Với chuyên ngành quản lí Nhà nước cũng thế. Nói dễ cũng không phải dễ nhưng khó lại chẳng hoàn toàn là đúng. Bạn có kiến thức vững vàng, có kĩ năng và nhiệt huyết thì việc thi vào biên chế hay có một chỗ đứng vững chắc trong doanh nghiệp không phải là điều quá khó khăn. Các kiến thức được đào tạo tại trường đại học sẽ là nền tảng để bạn phát triển các công việc, có thể kể đến như:

  • Nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoa học Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sánh của Đảng và Nhà nước.
  • Làm công tác giảng dạy về Khoa học Hành chính, khoa học Quản lý tại các cơ sở giáo dục.
  • Làm bộ phận hành chính của các doanh nghiệp

Các trường đào tạo ngành quản lí nhà nước

Học ngành quản lý nhà nước ở đâu? Ngành này có những đặc thù và đòi hỏi chuyên môn nhất định nên việc đào tạo chuyên ngành này cũng có những yêu cầu và giới hạn nhất định. Theo sự phê duyệt của chính phủ thì hiện tại chỉ có các trường sau có tuyển sinh chuyên ngành quản lí Nhà nước:

+ Học viện báo chí tuyên truyền

Địa chỉ: 36 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội

Website: //ajc.hcma.vn/Pages/default.aspx

Các khối tuyển sinh: Khối A;C;D với mức điểm chuẩn 16 điểm [năm 2018]

+ Đại học Nội Vụ

Địa chỉ: 36 Xuân LA; Tây Hồ; Hà Nội

Website: //truongnoivu.edu.vn/

Các khối tuyển sinh: A;C; D với mức điểm chuẩn từ 20 điểm trở lên [năm 2018]

+ Đại học Văn hóa Hà Nội

Địa chỉ: 418 Đường La Thành – Quận Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam

Website: //huc.edu.vn/

Trường tuyển sinh khối C, D với mức điểm chuẩn là 17 điểm [năm 2018] cho ngành quản lí nhà nước về gia đình.

+ Đại học Khoa học – Đại học Huế

Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam.

Website: www.husc.edu.vn

Lợi ích khi học ngành Quản lí Nhà nước

Bất cứ cái gì đều có giá trị của nó. Bạn bỏ ít nhất 4 năm ra để theo đuổi chuyên ngành quản lí Nhà nước. Vậy sau 4 năm với bao mồ hôi bao nước mắt bạn sẽ đánh đổi lại được gì so với những người khác. Bạn sẽ có được những lợi ích gì khi đến với môi trường này. Đó là:

+Được học tập với các giảng viên có trình độ 100% từ thạc sĩ trở lên

+ Được đào tạo bởi những học thuyết khoa học hàng đầu thế giới

+ Được tiếp cận và ứng dụng với những phương pháp tiên tiến hiện đại trong quá trình học

+ Môi trường học tập năng động, thực tiễn.

Kết thúc khóa đào tạo bạn sẽ có trong tay tấm bằng cử nhân với:

Hệ thống tư tưởng vững vàng

Nắm vững hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam

Các kĩ năng thiết yếu: giao tiếp, lắng nghe, phân tích, khảo sát và tư duy độc lập

Sử dụng thành thạo các thủ tục hành chính trong đời sống

Quản lí Nhà nước là chuyên ngành bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị; ý tế; giáo dục; kinh tế; ngoại giao;…Phục vụ nhân dân, xây dựng một nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa vững mạnh chính là mục tiêu mà các nhà quản lí hướng đến. Ngành học này nghe có vẻ khô khan, lí thuyết nhưng trên thực tế nó lại găn bó mật thiết với thực tiễn hàng ngày, đi sâu đi sát vào cuộc sống. Đây là lĩnh vực không thể thiếu đối với sự tồn tại của một quốc gia. Nếu bạn còn cân nhắc hay băn khoăn về vấn đề gì thuộc nhóm ngành quản lý nhà nước có thể gửi câu hỏi đến blog để chúng mình giải đáp. Hoặc liên hệ trực tiếp với trường đào tạo để nắm bắt thông tin kịp thời chính xác nhất nhé.

Hi vọng ý kiến tư vấn bên trên sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát và hữu ích nhất về quản lí Nhà nước.

Đón đọc

✅ Ngành quản trị văn phòng.

Ngành công nghệ sinh học tư vấn chọn trường và cơ hội việc làm.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

ngành quản lý nhà nước là gì

Quản lý nhà nước là một việc thực thi quyền lực của nhà nước. Hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan ban ngành Nhà nước và thực hiện với mục tiêu chính là xác lập nên một trật tự xã hội ổn định, thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo mục tiêu chung của nhà cầm quyền.

Dựa vào việc giải nghĩa được khái niệm quản lý nhà nước sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về ngành học này.

Ngành Quản lý Nhà nước là ngành đào tạo và nghiên cứu một cách tỉ mỉ về thủ tục hành chính và các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, đào tạo để giúp người học có nhận thức sâu sắc về hệ thống tư tưởng của Nhà nước.

Bạn biết những thông tin gì về ngành học Quản lý Nhà nước?

Trong suốt thời gian học tập, các bạn sinh viên chuyên ngành Quản lý Nhà nước sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến kiến thức chuyên môn sâu về hoạt động quản lý hành chính. Do vậy, sau khi nhận được tấm bằng của ngành này thì cũng đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhận tốt mọi công tác quản lý hành chính, tự mình đưa ra sáng kiến, nêu lên giải pháp để giúp loại các vấn đề bất cập ở trong các thủ tục hành chính.

Bởi vì là một ngành học mới cho nên nhiều học sinh và các bậc phụ huynh vẫn chưa nắm rõ các thông tin liên quan đến ngành Quản lý Nhà nước, đặc biệt là các cơ sở đào tạo ngành học này. 

Hiện tại, trên tinh thần nắm giữ vai trò quan trọng khi đào tạo nhân tài phụng sự cho bộ máy nhà nước, ngành Quản lý Nhà nước được tổ chức đào tạo ở khắp ba miền. 

Danh sách các trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Khu vực miền Bắc

- Trường Đại học Nội vụ

- Trường Đại học Báo chí và Tuyên truyền

- Trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

- Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Trường Học viện Chính sách và Phát triển

- Đại học Thành Đông

Khu vực miền Trung

- Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

- Đại học Quy Nhơn

- Đại học Vinh

- Đại học Kinh tế [Đại học Đà Nẵng]

- Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

- Đại học Khoa học [Đại học Huế]

Khu vực miền Nam

- Trường Đại học Trà Vinh

- Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh

- Đại học Thủ Dầu Một

- Đại học Trà Vinh

Cơ sở đào tạo ngành học Quản lý Nhà nước

Như vậy có thể thấy, dù cho có là một ngành mới nhưng dưới sự quan tâm đầu tư đào tạo của nhà nước thì ngành đã được phổ cập tại rất nhiều cơ sở đào tạo trong phạm vi toàn quốc, Điều đó đã mang đến cho các bạn cơ hội lựa chọn cơ sở đào tạo một cách dễ dàng hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, mấu chốt cuối cùng để đưa ra quyết định chọn một cơ sở đào tạo có lẽ vẫn là nhìn vào chỉ tiêu tuyển sinh và yêu cầu tuyển sinh của ngôi trường đó. Bởi lẽ dù bạn có ở gần ngay một ngôi trường đại học có chuyên ngành mà bạn muốn theo đuổi nhưng khả năng của bạn lại giới hạn thì tất nhiên trong trường hợp này bạn sẽ phải cân nhắc tới mức điểm sàn mà bản thân có thể đáp ứng và một ngôi trường có thể đáp ứng khả năng của bạn.

Chình vì thế, chọn trường cũng cần kèm theo cả việc chọn tiêu chuẩn trong thang điểm mà mỗi trường đặt ra để có thể cân nhắc chọn một nơi học tập phù hợp nhất. Và mức điểm chuẩn này sẽ không cố định, tùy vào từng khối thi, năm tuyển sinh và trường xét tuyển mà có mức điểm chuẩn khác nhau. Ví dụ như mức điểm chuẩn áp dụng gần đây nhất của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội áp dụng với các khối B, C, D là 14 điểm; điểm chuẩn của Đại học Nội vụ cho chuyên ngành Quản lý Nhà nước áp dụng với khối A và khối D là 16 điểm,… từ thông tin này chúng ta lại có thể được một tin tức quan trọng liên quan đến việc tuyển sinh của ngành Quản lý nhà nước, đó là các khối thi tuyển được ngành áp dụng. Thông tin chi tiết của mỗi khối thi sẽ được chia sẻ ngay nội dung phía bên dưới.

Ngành Quản trị văn phòng ra làm gì?

Ngành Quản lý nhà nước thi khối gì?

thi khối gì

Mã Ngành Quản lý Nhà nước là 7310205, được áp dụng thi xét tuyển ở tất cả 4 khối học A – B – C – D. Trong mỗi khối này lại tổ chức thi tuyển với từng tổ hợp bộ môn cụ thể khác nhau. Trong đó:

* Khối A:

- A00: Toán học – Vật lý – Hóa học

- A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh

* Khối B: Toán học – Hóa học – Sinh học

* Khối C:

- C00: Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý

- C01: Ngữ văn – Toán học – Vật lý

- C15: Ngữ văn – Toán học – Khoa học tự nhiên

* Khối D: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Quản lý nhà nước

Tùy từng trường sẽ có mức điểm chuẩn ngành quản lý nhà nước khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm tại cổng thông tin của các trường đại học có tổ chức đào tạo tuyển sinh chuyên ngành này.

Mức điểm chuẩn ngành Quản lý Nhà nước dao động trong khoảng 15 - 26 điểm tùy theo các khối thi và trường thi.

Nhu cầu tuyển dụng cử nhân ngành Quản lý nhà nước

Hiện nay, nhu cầu nhân lực ở mọi cơ quan hành chính thuộc Nhà nước, các tổ chức xã hội ở hầu khắp các cấp đều tăng mạnh. Ví dụ điển hình như ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam vậy, mỗi năm có một số lượng lớn các cán bộ được cử đi học theo các cơ chế đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn về nghiệp vụ quản lý nhà nước. Không riêng gì những khu vực này mà hầu hết, các cơ quan chính quyền địa phương ở mọi cấp đều gia tăng đẩy mạnh kiện toàn đội ngũ nhân sự để phụng sự cho bộ máy nhà nước hiệu quả hơn.

Đã có nhiều cuộc khảo sát được tiến hành tại các doanh nghiệp, cơ quan nói chung không riêng gì các đơn vị hành chính nhà nước cho thấy, thị trường lao động đang khan hiếm một đội ngũ nhân lực với tư cách là cử nhân quản lý nhà nước. Trong số đó, toàn bộ các cơ quan hành chính thuộc nhà nước tham gia khảo sát cho rằng họ đang thiếu cử nhân tốt nghiệp chuyên môn ngành Quản lý nhà nước; hơn 92% sở nội vụ; hơn 80% là các đoàn thể đều khẳng định nhân lực có chuyên môn quản lý nhà nước là cần thiết tại cơ quan làm việc của họ.

Việc làm giáo dục đào tạo

Như vậy, dựa vào kết quả này có thể đánh giá được rằng, nhiều cơ quan, đoàn thể, ban ngành đang phụng sự sự nghiệp hành chính quốc gia đều cần thiết tuyển dụng nhân lực có chuyên môn sâu về quản lý Nhà nước, đem đến cho những người có trong tay tấm bằng cử nhân ngành Quản lý nhà nước những cơ hội việc làm rộng mở và hấp dẫn. Vậy những cơ hội đó khi được cụ thể hóa thì nó sẽ đưa bạn đến những vị trí nào tại những cơ quan như thế nào?

cơ hội việc làm

Tùy thuộc vào đơn vị bạn làm việc mức lương bạn nhận được khi làm việc trong ngành quản lý nhà nước sẽ khác nhau. Mức lương phụ thuộc theo quy định hiện hành của nhà nước, đồng thời tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm của bạn.

Học ngành quản lý nhà nước ra làm gì?

Sau khi được nhận trên tay tấm bằng cử nhân của ngành Quản lý nhà nước có nghĩa là bạn có đầy đủ trình độ chuyên môn, khả năng và đạo đức, phẩm chất để đảm đương các vị trí việc làm hấp dẫn nhất mà ngành học mang đến.

Danh sách các việc làm ngành quản lý nhà nước:

Cán bộ hành chính văn phòng

Nnhững vị trí cán bộ của phòng hành chính tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước bất kỳ luôn là điểm đến quen thuộc của các bạn trẻ mới ra trường. Công việc này rất đa dạng vị trí, cho phép bạn ứng tuyển theo sở thích, theo khả năng và theo nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị để có thể đảm đương một trong những công việc như chuyên viên văn phòng hành chính, thư ký tổng hợp của bộ phận hành chính, cán bộ văn thư. Ngoài đơn vị nhà nước thì bạn có thể mang tấm bằng cử nhân quản lý nhà nước đến xin việc tại các vị trí vừa nêu ở bất cứ doanh nghiệp, đơn vị lao động nào khác, bao gồm cả đơn vị tư nhân.

Việc làm hành chính văn phòng

Bộ phận tham mưu, trợ lý lãnh đạo các cấp

Nếu bạn muốn trở thành một nhà “cố vấn” hành chính, vậy thì tấm bằng này cũng có thể mang lại cho bạn nhiều vị trí liên quan đến nghiệp vụ cố vấn trong các cơ quan hành chính. Điển hình như công việc trong Bộ tham mưu; làm trợ lý lãnh đạo, nhân viên quản lý tại các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan hành chính.

Nhân viên quản lý hành chính

Bạn còn có thể làm nhân viên quản lý hành chính trong những cơ quan thuộc cả hai khu vực công và tư. Đây là vị trí bạn có thể thực hiện việc quản lý phòng đồng thời đưa ra những quyết sách đúng đắn.

Công chức, viên chức

Tiếp đến, nhiều người tham gia vào công tác quản lý hành chính đều phấn đấu để có thể trở thành công chức, viên chức làm việc chuyên môn tại các cơ quan chính quyền nhà nước ở các cấp. Tấm bằng cử nhân ngành Quản lý nhà nước chắc chắn sẽ thỏa mãn được nhu cầu sự nghiệp đó cho bạn.

Ngoài ra, còn rất nhiều vị trí khác mà khi đã tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước, cử nhân có thể xin việc làm như làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành học này; làm việc trong bộ máy chính trị Đảng, đoàn thể, trong các lực lượng vũ trang nhân dân,…

Cách tìm việc ngành quản lý nhà nước hiệu quả?

Có rất nhiều bí quyết để bạn tìm thấy một công việc nhưng với riêng ngành Quản lý Nhà nước, có lẽ tính đặc thù của nghề nghiệp này liên quan đến nhà nước cho nên các phương pháp tìm việc làm hiệu quả cũng bị giới hạn đi phần nào. Lý do là bởi vì môi trường làm việc chính của các cử nhân chuyên ngành này là trong các cơ quan hành chính thuộc Nhà nước và các đơn vị này có hình thức tuyển dụng riêng. Tuy nhiên, nếu như bạn không chọn được một vị trí thích hợp ở các cơ quan đó, và việc chọn các cơ sở tư nhân để ứng tuyển thì có một bí quyết rất hay dành cho bạn. Work247.vn là trang bí quyết của bạn.

Bí quyết tìm việc làm quản lý nhà nước

Vì sao vậy, ở mỗi doanh nghiệp dù là tư nhân thì cũng đều có tổ chức phòng hành chính. Nghiệp vụ Quản lý nhà nước hoàn toàn cho phép người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị tư nhân bên cạnh các cơ quan công quyền nhà nước. work247.vn là nơi cung cấp cho người tìm việc rất nhiều thông tin tuyển dụng vị trí việc làm này trên toàn cả nước cho nên bạn sẽ nhanh chóng tìm kiếm được một vị trí phù hợp và hơn hết, với những vị trí nằm trong tầm ngắm của bạn đều được trang web hỗ trợ ứng tuyển một cách hiệu quả nhất bằng các tiện ích được thiết lập trên site. Cụ thể về các tiện ích đó và cách sử dụng như thế nào, bạn hãy trực tiếp trải nghiệm chúng để nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất nhé.

Trên đây là nội dung chia sẻ về ngành Quản lý nhà nước. Nếu nhìn thấy tiềm năng nghề nghiệp này lớn, ngay từ hôm nay hãy nuôi dưỡng giấc mơ bước vào nghề bằng con đường học vấn và chọn work247.vn để biến giấc mơ sự nghiệp đó thành hiện thực. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề