Chuyên ngành quản lý nhà nước về kinh tế

Quản lý nhà nước là một trong những ngành học đào tạo cán bộ cho các cơ quan của nhà nước. Ngành học này ở Việt Nam mới được đào tạo trong những năm gần đây nên tính phổ biến còn chưa cao.

Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành này trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là toàn bộ các hoạt động thực thi quyền lực do cơ quan nhà nước thực hiện nhằm ổn định trật tự và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã đặt ra trước đó.

Tại Việt Nam, quản lý hành chính là nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân, do cơ quan thuộc hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự và thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân.

Học ngành Quản lý nhà nước được những gì?

Chương trình đào tạo ngành Quản lý nhà nước sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về:

  • Thủ tục hành chính nhà nước và những vấn đề liên quan, tư tưởng của nhà nước trong hoạt động chính trị.
  • Kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước để có đủ khả năng thực hiện các công việc hành chính khu vực công hoặc tư

Mục tiêu đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước cần đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu:

  • Trung thành với Đảng và Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
  • Ý thức chấp hành nội quy và kỷ luật của cơ quan, tổ chức
  • Thành thạo các kỹ năng chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ để giải quyết các công việc cần thiết
  • Có sự kiến thức và sự hiểu biết về xã hội
  • Có tinh thần luôn luôn sẵn sàng phục vụ xã hội và tổ quốc khi cần

Các trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Nên học ngành Quản lý nhà nước ở trường nào?

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Quản lý nhà nước năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Quản lý nhà nước năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 24.0 [thang điểm 30].

Các khối xét tuyển ngành Quản lý nhà nước

Có 2 khối chính sử dụng để xét tuyển ngành Quản lý nhà nước, bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Hóa học, Vật lí]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]

Ngoài ra, các bạn có một số lựa chọn khác thay thế như sau:

  • Khối A16 [Toán, KHTN, Văn]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối C03 [Văn, Toán, Sử]
  • Khối C04 [Văn, Toán, Địa]
  • Khối C14 [Văn, Toán, GDCD]
  • Khối C15 [Văn, Toán, KHXH]
  • Khối C19 [Văn, Sử, GDCD]
  • Khối C20 [Văn, Địa, GDCD]
  • Khối D01 [Toán, Văn, Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
  • Khối D09 [Toán, Sử, Anh]
  • Khối D10 [Toán, Địa, Anh]
  • Khối D11 [Văn, Lý, Anh]
  • Khối D14 [Văn, Sử, Anh]
  • Khối D66 [Văn, GDCD, Anh]
  • Khối D78 [Văn, KHXH, Anh]
  • Khối D84 [Toán, GDCD, Anh]
  • Khối D96 [Toán, KHXH, Anh]

Tham khảo thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển

Chương trình đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Như đã chia sẻ ở trên, ngành Quản lý nhà nước sẽ học về các thủ tục hành chính nhà nước, các kiến thức cần thiết trong công tác quản lý nhà nước.

Chi tiết các môn học bạn có thể tham khảo trong khung chương trình đào tạo ngành Quản lý nhà nước của trường Đại học Khoa học Huế ngay dưới đây.

Sinh viên ngành Quản lý nhà nước của trường Đại học Khoa học Huế sẽ được học những môn sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác-Lênin
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Toán ứng dụng trong kinh tế
Thống kê kinh tế
Giáo dục môi trường đại cương
Pháp luật Việt Nam đại cương
Xã hội học đại cương
Kỹ năng mềm
Lịch sử văn minh thế giới
Văn hóa học
Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung/Nhật/… bậc 3/6 [B1]
Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung/Nhật/… bậc 2/6 [A2] dành cho sinh viên thuộc đối tượng dân tộc ít người
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng an ninh
Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở của khối ngành
Học phần bắt buộc
Văn hóa Việt Nam đại cương
Lý luận nhà nước và pháp luật
Logic hình thức
Đại cương về chính sách công
Chính trị học đại cương
Tâm lý học trong quản lý nhà nước
Anh văn chuyên ngành
Học phần tự chọn
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Hiến pháp và luật tổ chức bộ máy nhà nước
Luật hành chính
Quản trị nguồn nhân lực
2/ Khối kiến thức cơ sở của ngành
Học phần bắt buộc
Quản lý học đại cương
Quản lý nhà nước về chính sách xã hội
Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam
Kỹ thuật xây dựng văn bản
Hành chính công
Thể chế chính trị Việt Nam
Thể chế chính trị Việt Nam
Quản lý công
Quản lý thuế
Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và an toàn xã hội
Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo
Quản lý nhà nước về đô thị
Học phần tự chọn
Quản lý nhà nước về văn hóa
Nghiệp vụ văn thư lưu trữ
Quản lý tài chính công
Lịch sử các học thuyết chính trị
Khoa học quản lý
3/ Khối kiến thức chuyên ngành
Học phần bắt buộc
Quan hệ công chúng và giao tiếp công vụ
Đạo đức công vụ
Phân tích chính sách công
Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường
Quản lý nhà nước về vùng, lãnh thổ
Chính phủ điện tử
Hành chính so sánh
Tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính
Học phần tự chọn
Quản lý nhà nước về an ninh xã hội
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước về nông thôn
Quản lý nhà nước về giáo dục
III. THỰC TẬP, KIẾN TẬP
Thực tập kiến tập
Thực tập tốt nghiệp
IV. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẶC TÍCH LŨY TÍN CHỈ
Khóa luận tốt nghiệp [KLTN]
Các học phần thay thế KLTN [với sinh viên không làm khóa luận]

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Quản lý nhà nước

Sinh viên hoàn thành chương trình cử nhân Quản lý nhà nước sẽ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên hành chính nhân sự cho các cơ quan nhà nước
  • Nhân viên hành chính nhà nước thực hiện các công việc như thủ tục hành chính, công chứng giấy tờ cho nhân dân…
  • Chuyên viên hành chính văn phòng [tham mưu, tổng hợp, trợ lý, thư ký lãnh đạo, văn thư, lưu trữ, quản trị, lễ tân…] của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị ở Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp nhà nước
  • Nhà quản lý, quản trị cấp cao trong tương lai
  • Giảng viên chuyên ngành Quản lý nhà nước thực hiện công việc nghiên cứu, giảng dạy  tại các trường đại học, học viện, cao đẳng

Hi vọng với với thông tin trên các bạn có thể tự định hướng ngành nghề và lựa chọn trường phù hợp với bản thân.

Nhiều năm gần đây, trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, nhu cầu nhân lực đối với chuyên ngành Quản lý kinh tế ngày càng tăng cao [cả những bộ phận quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô], trở thành xu thế của tương lai trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương về nguồn lực quản lý kinh tế chất lượng cao, nhiều trường đại học trong và ngoài nước đã giảng dạy chuyên ngành này. Trong đó, Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Thương mại có uy tín cao trong đào tạo cử nhân Quản lý kinh tế với kiến thức chuyên môn vững vàng, chính quy, bài bản.

Bạn đang xem: Chuyên ngành quản lý kinh tế là gì

Đội Thanh niên tình nguyện thuộc Câu lạc bộ sinh viên Khoa Kinh tế – Luật trong chuyến đi tình nguyện tại Trung tâm phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật Thụy An, Ba Vì

Đội Thanh niên tình nguyện thuộc Câu lạc bộ sinh viên Khoa Kinh tế – Luật trong chuyến đi tình nguyện tại Trung tâm phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật Thụy An, Ba Vì
Khoa Kinh tế – Luật Trường Đại học Thương mại tiền thân là Khoa Kinh tế thương nghiệp được thành lập từ năm 1960. Trong lịch sử phát triển gần 60 năm, Khoa Kinh tế – Luật đã trải qua nhiều bước ngoặt quan trọng để khẳng định và đáp ứng với quá trình đổi mới và phát triển của Nhà trường, với nhu cầu đào tạo của xã hội. Khoa Kinh tế – Luật được Nhà trường phân công quản lý và tổ chức thực hiện 2 chương trình đào tạo ở trình độ đại học là: Chuyên ngành Quản lý kinh tế và Chuyên ngành Luật kinh tế. Với bề dày lịch sử gần 60 năm hình thành và phát triển, môi trường học tập tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên chất lượng cao… Khoa Kinh tế – Luật Trường Đại học Thương mại ngày càng khẳng định và tiếp tục giữ vững vị trí tốp đầu trong đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế.Trường Đại học Thương mại đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản lý kinh tế có kiến thức căn bản và hiện đại về kinh tế và quản lý kinh tế, bao gồm: Kiến thức về lịch sử và tầm ảnh hưởng của các học thuyết kinh tế; những nguyên lý cơ bản về kinh tế học và ứng dụng nó trong quản lý kinh tế; mô hình và cơ chế pháp lý, hệ thống thông tin quản lý, chính phủ điện tử trong vận hành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Cử nhân có kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về quản lý Nhà nước về kinh tế ở tầm vĩ mô, theo ngành và địa phương, vùng lãnh thổ và quản lý kinh tế của doanh nghiệp; kiến thức phục vụ quản lý kinh tế liên quan đến phân tích và dự báo kinh tế, quản lý tài sản và ngân sách nhà nước, thuế… Hiểu biết về các kỹ thuật và phương pháp phân tích định lượng trong quản lý kinh tế; có khả năng phân tích, đánh giá và áp dụng các chính sách, qui định pháp luật trong quản lý kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô phù hợp với thực trạng kinh tế – xã hội của đất nước. Ngoài ra, Nhà trường cũng đào tạo sinh viên có khả năng bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác thuộc khối ngành luật kinh tế, kinh tế và quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thương mại.

Xem thêm: Cây Kim Tiền Hợp Tuổi Gì ? Người Nào Nên Trồng Cây Kim Cây Kim Tiền Hợp Mệnh Gì

Chương trình Chắp cánh tài năng sinh viên Khoa Kinh tế – LuậtSinh viên được đào tạo ở chuyên ngành Quản lý kinh tế có khả năng phân tích, đánh giá, triển khai áp dụng các chính sách, qui định pháp luật của Nhà nước; có năng lực thực hiện các nhiệm vụ về quản lý kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô, đáp ứng phù hợp yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập và phát triển của đất nước.Sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế nói riêng và Khoa Kinh tế – Luật nói chung tốt nghiệp có tính độc lập, tự chủ, kỹ năng làm việc theo nhóm, có phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong hoạt động nghề nghiệp; đạt trình độ về tin học và ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra của trường Đại học Thương mại. Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế có khả năng: học liên thông sang các ngành đào tạo khác ở trình độ đại học; tiếp tục học tập ở bậc cao hơn [Thạc sĩ, Tiến sĩ] trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 12 tháng là trên 90%; thu nhập và vị trí việc làm khá ổn định. Với chương trình đào tạo chuyên sâu và có tính ứng dụng cao, sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Thương mại có cơ hội công tác và có thể làm việc tại các bộ phận, cơ quan sau:- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế các cấp, tại: Bộ phận hoạch định, tổ chức và kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế vĩ mô; Bộ phận hoạch định, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát và phân tích, đánh giá thực thi chính sách về kinh tế, quản lý tài sản, ngân sách, thuế; Bộ phận tổ chức triển khai, theo dõi và thực thi hội nhập kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế; Bộ phận nghiên cứu, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư vĩ mô và dự án đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội; Bộ phận đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, theo dõi và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp theo địa bàn và ngành hàng.- Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, tại: Bộ phận hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp; Bộ phận triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; Bộ phận phân tích các hoạt động kinh tế, quản lý sử dụng các nguồn lực và thông tin, tư vấn quản lý doanh nghiệp.- Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp; Các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo về kinh tế và quản lý kinh tế; Các trung tâm nghiên cứu và tư vấn về kinh tế và quản lý kinh tế; Tự thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế theo qui định của pháp luật.Năm 2019, chuyên ngành Quản lý kinh tế – Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Thương mại xét tuyển trên 3 tổ hợp môn thi tốt nghiệp: Toán-Lý-Hóa [A00], Toán-Lý-Anh[A01], Toán-Văn-Anh [D01]. Các em học sinh thi tốt nghiệp có 3 môn đó đều có thể đăng ký ngay 01 nguyện vọng vào chuyên ngành này.Website Khoa Kinh tế – Luật Trường Đại học Thương mại: //kinhteluat.hufa.edu.vn/Fanpage Khoa Kinh tế – Luật Trường Đại học Thương mại: //www.facebook.com/ktlhufa.edu.vn/

ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢĐại học Chính quyĐại học Liên thông – Bằng 2 – Vừa học vừa làmĐào tạo Quốc tếĐào tạo Sau đại họcVăn bằng chứng chỉĐại học Liên thông – Bằng 2 – Vừa học vừa làmĐào tạo Sau đại học

Video liên quan

Chủ Đề