Kế hoạch xây dựng mô hình trồng rau an toàn


1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hòa An, thành phố Cao Bằng.

2. Tên tổ chức chủ trì: Công ty cổ phần chuyên doanh thuốc lá Cao Bằng


Họ và tên thủ trưởng: Phạm Thị Hợp
Địa chỉ: Số 04 tổ 3, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Điện thoại: 02063758359              
Website:

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ


Họ và tên: Nguyễn Ngọc Lương
Trình độ học vấn: Thạc Sỹ
Chức vụ:  Cán bộ kỹ thuật
Điện thoại: 0915914714
E-mail:

4. Mục tiêu nghiên cứu:


       4.1. Mục tiêu chung:

       Áp dụng thành công kỹ thuật trồng rau an toàn tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết sản xuất-tiêu thụ giữa người dân-doanh nghiệp để xây dựng thành công và từng bước nhân rộng mô hình điểm sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. 
       4.2. Mục tiêu cụ thể:             - Xây dựng thành công mô hình tổ chức quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo quy trình VietGAP quy mô 2 ha tại huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng; liên kết nông dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rau tại huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng.        - Cán bộ khuyến nông và nông dân tại vùng dự án được tăng cường năng lực về quy trình trồng và chăm sóc, thu hoạch rau an toàn theo VietGAP thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn và tập huấn kỹ thuật

       - Duy trì và củng cố mô hình thành điểm sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, từng bước nhân rộng mô hình ra các địa phương khác có điều kiện tương tự, tiến tới mục tiêu các vùng sản xuất rau trọng điểm trên địa bàn tỉnh đều sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.


5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
        Nội dung 1: Lựa chọn địa điểm triển khai mô hình.
       Nội dung 2: Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch và sơ chế rau phù hợp với điều kiện tỉnh Cao Bằng
        Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
       Nội dung 4: Xây dựng kênh tiêu thụ cho sản phẩm rau an toàn có truy xuất được nguồn gốc.

6. Lĩnh vực nghiên cứu: 04 [Khoa học nông nghiệp].

7. Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 12 [Phát triển sản xuất và công nghệ nông nghiệp].

8. Phương pháp nghiên cứu:


         Lựa chọn địa điểm triển khai mô hình

        Tiến hành khảo sát thực địa, lựa chọn điểm triển khai mô hình phù hợp, với tiêu chí cụ thể
        Tổ chức tập huấn kỹ thuật: Tổ chức 02 lớp tập huấn
        Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
        Xây dựng kênh tiêu thụ cho sản phẩm rau an toàn có truy xuất được nguồn gốc
       Giải pháp về mặt bằng: Cơ quan chủ trì sẽ tiến hành khảo sát mặt bằng và xác định vị trí triển khai dự án như: xác định khu vực diện tích đất làm nhà lưới làm vườn ươm cây con giống, nhà lưới sản xuất rau an toàn, khu sơ chế bao gói sản phẩm, nhà giới thiệu sản phẩm, đường đi, bố trí hệ thống kênh mương tưới tiêu.
        Giải pháp về tổ chức: Công ty sẽ ký hợp đồng phối hợp thực hiện với Viện Nghiên cứu Rau quả và hộ dân để thực hiện dự án này, trong đó có sự tham gia phối hợp của chính quyền xã, huyện. Trong quá trình thực hiện, công ty phân công cán bộ phối hợp trong việc xây dựng đề cương chi tiết các thí nghiệm, theo dõi, đánh giá, xác định các thông số kỹ thuật phục vụ cho việc hoàn thiện quy trình.          Thành lập ban quản lý dự án với sự tham gia của cơ quan chủ trì và thành viên của các đơn vị phối hợp thực hiện. Trong ban quản lý dự án có sự phân công trách nhiệm cụ thể  để xây dựng nội dung, kế hoạch, phân công nhiệm vụ và quản lý, giám sát công tác triển khai dự án. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo để dự án thực hiện được có hiệu qủa.

         Giải pháp về khoa học công nghệỨng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau chất lượng cao

         * Lựa chọn các chủng loại và giống rau phù hợp.          * Công nghệ ghép Cà chua trên gốc Cà tím.          * Quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP [Good Agriculture Practice].          * Quy trình công nghệ tiên tiến sản xuất cây giống.

         Bón phân cân đối, hợp lý và tăng cường sử dụng phân bón lá trong sản xuất rau chất lượng cao


        Sử dụng vòm che thấp để sản xuất rau trái vụ
        Sử dụng màng phủ nông nghiệp
        Ứng dụng vải không dệt Pass lite
       Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Với quy mô sản xuất trên diện tích đất canh tác 02 ha trong dự án, với diện tích gieo trồng trên 6ha/năm, sản lượng rau hàng năm sẽ đạt khoảng trên 100tấn rau các loại. Trong đó, khoảng 50% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường trong huyện [trung tâm thị trấn huyện: nơi tập trung nhiều cơ quan, trường mầm non, bếp ăn tập thể, nhà hàng…], sản lượng còn lại sẽ cung cấp cho thành phố lân cận.

9. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

        - Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rau an toàn theo quy trình VietGAP        - Mô hình liên kết doanh nghiệp - nhóm hộ nông dân sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP        - Xưởng/nhà sơ chế, bao gói sản phẩm rau sau thu hoạch        - Quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng canh tác        - Kỹ thuật viên được đào tạo ngắn hạn.        - Cán bộ, nông dân được tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

10. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

        - Quy mô 01ha/tổ hợp tác, 20-25 hội viên/tổ hợp tác.        - Địa điểm: 01 tổ hợp tác tại xã Bình Long, Huyện Hòa An và 01 tổ hợp tác tại xã Đề Thám, thành phố Cao Bằng.

11. Thời gian thực hiện: 24 tháng [từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2021].

12. Kinh phí được phê duyệt: 3.854.200.000 đồng


                 trong đó:                          - Từ Ngân sách nhà nước: 2.100.000.000 đồng                         - Từ nguồn tự có của tổ chức:                         - Từ nguồn khác:1.754.200.000 đồng

Nguồn tin: Sở Khoa học và Công nghệ

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong rau xanh đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình. Nhưng trong thời gian qua, ngày càng xuât hiện tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

Vì vậy năm 2014, Hội LHPN xã Diên Điền đã thành lập mô hình “Trồng rau an toàn” do chị Huỳnh Thị Ngọc Huệ làm chủ nhiệm. Ban đầu có 12 hộ gia đình hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện. Đến nay, mô hình đã kết nạp thêm 10 thành viên nâng tổng số thành viên 32 chị, với tổng diện tích là 4 ha trồng các loại rau như : Mùng tơi, rau cải, rau ngót, ngò gai….

Mô hình rau an toàn của các hộ dân xã Diên Điền

Tham gia thực hiện mô hình này, chị em còn được Hội LHPN xã giới thiệu tham gia các lớp tập huấn, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, cách trồng, chăm sóc rau, củ quả an toàn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả do Trung tâm Khuyến nông huyện tổ chức. Cùng với đó, Hội Phụ nữ xã còn tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Diên Khánh tạo điều kiện cho chị em vay từ 20 đến 30 triệu đồng nguồn vốn giải quyết việc làm để mở rộng sản xuất và thường xuyên vận động các thành viên trong tổ chịu khó chăm sóc, dùng lượng phân thuốc đúng quy định có thể  hạn chế được sâu bệnh và đem lại năng suất cao.

Bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo, các chị trong tổ còn lắp đặt hệ thống nước tưới tự động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm sức lao động, chi phí đầu tư, tăng giá trị thu nhập cho hội viên phụ nữ. Mô hình này cũng đã giải quyết việc làm cho 70 lao động địa phương, nhất là hội viên phụ nữ. Đồng thời tạo ra sản phẩm an toàn sản lượng hàng tháng cung cấp 950 ký rau màu trên địa bàn toàn tỉnh. Sau khi trừ chi phí đầu tư, bình quân mỗi hộ gia đình thu về từ 17 - 20 triệu đồng/sào/năm, giải quyết được việc làm cho nhiều chị em phụ nữ và có thêm thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng/tháng. Đồng thời, cung cấp ra thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng; góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội của địa phương.

Ngoài ra các chị thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”; 100% các thành viên, lao động trong tổ tích cực vận động người thân và gia đình trồng rau an toàn, đảm bảo sức khỏe và giữ gìn môi trường xung quanh, không vì lợi nhuận mà bán sản phẩm kém chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng làm cho môi trường xanh, sạch đẹp. Giúp cho cán bộ, hội viên nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm từ đó áp dụng vào hoạt động của các tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tốt hơn.

Từ chỗ chị em ít quan tâm trồng rau trong vườn để cải thiện bữa ăn, đến nay, việc trồng rau đã trở thành thói quen của chị em. Những hộ có nhiều đất thì trồng rau bán quanh năm, hộ đất ít cũng trồng rau đủ ăn trong gia đình, vừa tiết kiệm chi tiêu, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ khi tham gia mô hình tổ liên kết sản xuất rau an toàn do Hội Phụ nữ xã thành lập, đời sống của hội viên được cải thiện, thu nhập tăng hơn so với phương thức sản xuất rau truyền thống, sản phẩm rau sạch sản xuất đến đâu được tiêu thụ ngay đến đó.

Thời gian tới, để sản phẩm rau an toàn được tiêu thụ rộng rãi, Hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất rau an toàn; lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh nâng cao năng lực quản lý và điều hành tổ, quy trình sản xuất rau an toàn, sản xuất theo chuỗi giá trị, kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại rau màu, một số loại rau mới. Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm xây dựng thương hiệu rau an toàn, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về thực phẩm sạch.

Có thể thấy, mô hình "Trồng rau an toàn" của Hội phụ nữ Diên Điền đạt hiệu quả thiết thực, qua việc nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều người dân ở địa phương. Và quan trọng hơn hết là qua mô hình đã tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế gắn với vấn đề sức khỏe, từng bước xây dựng thương hiệu cho rau an toàn để nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích và bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân, gia đình và cho cộng đồng.

Thanh Bình

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề