Tập tính Nuôi con của trai sông

Đặc đim sinh học về tập tính sống và ăn của cua biển

1.  Tập tính sống

Vòng đời cua biển trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau.

–    Ấu trùng Zoea và Mysis: sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con.

–    Cua con: bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên.

Tập tính Nuôi con của trai sông
cuabien

–    Cua đạt giai đoạn thành thục: có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản.

–    Ấu trùng Zoea thích hợp với độ muối từ 25- 30%, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2-38%. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ mặn từ 22-32%. Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30°C. Cua chịu đựng pH từ 7.5-9.2 và thích hợp nhất là 8.2-8.8. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0.06 – 1.6m/s.

2. Tính ăn

–    Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng, cua thích ăn thực vậtvà động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong tơ, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con cỡ 2-7cm ăn chủ yếu là giáp xác cua cỡ 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá…

–    Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày.

–    Cảm giác, vận động và tự vệ.

–    Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lấn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe.

3.  Lột xác và tái sinh

–    Quá trình phát triển cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thích tố: kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hít nước lột xác.

–    Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng…Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỷ thuật nuôi cua lột.

4.  Sinh trưởng của cua

Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm qua mỗi lần lột xác. Trọng lượng cua tăng trung bình 20- 50%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19- 28cm với trọng lượng từ l-3kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ khoảng 7.5-10.5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng carapace thì cua đực nặng hơn cua cái.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN HIỆU QUẢ  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

Tập tính Nuôi con của trai sông

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây

Câu trả lời (2)

Tập tính Nuôi con của trai sông
Dương Hoàng Khánh Linh
14/11/2018 19:38:16

-Trai sông sò, ốc các loại mực, bạch tuột,có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và sinh sản.
-Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.

Chymtee :
14/11/2018 20:18:13

Một số tập tính của mực:- Săn mồi bằng cách rình bắt trong rêu, bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn đưa mồi vào miệng.- Phun "hỏa mù" che mắt kẻ thù để trốn chạy

- Mực đẻ trứng thành chùm bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển.

Trai sông hay trai nước ngọt là các động vật thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), họ Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Sống trên mặt bùn ở đáy hồ ao, sông ngòi.

Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.[1] Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân). Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí oxy, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, khí cacbonic).[1] Cơ thể phân tính.

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.[1]

Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30 cm một giờ, vì cơ chân của trai kém phát triển, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn rất bằng phẳng.

Tốc độ di chuyển: từ 20–30 cm/giờ.

Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra. Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào.

Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm.

Trai sông thụ tinh ngoài. Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian, sau đó bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.[2][3]

Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành. Nếu chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành, sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai. Trai sông tạo ra ngọc nhưng hạt ngọc nhỏ và không đẹp như trai ngọc ở biển và trai cánh ở nước ngọt.

  1. ^ a b c Howells, Robert G.; Neck, Raymond W.; Murray, Harold D.; Inland Fisheries Division, Texas (5 tháng 6 năm 1996). Freshwater Mussels of Texas By Robert G. Howells, Raymond W. Neck, and Harold D. Murray (bằng tiếng Anh). ISBN 978-1-885696-10-6.
  2. ^ Beasley, C.R (2000). REPRODUCTIVE CYCLE, MANAGEMENT AND CONSERVATION OF PAXYODON SYRMATOPHORUS (BIVALVIA: HYRIIDAE) FROM THE TOCANTINS RIVER, BRAZIL. Universidade Federal do Pará, Campus de Bragança.
  3. ^ “Developmental Behaviors”. Reed College. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trai_sông&oldid=67909184”