Tâm lý bất ổn phải làm sao

Mọi người thường có những thay đổi về cảm xúc bởi phải trải qua những thăng trầm của cuộc sống. Thế nhưng cảm xúc không ổn định sẽ có sự khác biệt rõ rệt với những thay đổi về cảm xúc này. Cùng xem những dấu hiệu của cảm xúc không ổn định qua bài viết dưới đây nhé!

>>Tham khảo: Cảm xúc bất ổn

Cảm xúc không ổn định là gì?

Tâm lý bất ổn phải làm sao

Theo tiến sĩ tâm lý học Ashley B. Hampton, Tiến sĩ nói với Bustle: Cảm xúc không ổn định thường có nghĩa là một số sự khó lường trong cảm xúc và phản ứng với các sự kiện. Sự bất ổn về cảm xúc có thể là kết quả của rối loạn nhân cách (như rối loạn nhân cách ranh giới) nhưng nó cũng có thể xảy ra với các bệnh tâm thần như trầm cảm, lo lắng hoặc các vấn đề như đau buồn hoặc chấn thương.

Những đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên, giới tính nữ, những người phải đối mặt với cảm giác đau đớn bị xáo trộn cũng như căng thẳng gia đình với các rối loạn tâm thần là một trong những yếu tố nguy cơ chính của cảm xúc không ổn định. Bệnh xảy ra chủ yếu trong khoảng từ 18-30 tuổi. Theo các nghiên cứu, cảm xúc không ổn định xảy ra ở những người bị rối loạn tâm lý phổ biến nhất là trầm cảm kéo dài chiếm 70%, trầm cảm 50%, lạm dụng chất kích thích, bia rượu là 30% và rối loạn căng thẳng sau chấn thương 30%.

Khi bạn biết ai đó có thể đang gặp khó khăn trong việc xử lý cảm xúc của mình thì bạn sẽ dễ hiểu khi họ có những phản ứng cảm xúc như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn bè hoặc người thân của bạn gặp phải dấu hiệu bất ổn về cảm xúc, thì bạn nên giúp họ kiểm soát cảm xúc.

Theo các chuyên gia, có một số dấu hiệu sớm của cảm xúc không ổn định mà ai đó có thể thể hiện. Không phải tất cả mọi người trải qua những thăng trầm của cuộc sống đều có cảm xúc không ổn định, nhưng có một số đặc điểm chính cho thấy ai không kiểm soát được cảm xúc của mình rất dễ bị cảm xúc không ổn định.

Dưới đây là 6 dấu hiệu cần chú ý nếu bạn nghĩ ai đó có thể đang trải qua cảm xúc không ổn định.

6 dấu hiệu cảm xúc không ổn định

1. Phản ứng một cách bất ngờ

Nếu ai đó phản ứng theo cách đối nghịch lại với sự kiện đang diễn ra thì đó có thể là dấu hiệu của cảm xúc không ổn định. Tất nhiên, điều này không phải bất cứ ai phản ứng đối ngược với sự kiện mình gặp phải cũng bị cảm xúc không ổn định nhưng nó là dấu hiệu thường gặp.

2. Tâm trạng thay đổi nhanh chóng

Tâm trạng thay đổi là phổ biến đối với bất kỳ ai, nhưng khi tâm trạng thay đổi trong tích tắc, đó có thể là dấu hiệu của cảm xúc không ổn định. Hầu như sự thay đổi bất ngờ về cảm xúc này không có dấu hiệu cảnh báo, không có lý do rõ ràng. Nếu dấu hiệu này xảy ra thường xuyên thì người bệnh cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà trị liệu.

3. Gặp khó khăn trong việc kiềm chế

Nếu ai đó đang trải qua những cảm xúc hỗn độn, họ có thể gặp khó khăn trong việc tự làm dịu mình, tự kiềm chế bản thân. Họ trở nên phản ứng quá mức và quá khích với cả những điều rất nhỏ nhặt. Nếu điều này thường xuyên xảy ra thì người bệnh cần có sự can thiệp kịp thời để cân bằng lại cảm xúc của mình.

4. Có những hành vi bốc đồng

Một người không ổn định về mặt cảm xúc thường có những phản ứng bốc đồng hoặc hành xử thất thường. Họ thường đưa ra quyết định mà không suy nghĩ trước. Hành vi bốc đồng có thể là nghỉ việc, dừng hợp tác với một đối tác lâu năm hoặc chuyển nhà. Những hành vi này không nhất thiết là một điều xấu, nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.

5. Không nhất quán về cảm xúc

Cùng với sự không nhất quán trong các phản ứng, bạn cũng có thể thấy sự không nhất quán trong cảm xúc hoặc sự không nhất quán trong suy nghĩ. Không ai có thể đoán trước được cách họ phản ứng với những tình huống nhất định.

6. Tạo các mối quan hệ căng thẳng

Những người có biểu hiện không ổn định về cảm xúc thường có vấn đề với các mối quan hệ với người khác, bao gồm các mối quan hệ cá nhân và các mối quan hệ tại nơi làm việc. Bạn có thể nhận thấy họ dễ có xung đột với mọi người. Điều này có thể không phải luôn luôn như vậy, nhưng khi thay đổi từ cảm xúc này sang cảm xúc khác, nó có thể tác động đến những mối quan hệ khác.

Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết đang gặp phải các triệu chứng này thì cần tìm kiếm sự can thiệp sớm từ các chuyên gia tâm lý. Sự bất ổn về cảm xúc sẽ giúp cho cuộc sống, công việc của người bệnh tốt đẹp hơn.

Bạn có thể quan tâm:

  • Cảm xúc giận dữ
  • Hưng cảm là gì
  • Rối loạn cảm xúc
Viết bình luận
Tâm lý bất ổn phải làm sao

Trong cuộc sống, do phải chịu áp lực từ nhiều phía: từ công việc, từ các mối quan hệ và nhiều vấn đề không như ý xảy ra nên ngày càng xuất hiện nhiều người có dấu hiệu tâm lý bất ổn. Vậy tâm lý bất ổn là gì, tâm lý bất thường, không ổn định phải làm sao. Hãy cùng Circle DNA giải đáp tất tần tật trong bài viết dưới đây.

Theo các chuyên gia, tâm lý bất ổn (hay còn gọi là tâm lý bất thường, không ổn định) được thể hiện qua sự khó lường trong cảm xúc cũng như phản ứng trước các sự kiện diễn ra hàng ngày. Sự bất ổn về cảm xúc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, là kết quả của rối loạn nhân cách hoặc những căn bệnh tâm thần, hoặc cũng có thể do quá căng thẳng, lo lắng, trầm cảm,… khi phải chịu nhiều đau buồn, chấn thương, áp lực. 

Những người có dấu hiệu tâm lý bất thường, không ổn định thường sẽ gặp một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

Nếu ai đó phản ứng đối nghịch với sự kiện/ tình huống nhất định theo hướng tiêu cực, cho dù biết rằng hành vi này là không đúng đắn, đây có thể là dấu hiệu của trạng thái tâm lý bất ổn.

Thực chất, tâm trạng thay đổi là một chuyện hết sức bình thường và rất dễ gặp với bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu tâm trạng thay đổi trong tíc tắc mà không có bất cứ yếu tố nào tác động, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng tâm lý không ổn định. Những sự thay đổi bất ngờ về mặt cảm xúc này hầu như không có lý do rõ ràng.

Đa phần những người có tâm lý bất ổn thì đều gặp khó khăn trong việc xoa dịu cảm xúc, kiềm chế bản thân mình. Họ sẽ trở nên quá khích và nghiêm trọng hóa vấn đề khi phản ứng với một tình huống nào đó dù rằng đó chỉ là những điều rất bình thường, nhỏ nhặt thường ngày.

Một người không ổn định về mặt tâm lý cũng thường có những hành vi chẳng thể nào lý giải nỗi, họ thường đột ngột đưa ra quyết định mà không suy nghĩ trước. Những quyết định này làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ và thậm chí là cả những người xung quanh mình.

Nếu bạn bè, người thân hay thậm chí là chính bạn đang gặp phải các triệu chứng về tình trạng tâm lý bất ổn, đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể khắc phục được điều này bằng những giải pháp sau: 

Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Bạn có biết, tình trang này có thể khắc phục bằng cách… ăn. Từ từ đã, nói như thế không có nghĩa là bạn có thể ăn bất cứ gì mà bạn muốn, nạp vào cơ thể những thực phẩm tùy ý vô tội vạ.

Tâm lý bất ổn phải làm sao

chế độ dinh dưỡng khoa học

Nếu ăn uống không đúng cách không những không thể giảm áp lực tâm lý mà còn ảnh hưởng đến vóc dáng và cân nặng đấy. Một số món ăn được khuyến cáo nên dùng tốt cho sức khỏe và tâm lý bao gồm các loại trái cây, yến mạch, các loại hạt, socola đen, cá. Ngoài ra, bạn nên hạn chế việc uống nhiều rượu bia vì những loại thức uống này có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng của bạn. 

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dụng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại nguy cơ mắc bệnh béo ph, tim mạch và tiểu đường mà còn làm giảm đáng kể những triệu chứng, dấu hiệu bất ổn tâm lý, cải thiện hiệu quả tình trạng lo âu, căng thẳng và trầm cảm.

Tâm lý bất ổn phải làm sao

tập thể dục

Điều này là do khi tập thể dục, các hormone căng thẳng như cortisol bị phá vỡ và đồng thời giải phóng endorphin giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Chẳng cần các hoạt động mạnh, chỉ cần những vận động nhẹ nhàng như đi bộ trong 30 phút, đi xe đạp,.. hay thậm chí là dắt chó đi dạo, làm vườn,… cũng là công cụ hữu hiệu chống lại bệnh trầm cảm. 

Tắm nắng

Một cách chăm sóc bản thân và hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận không khí trong lành và ánh sáng ấm áp cũng là cách hay để khắc phục. Bên cạnh đó, tắm nắng cũng sẽ giúp tăng mức serotonin, Vitamin D, giảm huyết áp, giúp cho xương chắc khỏe hơn. 

Có được giấc ngủ chất lượng

Sau một ngày dài đắm mình trong công việc, giấc ngủ là cách tốt nhất để hồi phục năng lượng đáng kể. Việc thiếu ngủ, không ngủ được có thể khiến cho bạn bị mệt mỏi, dễ bị căng thẳng, stress và trầm cảm. Để có một giấc ngủ chất lượng, ngủ sâu và ngon giấc, không bị giật mình thì hãy đảm bảo rằng bạn sẽ duy trì một lịch trình giờ giấc đi ngủ và thức dậy đều đặn, phòng ngủ không quá sáng đồng thời hạn chế dùng cafein hoặc rượu bia trước khi ngủ.

Tổ chức một chuyến đi chơi xa

Những áp lực giữa bao lo toan bộn bề có thể khiến tâm lý bất ổn và làm cho bạn bị kiệt sức. Hãy dành một chút thời gian cho bản thân mình tạm nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần bằng cách đi du lịch nghỉ dưỡng ở nơi bạn thích, được ngắm nhìn cảnh đẹp và thỏa mãn thị giác, thưởng thức các món ăn đặc sản tại đó sẽ giúp ổn định tinh thần tốt hơn; hoặc chỉ đơn giản là tổ chức một buổi cắm trại có sự góp mặt của bạn bè, người thân. 

Tìm niềm vui qua sở thích 

Bạn có thể dễ dàng cải thiện sức khỏe tinh thần của mình chỉ với những hoạt động đơn giản, làm những gì mình thích làm. Chẳng hạn như nấu một bữa ngon, viết nhật ký, nghe nhạc, xem một bộ phim hay. Vì suy cho cùng, bất ổn tâm lý rất dễ xảy ra nếu quá gò ép bản thân vào một khuôn khổ mà mình không muốn. Hãy cho mình một quãng nghỉ, bạn sẽ có câu trả lời đúng đắn cho câu hỏi tâm lý bất ổn làm sao. 

Tìm kiếm lời khuyên

Stress, căng thẳng vì có quá nhiều thứ phải suy nghĩ và giải quyết cũng là nguyên nhân dẫn đến tâm lý bất ổn.Bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… rất nhiều người có thể giúp bạn giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống. Đừng tự ôm vào mình hết tất cả mọi thứ, hãy mạnh dạn chia sẻ, bạn có thể nhận lại nhận lời khuyên “rất gì và này nọ”, hoặc ít nhất là cũng có người lắng nghe những lời chia sẻ và trao tặng những cái ôm, cái nắm tay chân tình thay cho lời muốn nói: “bạn đã vất vả rồi”. Chẳng điều gì quý giá hơn là kết nối yêu thương đúng lúc, đúng thời điểm.

Điều trị tâm lý

Các chuyên gia, bác sĩ tâm lý sẽ là những vị cố vấn tuyệt vời nhất giúp cho tình trạng tâm lý bất ổn suy giảm và cải thiện đáng kể. Trong trường hợp chỉ bị nhẹ thì các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, giải đáp thắc mắc và định hướng cho bạn cách thoát khỏi những ám ảnh, lo lắng dẫn đến tâm lý không ổn định. Trường hợp nặng hơn thì sẽ có sự can thiệp về thuốc để ổn định tâm lý.

Giải mã GEN – Thấu hiểu bản thân mình

Chẳng ai hiểu mình bằng chính bản thân mình, và bạn có thể nắm được trọn bộ “từ điển” những khía cạnh của bản thân như chế độ dinh dưỡng, thể thao, đặc điểm thể chất, giấc ngủ, các nguy cơ bệnh lý có thể mắc phải,… qua bộ Giải mã GEN của CircleDNA với hơn 500 kết quả và 20 hạng mục khác nhau.

Trên đây là các thông tin nhằm giải đáp cho bạn cau hỏi “tâm lý bất ổn là gì?”, dấu hiệu tâm lý không ổn định và những giải pháp khắc phục chứng tâm lý bất thường cũng được CircleDNA tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. 

Đừng quên theo dõi fanpage và website của Circle DNA để biết được cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thật tốt, bạn nhé!