Tại sao tóc dựng đứng

Mình ghét mùa đông cực luôn ý. Không phải chỉ vì mùa đông lạnh lẽo trong khi mình thì sợ lạnh mà mình ghét mùa đông vì đông tới tóc mình nó cứ dựng đứng hết cả lên ý. Thế nên là mùa đông mình toàn phải để tóc dài chút chút rồi buộc gọn lên. Chứ mà thả ra là nó dựng đứng lên, trông như dở hơi ý. Rồi mỗi lần mặc đồ len là y như rằng lại bị điện giật. Các chị ở cơ quan mình sợ nhất là mỗi khi mình ‘chạm nhẹ’ vào các chị một chút thôi. Mùa đông mình cứ như kiểu bị tách ra khỏi xã hội loài người ý, có khổ không cơ chứ.

Bài chia sẻ của mẹ Thu Hà khiến dân tình 'dậy sóng'. Ảnh chụp màn hình

Mà không phải mỗi mình người lớn mới bị đâu, trẻ con cũng bị nữa nha. Mình vừa mới thấy một mẹ có tên là Nguyễn Thu Hà [ở Hà Nội] chia sẻ lên facebook về hình ảnh của cô con gái nhỏ. Theo đó, chị Hà cho biết: ‘Mùa này mọi người có bị vậy không? Còn hai vợ chồng tớ cứ chạm vào con là lại bị giật tê người’. Bên dưới dòng trạng thái là những bức ảnh cô con gái của chị Hà với mái tóc dựng đứng.

Bé Sam với mái tóc dựng đứng. Ảnh: FBNV

Được biết, con gái của chị Hà tên là Sam, năm nay 2,5 tuổi. Cứ mỗi lần trời rét đậm phải mặc áo len là tóc bé Sam lại dựng ngược hết cả lên. Bố mẹ mỗi lần chạm vào người Sam là y như rằng lại bị điện giật. Khi Sam chạm vào người khác thì bé cũng bị giật khiến cô bé ngây người ra một lát. Tóc Sam cứ thường xuyên dựng đứng như vậy một lúc rồi mới tự xuôi xuống như bình thường.

Nhìn hình ảnh này, rất nhiều người thấy đồng cảm với bé Sam. Ảnh: FBNV

Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tĩnh điện. Nó thường xảy ra do sự mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Ông John Burkhauser – Giám đốc các chương trình giáo dục ở Bolt Technology cho biết: sự mất cân bằng điện tích tùy thuộc vào hành động của chúng ta như vô tình đẩy chân qua thảm, cởi áo len…

Hiện tượng mà Sam và nhiều người khác gặp phải được gọi là tĩnh điện. Ảnh: FBNV

Tại sao chúng ta lại có thể bị tĩnh điện vào mùa đông?

Theo các chuyên gia, điện tích tích tụ trên bề mặt 1 đối tượng cùng sự cộng hưởng của quá trình ma sát. Khi 2 vật tiếp xúc với nhau thì điện tích sẽ được chuyển từ vật này sang vật kia. Khi ấy sẽ xuất hiện hiện tượng dư thừa điện tích dương trên 1 vật và thừa điện tích âm ở vật còn lại.

Trong khi đó, cơ thể của con người lại là một bộ máy điện hóa cực đặc biệt. Nó có thể tạo ra lượng điện năng siêu nhỏ, đủ để gây tê tê khi vô tình ma sát với đồ vật nào đó. Thế nên mỗi khi bạn chải tóc, mặc quần áo… sẽ xuất hiện những tiếng nổ tanh tách, tóc dựng đứng lên một cách kỳ quặc. Đây chính là do hiện tượng tĩnh điện.

Khi bạn vô tình chạm tay lên nắm cửa kim loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên tới khi nó đủ để sản sinh là lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy tia lửa đột nhiên lóe lên và bị tê tê tay.

Dòng điện này rất yếu, không ảnh hưởng tới sức khỏe hay tới mức giật tê sốc với người bị tác động nhưng nó ảnh hưởng tới sức khỏe thường ngày.

Trở lại với vấn đề chính, hiện tượng tĩnh điện tại sao lại chỉ xảy ra vào mùa đông? Lý do là vì vào mùa đông thì độ ẩm trong không khí sụt giảm. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nước chính là chất dẫn điện rất tốt. Do đó, độ ẩm trong không khí sẽ giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể trước khi chúng tích tụ quá nhiều và gây ra hiện tượng tĩnh điện. Tuy nhiên, vào mùa đông thì độ ẩm trong không khí thấp nên điện tích bị dư ra và gây nên tình trạng ‘phóng điện’ tứ tung.

Để giải quyết tình trạng này, các chuyên gia cho biết, vào mùa đông bạn nên:

+ Tăng cường độ ẩm không khí để làm giảm thiểu sự tĩnh điện.

+ Chọn quần áo với chất liệu vải cotton, tránh dùng đồ len, nilon.

+ Sử dụng kem dưỡng ẩm cho cơ thể, nhất là da tay sẽ giúp giữ được độ ẩm cho làn da, từ đó hạn chế hiện tượng tĩnh điện.

+ Không sử dụng giày dép bằng chất liệu cao su.

+ Dùng các loại giấy dryer sheet. Loại giấy này hay được dùng khi sấy khô quần áo với công dụng làm mềm sợi vải và cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô, ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Mới nhất Xem nhiều International
Khoa họcThường thứcHỏi - Đáp
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Tại sao vào những ngày hanh khô, hoặc vào ngày trời lạnh, mỗi lần bỏ mũ hoặc cởi áo ra, lông tóc lại dựng đứng lên? [Hoàng Hải]

Tại sao lông tóc lại dựng đứng lên vào ngày trời lạnh? Ảnh minh họa: Ioipix

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Quảng cáo

Tại sao vào những ngày hanh khô, hoặc vào ngày trời lạnh, mỗi lần bỏ mũ 

hoặc cởi áo ra, lông tóc lại dựng đứng lên?



Tóc bị dựng đứng vào những ngày thời tiết hanh khô.

Nhiệt độ thời tiết vào hai mùa đông và mùa thu thường có độ ẩm rất thấp, dẫn 

đến hanh khô và dễ dàng phát sinh tĩnh điện. Hơn nữa, tóc không có khả năng tự 

tái sinh, nó được cấu tạo từ những tế bào đã chết giống như móng tay, bởi vậy khi 

bị hư tổn tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự hồi phục. Khi độ ẩm của tóc 

mất đi thì khí hậu khô hanh làm cho tóc sinh ra tĩnh điện.

Có thể bạn không ngờ tới nhưng tóc phát sinh tĩnh điện không có nghĩa là tĩnh điện 

chỉ sinh ra ở tóc. Tĩnh điện có khuynh hướng truyền vào những nơi nhỏ hẹp. Bởi 

vậy tĩnh điện sinh ra khi quần áo cọ xát vào nhau cũng sẽ truyền qua cơ thể lên đến 

tóc.

Phương pháp ngăn cản hiện tượng tóc tĩnh điện:

Để đưa ra được phương pháp ngăn chặn thì dựa vào nguyên nhân gây nên. Nếu tóc 

của bạn bị hư tổn thì tìm cách khắc phục sớm để không gây tĩnh điện. Nguyên nhân 

gây nên tĩnh điện ở tóc có tình trạng thiếu độ ẩm, vì vậy cần cung cấp độ ẩm cho 

tóc.

Để tĩnh điện khó phát sinh: Làm sao cho hiện tượng tĩnh điện bên ngoài truyền vào 

tóc không còn nữa: Thì muốn làm được điều này thì cần kiểm soát những sản phẩm 

gây tĩnh điện xung quanh bạn.

Cập nhật: 21/03/2016sonchongtinhdien

Video liên quan

Chủ Đề