Tại sao hít đất lại đau vai

Chào BS, em thường xuyên hít đất bây giờ bị đau bắp vai phải, đau khoảng 5 tháng, tay phải em vẫn cử động bình thường, nhưng cứ lâu lâu là bị đau ở bắp vai. Nhờ BS tư vấn cho em cách khắc phục ạ. Cảm ơn BS! [Bùi Văn Quang Huy - Q.Gò Vấp, TPHCM]

Chào bạn,

Đau bắp vai là một dạng tổn thương ở các cơ vùng vai gáy, thường được chẩn đoán do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu vẫn là do tuổi tác, chấn thương, tai nạn,… đặc biệt là các bệnh lý về cột sống ở cổ. Tuy nhiên như bạn mô tả bạn hay tập hít đất và đã đau khoảng 5 tháng thì phần nhiều nguyên nhân tình trạng đau bắp vai ở bạn là do:

Vận động quá mức: gây ra tình trạng đau nhức cơ bả vai, đau cơ xương bả vai và một số vị trí khác.

Do các bệnh cơ xương khớp: Các bệnh lý như thoái hóa khớp vai, loãng xương, viêm khớp vai, viêm bao hoạt dịch khớp cổ, gai cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, viêm khớp dạng thấp,…

Tình trạng này kéo dài như vậy, bạn nên hạn chế tập hít đất, thay vào đó là những bài tập nhẹ nhàng tốt cho các vùng khớp liên quan đến vai. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cung cấp dưỡng chất cho phần khớp bị viêm, thoái hóa.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Viên khớp GHV Bone giúp tái tạo, phục hồi và bảo vệ toàn bộ tổ chức khớp [sụn khớp, xương dưới sụn] đã bị tổn thương trong quá trình bạn vận động mạnh hoặc thoái hóa khớp do các nguyên nhân khác. Mặt khác, viên khớp GHV Bone còn giúp tăng chất lượng dịch khớp, qua đó các khớp được phục hồi sẽ cử động được dễ dàng, giảm đau an toàn cho bạn.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Xem thêm:

Thoái hóa khớp vai - Những điều bạn nên biết!

Bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ

Cách chữa đau khớp vai tại nhà đơn giản

Bạn đang gặp phải vấn đề tập thể hình bị đau cơ vai nhưng lại chưa biết khắc phục như thế nào cho hiệu quả và không bị tái phát thêm sau khi tập Gym tiếp? Tham khảo cách chữa đau khớp vai khi tập Gym được Thiên Trường Sport chia sẻ sau đây nhé !

Tập thể hình là một trong những hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người áp dụng kể cả nam hay nữ. Với người tập thể hình thì khớp vai là một trong những khớp thực hiện nhiều động tác cho hầu hết các hoạt động của chi trên nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương vai khi tập Gym có thể xảy ra sau khi bị té ngã, va chạm, tập luyện không đúng cách hay vận động quá tải trong thời gian dài. Nếu tình trạng bị đau cơ khi tập thể hình này không xử lý và chữa trị sớm, đúng cách thì có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như cứng khớp, teo cơ hay đặc biệt nghiêm trọng hơn là mất chức năng khớp vai... Nhằm giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, hôm nay Thiên Trường Sport xin chia sẻ với bạn một số thông tin cơ bản về trường hợp tập thể hình bị đau cơ vai và cách khắc phục hiệu quả nhất. Hãy cùng tham khảo bạn nhé !

Các chấn thương vai thường gặp khi tập Gym.

Khi tập thể hình, nếu bạn không cẩn thận hoặc tập sai bài tập thì rất có thể gây ra chấn thương vai và một số loại chấn thương vai thường gặp gồm:

- Chấn thương phần mềm và tụ máu bầm.

- Tổn thương cơ, hay mô dưới da do đụng dập, va chạm.

- Gãy, nứt xương như gãy xương đòn, xương cánh tay, gãy khi té ngã đập vai hay chống tay.

- Trật khớp, dãn dây chằng. Nếu đã trật khớp vai mà điều trị không đúng và không đủ thời gian thì khả năng trật đi trật lại rất cao, làm yếu khớp vai.

- Viêm và rách gân cơ xoay.


Tập thể hình bị đau cơ vai

  • Tìm hiểu thêm: Tình trạng ngực lệch khi tập thể hình.

Nguyên nhân bị đau cơ vai khi tập thể hình.

Theo ghi nhận từ thực tế thì chấn thương hay bị đau cơ vai khi tập thể hình [Gym] thường do một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Tập luyện quá sức và các bài tập quá nặng.

- Không khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập thể hình nặng.

- Thể lực cơ bắp không đủ hoặc cơ thể không được khỏe để tham gia hoạt động tập luyện.

- Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai trong các bài tập Gym...


Nguyên nhân đau cơ vai khi tập thể hình

Cách chữa đau khớp, cơ vai khi tập thể hình [Gym].

1. Chấn thương vai ở mức độ nhẹ hoặc vừa.

Khi bị chấn thương, đau cơ vai hay khớp vai ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau.

- Ngừng mọi hoạt động tập Gym, tập thể hình trong một thời gian. Nghỉ tập ít nhất từ 3-7 ngày và trong lúc nghỉ vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đau.

- Sử dụng đá lạnh để chườm vùng vai bị đau khoảng 2-3 lần/ngày và mỗi lần khoảng 15 phút.


Chườm đá đau cơ vai khi tập thể hình

- Nên tắm nước nóng toàn thân trong khi bị đau cơ vai.

- Có thể dùng các loại gel kháng viêm giảm đau nhanh như Ketoprofen. Loại gel này thoa tại chỗ 2-3 lần/ngày và có tác dụng giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm.

- Nếu sau 1 tuần sau khi sử dụng các biện pháp điều trị trên mà vẫn còn đau thì bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám và chẩn đoán sớm để có kế hoạch chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai.

Lưu ý, có khá nhiều bạn mắc sai lầm chữa đau khớp, đau cơ vai khi tập thể hình như:

- Xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau vì nóng sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gần tổn thương.

- Không nắn sửa vì nếu nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm.

- Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn và máu bầm ra nhiều hơn.

2. Chấn thương vai ở mức độ nặng.

Nếu thấy vai biến dạng, đau vai dữ dội thì có thể bạn đã bị gãy xương hoặc trật khớp vai. Lúc này cần phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp X Quang và xử lý cấp cứu. Sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương thì bác sĩ sẽ giúp bạn:

- Kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm và kháng viêm tại chỗ.

- Chỉ định vật lý trị liệu siêu âm sóng ngắn, chạy điện hỗ trợ tại chỗ viêm.

- Hướng dẫn bạn các bài tập phục hồi và trở lại chơi thể thao tùy theo giai đoạn bệnh...


Khắc phục đau cơ vai khi tập thể hình

Lời kết.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ nhằm giải đáp cho câu hỏi tập thể hình bị đau cơ vai khắc phục như thế nào đã được tổng hợp lại bởi Thiên Trường Sport. Hãy nắm rõ tình trạng chấn thương của mình và giải quyết kịp thời để tránh xảy ra hậu quả không như mong muốn các bạn nhé. Chúc bạn đạt kết quả cao nhất với mục tiêu đề ra khi tham gia tập Gym của mình !

Thiên Trường là địa chỉ bán dụng cụ tập thể hình chuyên nghiệp, có đầy đủ các mẫu mã và giá thành đảm bảo luôn rẻ nhất trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu tham khảo thêm các mẫu ghế tập Gym tại nhà thì có thể tìm hiểu chi tiết tại ghế đẩy tạ. Xin cảm ơn !

Đọc thêm ▾

Rút gọn ▴

Chống đẩy là một bài tập mà bạn có thể tự do tập luyện mà không cần sự hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu không biết chống đẩy đúng cách, cơ thể bạn có thể bị chấn thương. 

Nếu muốn cải thiện sức khỏe với ngân sách nhỏ, chống đẩy chính là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Nhiều người nghĩ rằng chống đẩy là bài tập chỉ tác dụng lên phần thân trên, chủ yếu nhắm tới cánh tay và ngực. Tuy nhiên, đây là một bài tập toàn thân.

Trong khi cánh tay và ngực cung cấp sức mạnh để nâng và hạ cơ thể thì cơ lõi, cơ mông và chân cũng vận động như khi giữ tư thế plank. Tuy nhiên, cũng giống như thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh khác, bạn có thể bị gặp 3 chấn thương dưới đây nếu như chống đẩy không đúng cách.

Chấn thương dễ gặp khi chống đẩy

1. Đau nhức cánh tay sau khi chống đẩy

Cánh tay bị đau sau khi chống đẩy thường xuất hiện do cơn đau nhức cơ khởi phát hay còn gọi là DOMS. Nó gây ra các vết rách nhỏ trên sợi cơ. Điều này thì gây ra viêm nhiễm và đau nhức.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị đau nhức cánh tay khi chưa khởi động kỹ mà đã thực hiện chống đẩy luôn hoặc do tập luyện quá sức. Chống đẩy đúng cách không chỉ là đúng về tư thế mà còn là cường độ phù hợp.

Trong trường hợp chấn thương này, người tập có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, giãn cơ và di chuyển nhẹ nhàng, có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.

2. Chấn thương vai

Gân là một loại dây dày gắn các cơ bắp với xương. Nó rất dễ bị viêm nhiễm hoặc bị kích thích. Viêm gân khớp vai là kết quả của việc sử dụng quá mức hoặc thực hiện lặp đi lặp lại các động tác không đúng cách nhiều lần.

Thực hiện chống đẩy nhiều lần một tuần có thể kích thích các đường gân bao quanh khớp vai, gây ra cảm giác đau và căng vai. Phương thuốc điều trị tốt nhất cho trường hợp này chính là chườm đá để giảm mức độ viêm sưng và nghỉ ngơi.

Mỏm xoay vai bao gồm 4 cơ và gân gắn với xương bả vai, cánh tay trên và xương sườn. Chấn thương phổ biến ở khu vực này chính là viêm bao hoạt dịch ở vai. Đây là tình trạng viêm chất lỏng bôi trơn cho các gân nối với mỏm xoay vai.

Ngoài việc không chống đẩy đúng cách, các loại hình luyện tập như bơi, chơi thể thao cũng có thể gây chấn thương mỏm xoay vai. Chữa trị loại chấn thương này có thể mất từ 4 – 6 tuần, nhưng cũng có thể mất lâu hơn, còn phụ thuộc vào mức độ chấn thương.

3. Chấn thương cổ tay

Đau cổ tay có thể do bạn không chống đẩy đúng cách và khiến cổ tay bị quá sức chịu đựng. Bạn có thể thực hiện chống đẩy mà không gập cổ tay bằng cách đặt 2 quả tạ tay bên dưới và nắm nó khi thực hiện động tác. Bạn cũng có thể giảm áp lực lên cổ tay bằng cách tập thêm các bài tập tay sau để trợ lực.

Đau cổ tay do chống đẩy

Chống đẩy đúng cách

Thực hiện chống đẩy đúng cách là một cách tuyệt vời để giảm khả năng bị chấn thương.

  • Đầu tiên, bàn tay đặt thẳng dưới vai với lòng bàn tay úp phẳng trên sàn và các ngón tay duỗi thẳng
  • Khi hạ thấp người, khuỷu tay gập lại và nên tạo một góc 45 độ so với cơ thể. Việc đặt khuỷu tay sang 2 bên gần như vuông góc với thân sẽ giúp bạn hạ người dễ dàng hơn nhưng có thể gây ra chấn thương và áp lực lên các khớp.
  • Bạn nên giữ thẳng đầu, lưng và chân trong khi chống đẩy. Không để cho lưng cong hay trùng xuống hoặc hông nâng lên khi bạn thực hiện động tác.

Chống đẩy đúng tư thế

Biến thể của chống đẩy

Nếu bạn không có đủ thể lực để thực hiện động tác chống đẩy thông thường, hãy thử hạ đầu gối xuống sàn để bài tập dễ dàng hơn. Điều này làm giảm khả năng bị đau nhức cánh tay sau khi chống đẩy.

Chống đẩy với đầu gối đặt xuống sàn

Nếu động tác này quá thách thức, hãy bắt đầu với chống đẩy vào tường. Bài tập này vẫn giúp tăng cường thể lực mà giảm áp lực lên các khớp và cơ bắp.

Để thực hiện bài tập này, hãy đứng đối diện với tường và đặt lòng bàn tay của bạn lên tường với  2 cánh tay mở rộng bằng vai. Giữ thân và chân thẳng, gập khuỷu tay để hạ ngực vào tường, sau đó, duỗi thẳng tay ra để trở về vị trí ban đầu.

LEEP.APP hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về các chấn thương và cách chống đẩy đúng. Để phòng tránh chấn thương ngay từ đầu, người tập nên tập luyện cùng huấn luyện viên để được hướng dẫn và góp ý chi tiết về động tác.

Nếu quan tâm đến những bài tập cũng như quá trình tập luyện tại nhà mà vẫn có chỉ dẫn của huấn luyện viên thì LEEP.APP là một sự lựa chọn “1-0-2” dành cho bạn. Chỉ cần một nút chạm cài đặt, bạn đã có ngay cơ hội trải nghiệm ứng dụng thông minh này. Vậy tại sao không cài đặt ngay nhỉ?

Nguồn tham khảo 

How to Prevent and Treat Pain Caused by Push-Ups //www.livestrong.com/article/406555-pushups-causing-pain/ Ngày truy cập: 11/4/2020

Pain in Shoulder When Doing Pushups //www.livestrong.com/article/388493-pain-in-shoulder-when-doing-pushups/ Ngày truy cập: 11/4/2020

Can You Get a Rotator Cuff Injury From Doing Push-Ups? //www.livestrong.com/article/319959-rotator-cuff-injury-from-pushups/ Ngày truy cập: 11/4/2020

Video liên quan

Chủ Đề