Nguyên tử đồng cu nặng hơn nguyên tử lưu huỳnh S bao nhiêu lần

Khi biết được nguyên tử khối của các nguyên tố, ta có thể dễ dàng so sánh sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.

Thông thường, muốn biết bạn A nặng hay nhẹ hơn bạn B, ta phải biết khối lượng của bạn A, khối lượng của bạn B.

Tương tự muốn biết nguyên tử A nặng hay nhẹ hơn nguyên tử B, ta phải biết khối lượng của các nguyên tử đó[ tính bằng đvC], tức là phải biết nguyên tử khối. Điều này thì dễ rồi, các bạn đã có bài thơ nguyên tử khối.

Tiếp theo, ta lập tỉ lệ $\dfrac{A}{B}$ = x. Cuối cùng là so sánh kết quả x với 1. Tóm lại:

Để so sánh nguyên tử A và nguyên tử B, ta làm như sau:


Bước 1: Tìm nguyên tử khối của A và B Bước 2: Lập tỉ lệ: $\dfrac{A}{B}$ = x Bước 3: So sánh kết quả x với 1 - Nếu x < 1: nguyên tử A nhẹ hơn nguyên tử B x lần - Nếu x = 1: nguyên tử A nặng bằng nguyên tử B

- Nếu x > 1: nguyên tử A nặng hơn nguyên tử B x lần


Bài tập vận dụng:


Bài 1: Nguyên tử Magie nặng hay nhẹ hơn nguyên tử Cacbon bao nhiêu lần? Giải: Ta biết: Mg=24; C=12

Ta có tỉ lệ: $\dfrac{Mg}{C}$ = $\dfrac{24}{12}$ = 2              

Vậy 1 nguyên tử Magie nặng hơn 1 nguyên tử Cacbon 2 lần.

Bài 2: So sánh sự nặng nhẹ giữa:

       a. nguyên tử nitơ và nguyên tử cacbon.        b. nguyên tử natri và nguyên tử canxi.        c. nguyên tử sắt và nguyên tử magie.

Bài 3:

Hãy so sánh:       a. Nguyên tử Nitơ nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử Canxi bao nhiêu lần.       b. Nguyên tử Nhôm nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử kẽm bao nhiêu lần.       c. 2 nguyên tử sắt nặng hay nhẹ hơn 3 nguyên tử natri bao nhiêu lần.       d. 4 nguyên tử Oxi nặng hay nhẹ hơn 1 nguyên tử lưu huỳnh bao nhiêu lần
Bài 4: So sánh 1 nguyên tử đồng nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:        a.  1 nguyên tử oxi        b.  64 nguyên tử hidro        c.  2 nguyên tử cacbon.

Nguyêntửđồng[ Cu]nặnggấpmấylầnnguyêntửlưuhuỳnh[S]?

[BiếtCu = 64; S = 32]

A. 1,5lần.

B. 2lần.

C. 2,5lần.

D. 3lần.

Nguyên tử đồng [ Cu] nặng gấp mấy lần nguyên tử lưu huỳnh [S]? 

[ Biết Cu = 64; S = 32] 

A. 1,5 lần.

B. 2 lần.

C. 2,5 lần.

D. 3 lần. 

Các câu hỏi tương tự

Câu 2: Nguyên tử X nặng bằng 0,25 lần nguyên tử Đồng [Cu= 64]. Tính NTK của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào. Viết KHHH của nguyên tố đó.

Câu 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất:

a.     Canxicacbonat, biết trong phân tử có 1Ca, 1C, 3O.

b.     Khí mêtan, biết trong phân tử có 1C, 4H.

c.     Khí Nitơ, biết trong phân tử có 2N

d.     Lưu huỳnh dioxit, biết trong phân tử có 1S, 2O.

e.     Natri hidroxit [gồm 1Na, 1O, 1H]

f.      Khí clo, biết trong phân tử có 2Cl

Câu 4: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau đây:

a.     PH3, H2S, SiH4

b.     Fe2O3, K2O, Cl2O7

c.     MgCl2, NaCl, AlCl3 [biết Cl hóa trị I]

d.     Fe[OH]3 [biết nhóm OH hóa trị I]

Câu 5: Hãy lập CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi:

     a. Zn [II] và Cl [I]

     b.  Al [III] và nhóm PO4 [III]

     c.  N [IV] và O

e.     H và nhóm CO2 [II]

f.      Na [I] và nhóm SO4 [II]

g.     Ca [II] và nhóm NO3 [I]

Câu 6: Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4  có công thức là M3[PO4]2. PTK = 262. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?

Câu 7: Phân tử hợp chất gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử nguyên tố oxi và nặng bằng 51 lần phân tử hiđro.

a. Tính phân tử khối của hợp chất.

b. Tìm tên và kí hiệu của nguyên tố X.

c. Viết CTHH của hợp chất đó và tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.

Câu 8: Hợp chất X tạo bởi nguyên tố R hóa trị III và Oxi. Biết phân tử X nặng 2 lần phân tử SO3. Viết CTHH của X.

Câu 9: Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ 40% Canxi, 12% Cacbon, 48% Oxi về khối lượng. Tìm CTHH của A.

Câu 10: Tìm CTHH của hợp chất A gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối của A là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.

Video liên quan

Chủ Đề