Tại sao người giàu lại càng giàu

Trần anh và Trần em là cặp anh em nhưng lại có cuộc đời hoàn toàn khác nhau. Đây là vấn đề về người chứ không phải do vận mệnh.

Trần anh là một thợ trát phấn tượng, bình thường hay giúp người trong thôn trang trí nhà cửa, một ngày cùng lắm là kiếm được 200. Anh ta còn có một cậu con trai, để sau này con trai lấy được vợ, anh cố gắng tiết kiệm tiền, mong muốn tương lai có thể mua nhà cho nó. Anh tiết kiệm tiền, bình thường ăn uống, sử dụng đồ đạc đều rất giản dị, cũng không biết là anh để được bao nhiêu tiền nhưng mãi chẳng thấy nhà cửa khấm khá hơn là bao.

Còn Trần em thì lại khác, ban đầu xa nhà đi làm thuê mấy năm, dùng hết số tiền của mình đi đầu tư. Có lỗ, cũng có lãi. Cho tới khi anh tự mua một chiếc xe, bắt đầu làm kinh doanh vận chuyển, điều kiện gia đình đã tốt dần lên. Khi ấy, ngành vận chuyển vẫn chưa phát triển như ngày nay, các xe hàng của anh làm ăn rất tốt. Bây giờ, tự mình mở một công ty vận chuyển quy mô nhỏ, chuyên phụ trách vận chuyển hàng hóa.

Những người quen biết hai anh em đều rất thắc mắc. Từ nhỏ, Trần anh đã cực kỳ tiết kiệm, không tiêu tiền linh tinh, bố mẹ cho anh 2 đồng tiền tiêu vặt thì sẽ tiết kiệm được 1 đồng rưỡi. Còn Trần em thì cực kỳ thích tiêu tiền, cho bao nhiêu anh tiêu bấy nhiêu. Đến bây giờ, Trần anh vẫn rất tiết kiệm, còn Trần em vẫn rất thích tiêu tiền. Nhưng Trần anh càng tiết kiệm lại càng nghèo, Trần em càng tiêu tiền lại càng giàu.

Câu chuyện bên trên thực ra đã nói lên một kiến thức làm giàu: Người giàu càng tiêu càng giàu, người nghèo càng giữ càng nghèo. Tôi xin dùng cuốn “Talmud” của người Do Thái để phân tích nguyên nhân:

Làm chủ đồng tiền chứ không làm nô lệ của đồng tiền

Tiền quan trọng không? Quan trọng. Nhưng rất nhiều người lại không ý thức được rằng, tiền có quan trọng đến mấy thì nó cũng chỉ là vật phẩm, là một công cụ lưu thông. Trong cuốn “Talmud” có viết: “Phải làm chủ đồng tiền chứ không được làm nô lệ của đồng tiền”. Người nghèo tiết kiệm tiền thực ra do quá xem trọng đồng tiền, không dám tiêu tiền.

Một thương nhân người Do Thái, khi thấy một người nông dân sống quá cực khổ đã tặng cho ông một con trâu, muốn giúp ông giàu có hơn. Người nghèo này đã rất vui sướng nhận lấy con trâu nhưng lại không biết làm gì. Trâu ngày nào cũng phải ăn cỏ, người nghèo không nỡ bỏ tiền ra để mua cỏ, thế nên đã đem trâu đi bán, mua lấy một con gà vì gà ăn ít hơn, còn tiền bán trâu thì tiết kiệm.

Nhưng ông lại không nỡ tiêu tiền cho gà, ông cho rằng, tiền quan trọng hơn gà. Thế là gà chết đói, người nghèo đem gà đi nấu để ăn. Đến khi người thương nhân kia quay lại tặng thêm đồ cho người nông dân, ông thấy trâu đã biến mất, người nghèo thì lăn quay ra ngủ. Người thương nhân đã lập tức quay đầu đi luôn, còn người nghèo thì đã không hề biết rằng mình vừa bỏ lỡ cơ hội.

Người nghèo quá xem trọng đồng tiền, trở thành nô lệ của đồng tiền, không trở thành chủ nhân của đồng tiền.

Kiếm tiền cần có can đảm, tích trữ cần thông minh

Trong muốn “Talmud” có nói một câu như thế này: “Sự gia tăng của cải và gia tăng thời gian rảnh rỗi có thể thúc đẩy văn minh nhân loại”. Người giàu tiêu tiền dựa vào sự can đảm. Số tiền họ có được, có một nửa đem đi đầu tư, một nửa dùng để quản lý chi tiêu. Vì thế, họ càng tiêu càng giàu.

Nhưng người nghèo thì lại không học được cách tiết kiệm tiền thông minh, mỗi ngày họ đều bôn ba vì cuộc sống, không có nhiều thời gian rảnh rỗi để quản lý chi tiêu. Tiền của họ chỉ tiết kiệm trong thẻ ngân hàng, có cơ hội kiếm tiền thì cũng không dám tiêu. Vì thế, là người nghèo, khi tìm thấy cơ hội, chúng ta cần phải dũng cảm tiêu tiền, đừng giống như người nghèo trong câu chuyện bên trên, tiền mua cỏ cho trâu cũng tiếc.

Tiền là kiếm ra chứ không phải là để dành mà ra

Người Do Thái cho rằng, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo chính là nằm ở tư duy. Người nghèo thì đem những đồng tiền mình vất vả có được để dành, để tiền sống biến thành tiền chết. Nhưng người giàu thì lại dùng tiền mà mình kiếm được đi đầu tư vào một ngành nghề kiếm được nhiều tiền hơn, để tiền sinh ra tiền. Vì thế, trong “Talmud” có nhấn mạnh rằng: “Tiền là kiếm ra chứ không phải là để dành mà ra”. Hơn nữa, người Do Thái cũng không tán thành việc quá tiết kiệm, “khi người giàu phát hiện mình không có cơ hội mua sắm thì họ sẽ cảm thấy bản thân đã cực kỳ nghèo túng”.

Vậy nên, nếu bạn kiếm được tiền rồi, vậy thì nên cố gắng đem đi đầu tư. Nhưng đừng đầu tư một cách mù quáng, đầu tư một cách mù quáng chỉ khiến tiền mồ hôi nước mắt của bạn đổ sông đổ biển chứ chẳng kiếm lại được đồng nào. Hãy nhìn nhận rõ thị trường, điều tra khảo sát thật kỹ rồi hãy đi đầu tư. Đừng quá nhẹ dạ tin tưởng bạn bè.

Để tiền sinh ra nhiều tiền hơn

“Talmud” có nhấn mạnh: “Một khoản tiền lớn tiết kiệm trong ngân hàng, qua 3 đời, tiền sẽ mất giá. Muốn dựa vào tiền lãi nhân hàng để phát tài là điều không thể”. Người Do Thái có ý thức nhìn xa trông rộng, trong thời cha ông của họ, 100 đồng đã là rất lớn rồi, nhà nào có tài sản hàng vạn đồng là sự hiếm có vô cùng. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, tiền lương hàng vạn là chuyện quá bình thường.

Vì thế, tiết kiệm tiền sẽ không khiến bạn giàu có hơn. Tiết kiệm tiền chỉ giúp bạn có một chỗ dựa vững chắc, giúp chúng ta có thể ứng phó trong lúc khó khăn. Chính vì thế, người giàu càng tiêu càng giàu, người nghèo, càng tiết kiệm lại càng nghèo.

Vũ Phong [Theo Công lý & xã hội]

Skip to content

Từ trước tới nay, phần lớn những người đi vay nhiều đều bị chỉ trích là những người không có khả năng làm ra tiền. Tuy nhiên, vay nợ đúng cách giúp cho bạn càng có nhiều tiền hơn, càng có năng lực càng cần vay tiền.

Điều này cũng đúng với mỗi chúng ta, ai càng có năng lực họ càng nghĩ làm sao có thể vay tiền của người khác và dùng tiền đó để thực hiện mơ ước làm giàu của mình.

Gỉa sử rằng giá nhà 2 tỷ đồng một căn, chúng ta chọn vất vả tích cóp được đủ 2 tỷ đồng mới mua hay sẽ trả góp trước 400 triệu để mua căn nhà đó ngay bây giờ?

Trong thời đại giá nhà leo thang, tính toán thế nào thì phương thức thứ 2 vẫn có lợi hơn. Vì vậy có thể nói rằng, lựa chọn vay nợ thực chất là cách lợi dụng tín dụng cá nhân, lợi dụng vay nợ để càng nhanh chóng đạt được mục tiêu tự do tài chính.

Quỹ đạo tích lũy tài lộc của người nghèo trình tự thường như sau: Nỗ lực làm việc – nhận lương hàng tháng – tiêu tiền – tiết kiệm. Người nghèo cố gắng hết mình để kiếm tiền, thế nhưng tiền họ kiếm được thường gửi trong ngân hàng và để nó nằm yên tại chỗ.

Còn quỹ đạo tích lũy tài lộc của người giàu thường như sau: Nỗ lực làm việc – tăng thu nhập – cố gắng tìm cách vay tiền ngân hàng – dùng tiền vay đó để tiền đẻ ra tiền – trở nên giàu có. Người giàu luôn nghĩ cách mượn gà để đẻ trứng, dùng tiền của ngân hàng, tiền của người khác phục vụ cho mình, và từ đó họ trở nên giàu có hơn.

KINH DOANHBí quyết khởi nghiệp thành công

Bill Gates đã từng nói : "Sinh ra trong nghèo khó không phải lỗi của bạn, nhưng chết trong nghèo khó thì đó hoàn toàn là lỗi của bạn". Thành công cùng sự giàu có luôn chờ đợi những người biết cố gắng, phấn đấu, để giàu, trước hết có lẽ bạn cần học cách suy nghĩ và hành động như một người giàu có đã. Người nghèo đa nghi trong khi người giàu dễ dãi Người nghèo thường có suy nghĩ rằng tất cả mọi người trên thế gian này đều đang muốn ăn tươi nuốt sống... tiền của họ. Sinh sống dài trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn khiến họ luôn nghi ngờ mọi thứ xung quanh, tự đặt cho mình những giới hạn về niềm tin đồng thời tìm mọi cách bảo vệ tài sản của mình. Trái ngược hoàn toàn, người giàu lại khá dễ dãi, họ để cửa nhà mở, dễ tin người khác đặc biệt thường xuyên cho người khác cơ hội để thể hiện chính mình. Người giàu tìm thành công, người nghèo tìm lầm lỗi Người giàu hiểu rằng mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó, thay vì phó mặc cho cuộc sống như một chiếc bè trôi trên sông, họ chọn cách đứng lên và cầm lái con thuyền mang tên cuộc sống. Họ tự đưa ra mục tiêu, thực hiện, bỏ qua những sai lầm phạm phải, họ tập trung vào những gì giúp họ cải thiện cuộc sống, những gì họ cần làm. Trong khi đó người nghèo luôn tìm tới những rắc rối, giải quyết rắc rối thay vì vấn đề ban đầu họ quan tâm. Họ chọn con đường dài, làm việc, gặp rắc rối, tìm cách giải quyết rắc rối chứ không chấp nhận thay đổi hoàn toàn, xây dựng lại để có kết quả tốt hơn. Chính vì lý do đó, người nghèo luôn tìm cách đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài, họ cho rằng họ không có tội mà hoàn cảnh đã đẩy họ vào tình thế bĩ cực không hồi kết.

Người nghèo thích bàn lùi trong khi người giàu luôn thắc mắcKhi gặp một vấn đề nào đó có tỷ lệ thành công không cao, người nghèo luôn tìm cách trốn tránh vấn đề. Giả sử họ muốn gặp một người thật nổi tiếng, họ sẽ cho rằng mình không làm được và đưa lý do tương tự như "họ sẽ chẳng gặp mình đâu", "họ chẳng có thời gian nói chuyện với mình đâu"... người nghèo tự ti về khả năng của mình và không dám thử, trong khi đó... Người giàu luôn đặt câu hỏi, họ đưa ra mọi tình huống có thể xảy ra và đưa mình vào tình huống đó. Thay vì thắc mắc làm được việc bằng cách nào thì họ tự hỏi mình những câu hỏi liên quan mà sẽ mang lại lợi ích cho chính họ. Người nghèo nói họ, người giàu nói chúng ta Chỉ là một đại từ nhân xưng, thế nhưng hàm ý của "họ" và "chúng ta" lại khác biệt nhau hoàn toàn. Cụm từ "chúng ta" mang tới cảm giác sở hữu, thống trị cho người nghe và khích lệ tinh thần tập thể trong khi "họ" mang ý nghĩa xa cách và không đem lại cảm giác sở hữu, chắc chắn cho người nghe. Người giàu luôn sử dụng "chúng ta" vì họ muốn khẳng định sự sở hữu trong khi đó người nghèo sử dụng "họ" để có thể đổ lỗi nếu xảy ra vấn đề cũng như an toàn hơn trong nhiều trường hợp khác nhau. Người giàu quan trọng chất lượng, người nghèo quan trọng chi phí "Cái nào rẻ nhất ở đây?", "Giá cái này là bao nhiêu?"... là những câu thường gặp được nói bởi những người có chi phí không cao. Người nghèo thường có xu hướng bỏ qua chất lượng và ưu tiên giá thành. Cùng là một sản phẩm nhưng nếu nó có mức giá rẻ, nó sẽ chiếm được cảm tình của người nghèo. Trái ngược lại, người giàu sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn cùng công sức thêm để mua được sản phẩm tốt. Người giàu coi trọng chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm nên họ cần những mặt hàng tốt chứ không phải mức giá phải chăng. Tiền của người nghèo và thời gian của người giàuTiền và thời gian, đâu là thứ quan trọng hơn với bạn? Nếu bạn trả lời là tiền, xin chúc mừng vì bạn cần cố gắng trở thành người giàu, những người giàu thật sự sẽ coi trọng thời gian hơn bất kì loại tiền bạc nào trên thế gian này. Người nghèo hay "kì kèo", họ sẵn sàng bỏ thời gian dài đàm phán một công việc ngắn chỉ để có thêm khoản chi phí nhỏ nhưng họ không nhận ra rằng tiền bạc mất đi có thể kiếm lại được, thời gian một khi đã qua sẽ mãi mãi biến mất. Đối với người giàu, thời gian là đơn vị tài sản giá trị nhất, họ sẵn sàng từ bỏ tiền bạc để có được những phút giây thoải mái bên gia đình, bạn bè và tất nhiên họ không phung phí thời gian với những việc không có ích.
Người nghèo thích đấu đá, người giàu thích kiến tạo Khi người giàu muốn có một thứ gì đó, thay vì đấu tranh với những người khác, họ sẽ tự tạo ra nó. Cũng giống với việc bạn mở một công ty sản xuất camera chỉ để thoả mãn thú vui, họ biến sở thích của mình trở thành mặt hàng kinh doanh, vừa kiếm lời và vừa giúp thoả mãn bản thân. Trong khi đó mỗi khi thấy cơ hội, người nghèo sẽ tìm đủ mọi cách để chiếm hữu được cơ hội này cho bản thân. Họ hiếm khi nghĩ tới việc mình tự tạo ra cơ hội hoặc nếu có họ cũng sẽ nhanh chóng bàn lùi vì quá tự ti về bản thân. Họ thường tạo cho mình suy nghĩ rằng những thứ đến với họ là tuyệt vời nhất rồi nên có cố gắng cũng chẳng giúp ích thêm được gì. Người nghèo hay phàn nàn, người giàu muốn tận hưởng Thay vì nhìn mọi việc theo hướng tích cực, đổi mới để phù hợp thì người nghèo tự áp đặt mọi thứ theo cách tiêu cực. Họ phỏng vấn vào một công ty sau đó thất bại, họ cho rằng công ty này đã sai lầm khi không tuyển dụng mình thay vì nhận ra rằng họ chưa có đủ các yếu tố cần thiết cho công việc đó. Mỗi khi có vấn đề xảy ra, người nghèo sẽ đưa ra cả tá lý do vì sao vấn đề này sai nhưng không thể kể được vấn đề kia có thể đem lại lợi ích nào. Trong khi đó, người giàu biết rằng có thể mình không giàu cả đời này được, tiền tiêu mãi cũng có lúc phải hết. Chính vì thế họ coi trọng tất cả mọi thứ đến với mình như những món quà, những kinh nghiệm đồng thời tìm hiểu khả năng để biến vấn đề lớn thành mỏ kiếm tiền. Người giàu có thư viện lớn, người nghèo có TV màn hình rộng Đa phần người giàu đều được giáo dục cẩn thận và họ coi trọng giá trị của sách vở, nếu đến một căn nhà có tủ sách cực lớn và TV cực nhỏ, bạn sẽ biết rằng đó là một gia đình giàu có. Người giàu không ngừng tích luỹ thêm kiến thức vì với họ kiến thức chính là chìa khoá cho thành công. Người giàu không quan tâm tới những phương tiện giải trí thông thường mà họ nghiên cứu để tìm hiểu bản thân, hoàn thiện chính mình. Còn đối với người nghèo, họ tìm mọi cách để giải trí sau những giờ phút căng thẳng trong công việc, suy nghĩ tiêu cực khiến họ dành toàn bộ thời gian rảnh cho việc giải trí. Thêm vào đó, đã nghèo còn thích "bánh bèo", người nghèo có sở thích khoe khoang vì họ không muốn cho người khác biết mình nghèo, chính vì thế họ chọn những chiếc TV màn hình rộng đắt tiền thay cho một tủ sách đầy ắp.
Còn bạn thì sao ? Bạn đang suy nghĩ theo lối người giàu hay người nghèo ? Hãy tự chọn cho mình con đường trong tương lai, không phải lúc nào giàu có cũng là tối ưu, là hoàn hảo, đôi khi nghèo một chút nhưng thanh thản trong tâm hồn lại là thứ mà nhiều người giàu có theo đuổi.

Video liên quan

Chủ Đề