Viết đoạn văn 8 10 câu giải thích vì sao nói Nguyễn Du có công sáng tạo lớn trong Truyện Kiều

Mở bài Truyện Kiều

  • Khái quát chung về Tác giả Nguyễn Du
  • Đôi nét về tác phẩm Truyện Kiều
  • 1. Mở bài Truyện Kiều
  • 2. Mở bài Truyện Kiều
  • 3. Mở bài Truyện Kiều
  • 4. Mở bài cảnh ngày xuân
  • 5. Mở bài Chị em thuý kiều
  • 6. Mở bài Mã Giám Sinh mua Kiều
  • 7. Mở bài Kiều ở lầu ngưng bích
  • 8. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du
  • 9. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du
  • 10. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du
  • 11. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du
  • 12. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du
  • 13. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du
  • 14. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du

Những mở bài hay nhất về Truyện Kiều Nguyễn Du sẽ mang đến cho các bạn học sinh những mở bài hay nhất về những đoạn trích trong chương trình ngữ văn 9. Sau đây là tài liệu mời các bạn tải về tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tham khảo: Kết bài Truyện Kiều Nguyễn Du

Khái quát chung về Tác giả Nguyễn Du

1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam [nay thuộc Hà Nội] sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền [nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh].

Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. Nhưng năm 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.

Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du dã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ. Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và hoạn lộ trở nên thuận lợi hơn.

Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

Thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du.

• Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du

Đặc điểm nội dung: nội dung sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Những khái quát của ông về cuộc đời, về thân phận con người thường mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc. Ý nghĩa sâu sắc của thơi ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ.

Đặc điểm nghệ thuật: Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác. Ông nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc. Thơ chữ Hán của ông ở thể thơ nào cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt phải nói đến tài năng nghệ thuật của nhà thơ trong các sáng tác bằng chữ Nôm. Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập.

Đôi nét về tác phẩm Truyện Kiều

1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện Kiều [Đoạn trường tân thanh] được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 [khoảng 1805 - 1809].

Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát

2. Bố cục: 3 phần

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Phần 2: Gia biến và lưu lạc

Phần 3: Đoàn tụ

3. Giá trị nội dung

- Giá trị hiện thực: Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống con người. Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ

- Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,… đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người. Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy. Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện

4. Giá trị nghệ thuật

Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương

Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện có ba hình thức là trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ

Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vang dội, cách xây dựng nhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình đặc sắc

1. Mở bài Truyện Kiều

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là tập đại thành của ông kết tinh những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đọc các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,“Mã Giám Sinh mua Kiều”, ta thấy tác giả đã xót thương cho số phận bất hạnh của Thúy Kiều nhưng đó cũng đồng thời là nỗi xót thương cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Mở bài Truyện Kiều

Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XIX. "Truyện Kiều" của ông là đỉnh cao chói lọi và niềm tự hào lớn của nền văn học cổ Việt Nam.

"Trải qua một cuộc Bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Áng thơ tự sự — trữ tình này không chỉ là tiếng nói lên án những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội phong kiến thối nát mà còn "thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của thi hào Nguyễn Du".

3. Mở bài Truyện Kiều

Tinh thần nhân đạo cao cả là nội dung tư tưởng đặc sắc tạo nên vẻ đẹp nhân văn của áng thơ này. Chúng ta vô cùng tự hào về Nguyễn Du, một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một trái tim giàu yêu thương, đồng cảm với tâm tư và số phận của con người, một tài năng lớn về thi ca đã làm rạng rỡ nền văn học cổ Việt. Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du thấm nhuần trong trang thơ Truyện Kiều.

4. Mở bài cảnh ngày xuân

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều – tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả:

Ngày xuân con én đưa thoi

5. Mở bài Chị em thuý kiều

Khi khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Có thể nói, Đoạn Trường Tân Thanh với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào cho nền văn chương Việt Nam. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, những phong cảnh tuyệt vời trong thiên nhiên, cỏ cây, những bức tranh tâm trạng đã hiện ra tạo thành một thế giới thơ đầy quyến rũ. Bằng tấm lòng và sự nâng niu, trân trọng, mến yêu nhân vật chân thành, ông đã để lại cho đời những rung cảm nghệ thuật trước cái đẹp thật sâu sắc. Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, một lần nữa ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả của Tố Như thần tình ra sao và trái tim Nguyễn chan chứa yêu thương biết nhường nào! Đầu lòng hai ả tố nga.

6. Mở bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. Tiêu biểu cho tình trạng bị chà đạp đó là cảnh mua bán người thật thương tam trong truyện. “Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau đớn, căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp.

7. Mở bài Kiều ở lầu ngưng bích

Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh “êm đềm trước rủ màn che”. Kiều đã trở thành món hàng trong màn mua bán của Mã Giám Sinh và giờ nàng đang sống trong cô đơn, nhớ thương đau buồn, lo âu nơi lầu Ngưng Bích. Hai mươi hai câu thơ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rõ bức tranh tâm cảnh của kiều. Sống nơi lầu Ngưng Bích là kiểu sống trong sự cô đơn tuyệt đối:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”

8. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du

“Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến

Đi đường dài em giữ Truyện Kiều theo”

[Chế Lan Viên]

Trải qua mấy trăm năm với bao thử thách giông tố của thời gian Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nền văn học dân tộc. Một trong những nguyên nhân làm cho Truyện Kiều có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc là vì nhiều nhân vật của Nguyễn Du đó trở thành bất tử, người đọc nhớ nhân vật hơn cả cốt truyện. Đó chính là do nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Đoạn trích……… sẽ giúp ta hiểu rõ điều đó.

9. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du

Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không yêu mến, có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đó trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đúng như Tố Hữu đó ngợi ca:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghàn thu

Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày”

10. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du

Khi nói đến tác giả của Truyện Kiều, không chỉ nhân dân lao động mà tất cả các nhà văn, nhà nghiên cứu đều thốt nhất tên gọi: “Đại thi hào dân tộc”. Với “con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ tới muôn đời” [Mộng Liên Đường], Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Những câu thơ của Nguyễn Du sở dĩ có thể khắc sâu trong lòng đọc như vậy còn bởi trong Truyện Kiều ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong việc miêu tả nhân vật. Đoạn trích….

11. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du

Nguyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi như là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là sự kết hợp giao hòa của hai yếu tố này.

12. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm đặc sắc, đặc biệt là Truyện Kiều. Đó là một trong số những đỉnh cao chói ngời của nền văn học Việt Nam, cũng như Văn học thế giới. Truyện Kiều không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Đáng chú ý là bút pháp tả cảnh ngụ tình được thể hiện khá rõ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tiêu biểu nhất là tám câu thơ cuối.

13. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực…thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế, đặc biệt là đoạn trích …..

14. Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du

Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập trung viết về họ đó là người phụ nữ. Trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phải kể đến truyện Kiều của Nguyễn Du ở cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Nhân vật Thuý Kiều là điển hình cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đức hạnh thanh cao nhưng lại bị cuộc đời vùi dập, xô đẩy vào những đau thương bất hạnh. Ta sẽ thấy rõ điều đó qua các đoạn trích: “Chị em Thuý Kiều”, “Mã giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du được VnDoc sưu tầm và đăng tải, hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 9, hoàn thành tốt bài tập mà giáo viên giao cho. Mời các bạn cùng tham khảo

  • Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

.......................................................................

Ngoài Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Video liên quan

Chủ Đề