Eq quan trọng hơn iq vì sao

IQ và EQ là gì? IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Đó là những câu hỏi chúng ta vẫn thường nghe người ta hỏi nhau, vậy hãy đi tìm lời giải đáp nhé!

Xem thêm: EQ là gì? Tại sao EQ quan trọng đối với quá trình tuyển dụng?

IQ là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Intelligence Quotient”, có nghĩa là “chỉ số thông minh”. Chỉ số thông minh của 1 người thường được tính bằng cách lấy số tuổi trí lực chia cho số tuổi thời gian và nhân số đó với 100, kết quả cuối cùng chính là chỉ số thông minh của người đó.

Ví dụ 1 người có tuổi trí lực là 40, tuổi thời gian là 25 thì ta sẽ làm theo công thức  [30 : 25] x 100 = 160 điểm => Chỉ số thông minh của người này là 160.

IQ thường thể hiện các khả năng như:

  • Tư duy định lượng
  • Trí nhớ làm việc; trí nhớ ngắn hạn
  • Kiến thức về thế giới
  • Dòng tư duy
  • Xử lý thị giác và không gian

IQ là gì? EQ là gì?

Còn EQ là “Emotional Intelligence” – trí thông minh cảm xúc. Nó thể hiện khả năng nhận thức, đánh giá thể hiện và  kiểm soát cảm xúc của 1 người.

Người có EQ cao thường có khả năng điều tiết cảm xúc của bản thân và tác động đến  cảm xúc của cả những người xung quanh, đó cũng là lý do họ làm những leader tiềm năng, nói vui thì tương lai họ chắc chắn sẽ “cầm đầu thiên hạ”. Chỉ số EQ cũng được đo lường thông qua các bài kiểm tra EQ tương tự như cách người ta test IQ vậy.

EQ tập trung vào các khả năng sau:

  • Nhận định và kiểm soát cảm xúc bản thân
  • Nhận ra và đánh giá cảm xúc của người khác
  • Kết nối với người xung quanh
  • Dùng cảm xúc để hỗ trợ cho quá trình giao tiếp của bản thân với người khác

►►► CẬP NHẬT NHANH 1000+ các mẫu thư xin việc khiến nhà tuyển dụng “ĐỨNG HÌNH MẤT 5s”, ứng tuyển  dễ dàng vào vị trí tuyển dụng IT bạn đang “thấp thỏm” mong chờ!

Sau khi đã hiểu rõ IQ và EQ là gì thì chúng ta sẽ đi vào phần trọng tâm của bài viết này, đó là trả lời cho câu hỏi “IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?”.  Hãy cùng phân tích tầm quan trọng của cả 2 loại chỉ số này để đưa ra kết luận cuối cùng nhé!

Trong quá khứ, người ta đã từng coi chỉ số IQ là “chìa khóa” quyết định thành công bởi lẽ người có IQ cao đồng nghĩa rằng họ thông minh, học giỏi, làm gì cũng có thành tựu hơn người.

Tuy nhiên càng về sau này, người ta càng nhận ra rằng chỉ số IQ không thể coi là nhân tố đảm bảo cho thành công của 1 con người. Phạm vi của nó quá hạn hẹp, nó không phản ánh được toàn bộ khả năng cũng như tiềm năng của mỗi người trong chúng ta.

Dĩ nhiên IQ vẫn là 1 loại chỉ số quan trọng, người có IQ cao chưa chắc đã thành công ở mọi lĩnh vực nhưng chắc chắn họ sẽ gặt hái được nhiều thành tựu trong học tập.

►►► CẬP NHẬT THÊM những kinh nghiệm khi đi phỏng vấn mới nhất để chinh phục nhà tuyển dụng khó tính và đánh gục hàng ngàn các ứng viên “TIỀM NĂNG” khác!

Nhìn chung, những người có IQ cao thường học hành giỏi giang hơn người, dễ kiếm được công việc có mức lương cao hơn, dễ dàng đạt được thành công hơn và có được sự ngưỡng mộ, khen ngợi của phần lớn những người xung quanh.

IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?

Chỉ số EQ xưa kia bị coi nhẹ nhưng giờ đây người ta đã nhận ra tầm quan trọng thực sự của nó. Người có EQ cao có thể làm được nhiều điều phi thường cho bản thân họ và những người xung quanh.

Chỉ số EQ cũng không phải là thứ bẩm sinh đã có mà bạn  có thể rèn luyện và trau dồi nó theo năm tháng. Chỉ cần bạn kiên trì thì việc trở thành người có EQ cao chẳng phải nhiệm vụ quá khó khăn.

Không ít người khẳng định rằng EQ là yếu tố thiết yếu để tạo nên những nhà lãnh đạo giỏi, những nhà kinh doanh xuất sắc. Hầu hết các doanh nghiệp cũng đặc biệt ưu ái những nhân viên có chỉ số EQ cao bởi họ không chỉ có thể đạt được nhiều thành tích tốt cho bản thân mà còn tạo ra ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh nữa.

=> Nhìn chung, thật khó để phân định rõ xem IQ và EQ cái nào quan trọng hơn bởi vì chúng đều quan trọng và có vai trò của riêng mình. Và bản thân 1 mình EQ hay IQ cũng không thể tạo nên thành công cho 1 con người.

Thành công là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Hãy rèn luyện bản thân để bạn có thể tốt ở mọi mặt, chỉ có như vậy bạn mới đạt được thành công vững chắc mà thôi.

Trên đây là 1 số thông tin về chỉ số IQ và EQ và câu trả lời của Timviecbanhang.com cho câu hỏi: “IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?”. Bạn có đồng ý với ý kiến của chúng tôi không hay có hướng suy nghĩ khác? Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết với nhé!

>> Xem ngay: Việc làm chuyên viên tư vấn bất động sản tại Hà Nội mới nhất với rất nhiều công việc hấp dẫn

Bên cạnh Daniel Goleman, trong khi mọi người thường cho rằng người càng thông minh sẽ càng thành công thì tỷ phú Warren Buffet chia sẻ rằng, IQ là một yếu tố cần nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn, đó là lí trí và sự ổn định trong cảm xúc: EQ.

EQ là gì?

EQ là viết tắt của Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số cảm xúc. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người rất tốt, do vậy thường trở thành những nhà lãnh đạo xuất chúng.

Trong xu hướng tuyển dụng ngày nay, các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những người cân bằng được cả chỉ số IQ và EQ hay gọi tắt là EI [Emotional Intelligence].

EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn từ mọi người.

Nâng cao chỉ số EQ – Rút ngắn con đường đến với thành công

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng chịu tác động nhiều từ giáo dục, rèn luyện. Việc rèn luyện cảm xúc  phải được thực hiện thường xuyên, ngày qua ngày, qua các tình huống ứng xử với các mối quan hệ khác nhau, hay cách xử lí các vấn đề cá nhân.

Vậy để cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình, hãy cân nhắc 5 thói quen dưới đây của những người thành công:

Chịu khó suy ngẫm

Những người có EQ cao hiểu được rằng, xem xét kỹ lưỡng cách họ cảm nhận và hành động trong quá khứ sẽ giúp họ thêm thận trọng và có ý thức hơn sau này. Chẳng hạn, khi họ về nhà nhưng không vui, họ không ngay lập tức quên phắt mọi thứ và thả mình trên ghế băng cho thoải mái. Thay vào đó, họ dành thời gian suy nghĩ về những điều làm họ phiền lòng và tìm ra lý do.

Người có trí tuệ cảm xúc thường có xu hướng suy ngẫm rất nhiều. Đứng trước một vấn đề, họ nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, làm thế nào để phát huy được điểm mạnh nhiều nhất có thể hay cố gắng khắc phục, không để điểm yếu ảnh hưởng đến công việc.

Trong những thời điểm căng thẳng, những người có EQ cao không bao giờ phản ứng mà dừng lại một chút để cân nhắc kỹ lưỡng về hoàn cảnh hiện tại. Một điểm dừng ngắn ngủi này giúp họ xem xét điều gì đang diễn ra và ngăn họ nói hoặc làm những điều bốc đồng, hấp tấp.

Hình thành được thói quen này không phải dễ dàng, nhưng nếu thực hiện được, bạn sẽ có khả năng tối ưu hóa cuộc sống thường ngày của mình.

Nhìn nhận trên quan điểm của người khác

Không dễ dàng gì khi đứng trên quan điểm của người khác để nhìn nhận sự vật, sự việc, đặc biệt là khi chúng ta không có cách nào phân biệt rõ đâu là đúng, đâu là sai.

Khả năng nhìn nhận vấn đề trên quan điểm của người khác có ảnh hưởng mạnh mẽ và cần thiết để làm tăng EQ của bạn. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác giúp bạn đồng cảm với họ, khiến bạn trở nên gần gũi với họ hơn. Bằng việc cho người khác thấy được bạn hiểu được họ nghĩ gì, bạn có thể dành được sự tín nhiệm của họ.

Để có thể thấu hiểu được người khác hơn, bạn có thể tham khảo cuốn “Đọc vị bất kỳ ai – David J. Liebermen “

Biết cảm thông với người khác

Những người có EQ cao thường biết cảm thông với hoàn cảnh của người khác. Nhờ thế họ dễ dàng hiểu được tại sao người này làm thế này, người kia cảm thấy thế kia – và có những phản ứng thích hợp.

Chẳng hạn bạn đang tập trung làm việc, cấp trên của bạn bước vào, vẻ mặt căng thẳng, và ngay lập tức tỏ vẻ khó chịu, chất vấn bạn về tiến độ của một dự án mà bạn mới được giao hôm qua.

Bạn sẽ:

  • Cảm thấy khó chịu, ngay lập tức tìm cách chống chế?
  • Tự nhắc mình rằng một nhân viên chủ chốt vừa nghỉ việc và cấp trên của bạn muốn tìm một người thay thế?

Cách phản ứng thứ hai chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và tự chủ hơn nhiều.

Để có thể thấu cảm với mọi người hơn, bạn có thể tham khảo cuốn “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie về nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp.

Trải nghiệm những hoạt động xã hội

Có một cách khác để nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn là nói chuyện và kết nối với mọi người xung quanh. Theo những minh chứng khoa học cho thấy, bạn sẽ có xu hướng quan tâm đến mọi người hơn nếu được tiếp xúc với nhiều người. Trong một cộng đồng, bạn không thể chỉ suy nghĩ cho bản thân mình, được chia sẻ với những người xung quanh sẽ giúp bạn đồng cảm với họ hơn, làm gia tăng trí tuệ cảm xúc của bạn.

Biết nghỉ ngơi đúng cách

Ngủ đủ giấc và dành đủ thời gian để nghỉ ngơi là điều kiện cần để có một chỉ số EQ như ý.

Thật khó để có thể bình tĩnh và kiểm soát được cảm xúc của mình nếu như bạn đang ở trong trạng thái mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi đúng cách giúp bạn giữ mình khỏi sự căng thẳng, giúp cơ thể bạn được “sạc pin”, từ đó hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt để điều chỉnh cảm xúc của mình sao cho phù hợp.

Hi vọng những thông tin từ bài viết có thể giúp bạn dần dần nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình, nhận được những tình cảm yêu quí từ mọi người xung quanh và cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống!

Video liên quan

Chủ Đề