Tại sao lại bị đồng giới

Gần đây, truyền thông tại việt Nam đã cho thấy sự cởi mở và đón nhận những người trong cộng đồng LGBT+ thông qua những chương trình truyền hình, báo chí, mạng xã hội... Người trẻ cũng dần tò mò và bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về các thông tin xoay quanh chủ đề về giới.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những luồng ý kiến và tư tưởng trái chiều, thậm chí là công khai miệt thị và xúc phạm đến những người trong cộng đồng này. Vậy việc kỳ thị người đồng tính bắt nguồn từ đâu, hậu quả là gì và làm thế nào để khắc phục?

1. Hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái là gì?

Ghê sợ đồng tính luyến ái (tiếng anh: Homophobia) là nỗi sợ hãi, căm ghét, ác cảm hoặc phân biệt đối xử với người đồng tính một cách vô lý.

2. Biểu hiện thường thấy của hội chứng này

Thái độ: Coi thường, miệt thị, khó chịu,... với cách thể hiện giới (gender expression) của người đồng tính từ việc ăn mặc, đi đứng đến cách ăn nói.

Hành vi: Xa lánh, cười cợt, chế giễu, nhại lại hành động, yêu cầu họ phải nói năng, cư xử mạnh mẽ hay nữ tính hơn.

Đối tượng của việc bị kỳ thị không chỉ là người khác, mà có những người còn mang sự kỳ thị đối với bản thân bởi ảnh hưởng của định kiến xã hội.

3. Góc nhìn của tâm lý học

Có nhiều dạng ghê sợ đồng tính luyến ái trong đó có ghê sợ đồng tính của chính mình (internalized homophobia) và ghê sợ đồng tính hợp lý (rationalized homophobia).

Ghê sợ đồng tính của chính mình (Internalized homophobia)

Tại sao lại bị đồng giới

Ghê sợ đồng tính của chính mình là nỗi ác cảm, sợ hãi, xấu hổ và lo lắng với cảm giác đồng tính trong bản thân vì định kiến xã hội (Theo Psychology Today). Cảm giác này gây cho họ sự băn khoăn nặng nề hoặc không chấp nhận xu hướng tính dục của chính bản thân.

Hiện tượng này một dạng mâu thuẫn nhận thức (cognitive dissonance) – khi một người giữ hai niềm tin, giá trị hoặc thái độ trái ngược nhau. Do con người có xu hướng tìm kiếm sự nhất quán trong thái độ và nhận thức, nên xung đột này gây ra một cảm giác khó chịu trong họ. Một mặt, họ có hứng thú với người cùng giới. Mặt khác, họ lại muốn thích ứng với tinh thần coi tất cả mọi người là dị tính (hesterosexual sexual) và quan hệ nam nữ là chuẩn mực của xã hội.

Ghê sợ đồng tính hợp lý (Rationalized homophobia)

Ghê sợ đồng tính không chỉ đơn thuần là việc gây hấn với người đồng tính. Đó còn là cảm xúc khó chịu xung quanh vấn đề đồng tính mà chính cá nhân người kỳ thị cũng không hiểu được nguyên do.

Những nhà tâm lý xã hội đã có rất nhiều nghiên cứu về cảm xúc sợ hãi và ghê tởm làm sai lệch những đánh giá của ta về thực tế. Thay vì đánh giá việc đồng tính dựa trên bản chất của nó, chúng ta lại vô thức liên tưởng nó như một loại nguy hiểm.

Đây được gọi là cơ chế “chiến hoặc chạy” (fight or flight), giúp ta sinh tồn trong quá trình tiến hóa (như việc chạy đi khi thấy thú dữ). Cơ chế này hoạt động nhanh hơn cả lý trí - một khả năng chỉ mới xuất hiện sau này của con người.

Tại sao lại bị đồng giới

Bên cạnh cơ chế “chiến hoặc chạy”, còn có một hiện tượng tâm lý khác để lý giải việc kỳ thị. Trong nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã hỏi các đối tượng nghiên cứu rằng liệu có sai về mặt đạo đức khi xé quốc kỳ và xả các mảnh xuống nhà vệ sinh tại nhà. Những người nói đó là sai không thể dễ dàng giải thích tại sao. Tương tự, mọi người thường không chấp nhận quan hệ tình dục đồng thuận giữa anh chị em, nhưng lại không thể trả lời được vì sao việc đó lại sai.

Các nhà tâm lý học gọi những cảm giác như trên là “trực giác đạo đức” (moral intuitions) – các phán xét vô thức bắt nguồn từ cảm xúc hoặc những gì ta được dạy, và thường liên quan đến sự ghét bỏ. Haidt nói rằng mọi người liên hệ đến cảm xúc để giúp họ quyết định điều gì nên tin. Khi nhận thức của bạn về thực tế bị chi phối bởi cảm xúc mạnh mẽ, nó sẽ tạo nên sự thiên kiến nhận thức (cognitive bias). Điều này giải thích những kết luận tiêu cực về người đồng tính và tại sao có rất nhiều người cố chấp với suy nghĩ này, mặc dù chẳng có gì chứng minh.

4. Hậu quả của hội chứng ghê sợ đồng tính

Nỗi sợ hãi vô lý này chính là tiền đề của sự kỳ thị. Điều này có thể gây ra những vấn đề về tâm lý đối với người bị kỳ thị (46% người được khảo sát cho thấy nguy cơ của bệnh trầm cảm).

Tại sao lại bị đồng giới

Trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự kỳ thị. Hậu quả bao gồm:

  • Ngăn chặn việc kết nối thân mật với người khác.
  • Hạn chế giao tiếp với gia đình.
  • Giảm khả năng thể hiện bản thân vì bị giới hạn trong các vai trò cứng nhắc về giới (gender role).
  • Dẫn đến việc thể hiện giới tính sai lầm để chứng minh rằng họ không phải là người đồng tính, như các hành vi bạo lực, lạm dụng chất kích thích, rượu bia.
  • Cản trở sự đa dạng.
  • Trong thời niên thiếu, cảm giác thuộc về và được chấp nhận bởi một nhóm (gia đình, bạn bè) là rất quan trọng. Việc bị từ chối bởi nhóm có thể khiến cá nhân gặp vấn đề trong việc thừa nhận bản thân.
  • Dẫn đến sự tự giới hạn và loại trừ, góp phần tạo nên môi trường phân biệt đối xử và bạo lực.

5. Làm sao để thoát khỏi nỗi sợ

Những hành động có thể giảm bớt nỗi sợ hãi vô lý này là:

  • Cởi mở đối thoại và không ngại tranh luận về vấn đề này, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của quyền con người.
  • Đồng tính là một thực tế. Vì thế, nên nói chuyện với gia đình về chủ đề này, thảo luận nó ở trường học với mọi người xung quanh nhằm mục đích nâng cao nhận thức.
  • Khuyến khích người đồng tính nói về cảm xúc của bản thân, hỗ trợ họ trong việc chấp nhận giới tính thật của mình, nhắc nhở họ rằng luôn có sự hỗ trợ từ gia đình hay các chuyên gia.
  • Chủ động tìm hiểu những kiến thức về giới. Vừa tăng thêm hiểu biết về cộng đồng LGBT+, vừa giảm đi nỗi sợ hãi không có căn cứ với họ.
  • Mỗi cá nhân phải tự đặt câu hỏi và ý thức được về những việc mình nói và làm đối với người đồng tính có làm họ tổn thương. Không đùa cợt, bình phẩm “kém duyên” và cẩn trọng trong việc chọn đại từ nhân xưng khi nói chuyện với họ.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Những người đồng tính nữ nên nắm rõ những vấn đề sức khỏe đặc thù, từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục tới trầm cảm, để có thể biết cách tự chăm sóc bản thân tốt hơn.

Nữ giới có những vấn đề sức khỏe riêng biệt, và những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt, như đồng tình nữ, nữ song tính và người nữ có quan hệ tình dục đồng giới, cần quan tâm hơn tới những vấn đề sức khỏe đặc thù. Dù các yếu tố nguy cơ phụ thuộc vào rất nhiều khía cạnh, xu hướng tình dục và cách quan hệ tình dục (gồm cả tiền sử gia đình và độ tuổi), tuy nhiên nắm được các vấn đề sức khỏe riêng biệt sẽ giúp chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.

Những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt đối mặt với nguy cơ cao trầm cảm và rối loạn lo âu. Nguyên nhân xuất phát từ sự xa lánh, kì thị, phân biệt của xã hội, sự rạn nứt với người yêu, tình trạng lạm dụng và bạo hành. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn đối với những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt nhưng không công khai và với những người thiếu sự hỗ trợ xã hội.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu trầm cảm, hãy tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Nếu e ngại, hãy chia sẻ với người yêu hoặc người bạn tin tưởng. Chia sẻ tình trạng với người khác là bước đầu dẫn đến điều trị thành công sau này.

Tại sao lại bị đồng giới

Những người đồng tính nữ có nguy cơ cao về bệnh trầm cảm

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (như virus gây u nhú ở người (HPV), viêm âm đạo nhiễm khuẩn, trùng roi âm đạo,...) có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đồng tính nữ. Quan hệ tình dục qua đường miệng và các hành vi có liên quan đến cách đồng tính nữ quan hệ (như sự tiếp xúc tay - âm đạo, tay - hậu môn, dùng chung đồ chơi tình dục,...) cũng làm lây truyền các bệnh qua đường tình dục.

Quan hệ đồng giới nữ cũng là con đường lây truyền HIV - virus gây ra AIDS. Hiện chưa có cách điều trị hoàn toàn cho HIV/AIDS cũng như rất nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV hay herpes sinh dục. Cách phòng tránh tốt nhất là thực hành quan hệ tình dục an toàn.

Để tự bảo vệ bản thân trước những bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên:

  • Kiểm tra sức khỏe cho cả bản thân và bạn tình: đừng quan hệ tình dục không an toàn trừ khi chắc chắn bản thân và bạn tình (đồng giới hay khác giới) không mắc HIV hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Đi khám sức khỏe rất quan trọng bởi nhiều người không hề biết bản thân mắc bệnh, hoặc không hề quan tâm tới sức khỏe của bản thân.
  • Quan hệ tình dục an toàn: khi quan hệ tình dục qua đường miệng hãy sử dụng dụng cụ bảo vệ (như tấm chắn miệng). Đồ chơi tình dục cần được làm sạch với nước xà phòng nóng sau mỗi lần sử dụng, hoặc khi sử dụng nên bọc chúng với một bao cao su mới. Khi thực hiện hoạt động tình dục bằng tay (tiếp xúc tay - âm đạo, tay - hậu môn) nên đeo găng tay.
  • Chung thủy: chung thủy với một bạn tình không mắc bệnh là cách hiệu quả để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Hạn chế uống rượu, không sử dụng chất kích thích: trạng thái không tỉnh táo dễ dẫn tới hành vi tình dục không an toàn. Nếu có sử dụng chất kích thích qua đường tiêm chích, đừng sử dụng chung bơm kim tiêm.
  • Tiêm chủng: tiêm chủng có thể giúp phòng tránh một số bệnh (như viêm gan virus A và B), bên cạnh đó phụ nữ từ 26 tuổi trở xuống có thể tiêm vắc xin ngừa HPV.

Những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt có tỉ lệ nghiện thuốc lá cũng như phụ thuộc rượu và chất kích thích cao hơn.

Nếu đang trong tình trạng lạm dụng chất kích thích, hãy nhớ tìm sự giúp đỡ. Các tổ chức giới tính, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần, các trung tâm cộng đồng sẵn sàng hỗ trợ bất cứ ai đang có vấn đề cần giúp đỡ.

Nạn bạo hành ảnh hưởng tới tất cả các đối tượng trong một mối quan hệ. Những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt thường giấu kín vấn đề bị bạo hành bởi:

  • Sự đe dọa sẽ tiết lộ khuynh hướng tình dục khác thường của nạn nhân với những người khác (người yêu, bạn bè, bạn học, người thân,...) từ kẻ bạo hành.
  • Nỗi sợ hãi bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Bị bạo hành sẽ dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm và tuyệt vọng. Nếu không công khai tình huống gặp phải cũng như tình trạng bản thân, việc tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ khó khăn hơn.

Cách duy nhất để thoát khỏi vòng xoáy bạo lực là hãy hành động càng sớm càng tốt. Nếu đang bị bạo hành, hãy chia sẻ ngay với người khác, đó có thể là một người bạn, là người yêu, là chuyên gia tư vấn hoặc bất kì người nào có thể tin tưởng.

Bên cạnh đó, liên hệ tới đường dây nóng chuyên hỗ trợ về bạo hành là một giải pháp tốt, và hãy cân nhắc kế hoạch rời xa kẻ bạo hành.

Những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt có thể cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ cũng như tìm được ai đó đủ tin tưởng để chia sẻ những vấn đề của bản thân.

Hãy tham vấn với một bác sĩ hoặc chuyên gia có thể tôn trọng, sẻ chia, thấu hiểu. Hãy chia sẻ xu hướng tình dục với bác sĩ hoặc chuyên gia để biết về những khám sức khỏe định kì theo lứa tuổi (ví dụ: huyết áp, nồng độ cholesterol, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung,...).

Nếu không phải là người chung thủy, hãy tầm soát thường xuyên những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hãy tham vấn với bác sĩ các vấn đề gặp phải, để luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic

XEM THÊM: