Tại sao lại bị chân vòng kiềng

Gõ từ khóa “chân vòng kiềng” lên các trang tìm kiếm, bạn có thể sẽ hoa mắt với hàng trăm bài viết về chủ đề này. Lướt sơ qua vài trang, hẳn bạn sẽ thấy mơ hồ bởi có quá nhiều thông tin liên quan nhưng tính chính xác lại không đảm bảo.

Hiểu được điều đó, Hello Bacsi đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc những hiểu biết đúng nhất về dị tật này, những kiến thức cơ bản và cách chữa chân vòng kiềng hiệu quả.

Thế nào là chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng [còn gọi là chân cong, chân hình chữ O] là một dạng bất thường ở chân hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Theo đó, 2 đầu gối sẽ hướng ra xa nhau, thậm chí ngay cả khi áp 2 mắt cá chân sát bên thì vẫn có khoảng cách giữa hai đầu gối.

Để kiểm tra bé có bị chân vòng kiềng không, đầu tiên, hãy đặt bé ở tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, 2 mắt cá trong chạm vào nhau. Sau đó bạn đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ [tại vị trí lồi cầu trong xương đùi]. Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 10cm, điều này nghĩa là trẻ vẫn phát triển bình thường. Trong trường hợp, khoảng cách đo lớn hơn 10cm, bạn không nên quá lo lắng mà cần đưa trẻ đi khám để kiểm tra thêm.

Đa số các trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng đều phát triển tốt. Dị tật này có thể là do tư thế sai của thai nhi trong bụng mẹ, khi trẻ lớn dần, chân sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cần bất kỳ tác động nào. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, việc xoa bóp hay nắn chỉnh chân hoàn toàn không có tác dụng gì.

Nên làm gì khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng?

Khi quan sát thấy bé có hiện tượng chân cong, bố mẹ nên kiểm tra theo các bước trên để xác định chân bé có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Nếu chân bé phát triển trong giới hạn bình thường, bố mẹ có thể yên tâm cho con vận động, đồng thời theo dõi sự phát triển của bé. Nếu khoảng cách giữa 2 gối khi đo lớn hơn 10cm, bố mẹ có thể mang bé đến khám để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và theo dõi tiến triển mỗi 3 − 6 tháng.

5 cách khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ

1. Nắm rõ kiến thức về tình trạng chân cong

Để khắc phục tình trạng này, bản thân bố mẹ phải nắm rõ các kiến thức liên quan. Dù chân vòng kiềng có thể cải thiện theo thời gian nhưng bạn cũng nên biết thời điểm nào nên đưa con đến gặp bác sĩ. Ví dụ:

  • Khi bé tỏ ra khó chịu về cơn đau với cường độ từ vừa phải đến nặng [chân vòng kiềng thường không gây đau]
  • Bé bắt đầu đi khập khiễng
  • Chỉ có một chân bị vòng kiềng
  • Chân con trở nên cong hơn trong một thời gian ngắn
  • Chân vòng kiềng bắt đầu phát triển sau 5 – 7 tuổi.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hạn chế tình trạng chân cong ở trẻ nhỏ

Chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về xương như dị dạng xương cũng như ngăn chặn khả năng tái phát của các cơn viêm làm phân hủy sụn khớp. Canxi, vitamin D, khoáng chất, các loại protein và vitamin đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển bình thường của trẻ bị chân vòng kiềng. Bạn nên nghiên cứu kỹ các thực đơn cho trẻ để con vừa nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại không bị tăng cân quá nhiều.

Chân vòng kiềng tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 4 tuổi và có thể tự khỏi khi trẻ 18 tháng tuổi. Bệnh lý này hiếm khi nghiêm trọng, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường của người bệnh nếu như không được điều trị phù hợp.

Chân vòng kiềng là dị tật chân cong phổ biến ở trẻ dưới 4 tuổi

Chân vòng kiềng là tình trạng lệch đầu gối, khiến đầu gối xoay vào bên trong, chân cong ra ngoài và hai mắt cá chân chạm nhau. Trong trường hợp bình thường, khi một người đứng thẳng, đầu gối sẽ hướng ra ngoài, thẳng hàng với chân và sẽ có một khoảng trống từ 2 – 3 inch [5 – 7.6 cm] ở giữa hai mắt cá chân.

Chân vòng kiềng là tình trạng tương đối phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 20% trẻ em dưới 3 tuổi. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này thường nhẹ có thể tự điều chỉnh một cách tự nhiên mà không cần điều trị y tế. Bên cạnh đó có khoảng 1% trẻ em từ 7 tuổi vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Ngoài ra, trong một số trường hợp ít khi xảy ra, tình trạng chân vòng kiềng có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và người trưởng thành. Hiện tượng này thường liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng đầu gối
  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng ở chân
  • Thiếu vitamin D và canxi nghiêm trọng
  • Béo phì
  • Viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gối

Trong hầu hết các trường hợp, chân vòng kiềng không thể được phòng ngừa. Tuy nhiên có biện pháp pháp khác nhau có thể cải thiện các triệu chứng cũng như hạn chế các rủi ro biến chứng liên quan.

Đặc trưng phổ biến của tình trạng chân vòng kiềng là hiện tượng hai đầu gối cách xa nhau và mắt cá chân gần như chạm vào nhau. Ngoài ra, đầu gối cách xa nhau có thể khiến người bệnh có dáng đi kỳ lạ.

Dáng đi không ổn định có thể là dấu hiệu của chứng chân vòng kiềng

Thay đổi dáng đi có thể gây ra một số triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Đau đầu gối
  • Dáng đi khập khiễng
  • Đau bàn chân, hông và mắt cá chân
  • Cứng khớp
  • Thiếu khả năng thăng bằng khi đứng

Chân vòng kiềng cũng có thể gây căng dây chằng và cơ ở hông, mắt cá chân và bàn chân. Điều này có thể gây đau đớn và khiến dáng đứng của người bệnh không được cân bằng.

Chân vòng kiềng có thể là bẩm sinh hoặc phát triển do nhiều yếu tố tác động. Tùy thuộc vào loại bệnh, các nguyên nhân có thể bao gồm:

Trong trường hợp bẩm sinh, vị trí xương và khớp của trẻ có thể bị thay đổi bên trong bụng mẹ để thích nghi với không gian phát triển nhỏ. Tình trạng này được gọi là chân vòng kiềng sinh lý và là một phần bình thường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của một đứa trẻ.

Khi trẻ đến tuổi tập đi, tình trạng vòng kiềng có thể nghiêm trọng hơn, tuy nhiên bệnh có thể cải thiện theo thời gian. Ngoài ra, ở trẻ biết đi, biểu hiện của chân vòng kiềng có thể trở nên rõ ràng và dễ nhận biết hơn.

Ở hầu hết trẻ em, hiện tượng chân cong ra ngoài sẽ được cải thiện khi trẻ được 3 – 4 tuổi. Ngoài ra, chân có thể trở nên thẳng khi trẻ được 7 – 8 tuổi.

Rất hiếm các trường hợp chân vòng kiềng là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên có một số điều kiện và bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng này, đặc biệt là ở trẻ lớn và thanh thiếu niên.

Một số nguyên nhân và điều kiện sức khỏe liên quan bao gồm:

– Bệnh còi xương:

Còi xương là một trong những nguyên nhân bệnh lý phổ biến có thể gây ra tình trạng chân vòng kiềng. Còi xương xảy ra do chế độ dinh dưỡng không bổ sung đầy đủ canxi và không tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời [nguồn cung cấp chính của vitamin D].

Còi xương có thể gây biến dạng ở cả tứ chi, bao gồm dị tật chân vòng kiềng. Đôi khi các dị tật này có thể tự điều chỉnh hoặc sau khi được điều trị y tế. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng.

– Bệnh Blount:

Bệnh Blount là một dị tật ở chân, thường gây ảnh hưởng từ đầu gối đến mắt cá chân. Đặc trưng của tình trạng này là khiến xương bị ảnh hưởng cong vào trong hoặc cong ra ngoài.

Có hai loại bệnh Blount là bệnh Blount ở trẻ sơ sinh [bệnh lý được chẩn đoán ở trẻ dưới 4 tuổi] và bệnh Blount ở thanh thiếu niên. Bệnh Blount ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện, do đó không được điều trị kịp thời và có thể dẫn đến nhiều biến chứng liên quan.

Có hai loại bệnh Blount là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cong chân ở trẻ

– Bệnh Osteochondrodysplasia:

Osteochondrodysplasia là thuật ngữ chỉ một nhóm các bệnh lý xương khớp di truyền hoặc loạn sản xương di truyền. Đặc trưng phổ biến của tình trạng này là gây biến dạng xương liên quan đến các chi và cột sống. Chân vòng kiềng là một trong những dị tật phổ biến của tình trạng này.

Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến dị tật chân này bao gồm:

  • Béo phì
  • Chấn thương hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng đến đầu gối
  • Viêm khớp, đặc biệt là ở đầu gối
  • Thiếu canxi và vitamin D

Ở người trưởng thành, đôi khi tình trạng chân vòng kiềng có thể phát triển sau các chấn thương đầu gối hoặc các vấn đề về khớp như thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

Tình trạng chân vòng kiềng thường không được chẩn đoán ở trẻ nhỏ, bởi vì tình trạng này thường phổ biến ở trẻ dưới 4 tuổi và không có dấu hiệu cụ thể nào. Ở thanh thiếu niên và người lớn, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua hình dạng của chân và dáng đi của người bệnh.

Tuy nhiên để chẩn đoán xác định tình trạng chân vòng kiềng, bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về tiền sử bệnh lý gia đình hoặc các tình trạng gây ảnh hưởng đến đầu gối.

Nếu người bệnh bị đau, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xác định vị trí đau chính xác và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra một số vấn đề như:

  • Căn chỉnh đầu gối khi đứng
  • Dáng đi của người bệnh
  • Sự chênh lệch chiều dài của hai chân
  • Độ mòn của đế giày và miếng lót giày

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X – quang hoặc chụp MRI để quan sát cấu trúc xương của người bệnh.

Điều trị chân vòng kiềng thường chỉ được chỉ định ở trẻ trên 3.5 tuổi. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, chẳng hạn như:

Trọng lượng cơ thể quá mức có thể góp phần gây ra tình trạng chân vòng kiềng. Điều này tăng áp lực lên đầu gối, gây căng thẳng cho chân và khiến các triệu chứng ở đầu gối trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh giảm cân bằng cách kết hợp chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên.

Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là thực hiện các bài tập kéo dài đơn giản có thể tăng cường cơ bắp ở chân, chỉnh hình và phục hồi chức năng ở đầu gối.

Thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ điều trị tình trạng chân vòng kiềng

Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị các biện pháp điều trị dựa trên dáng đi của người bệnh để cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Thói quen tập thể dục thường xuyên cũng có thể hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt ở đầu gối.

Nếu người bệnh có sự chênh lệch chiều dài ở chân, các dụng cụ chỉnh hình, chẳng hạn như lót giày có thể điều chỉnh chiều dài chân và điều chỉnh dáng đi. Ngoài ra, sử dụng lót giày khi đi cũng có thể cải thiện cơn đau khi di chuyển.

Đối với trẻ em dưới 8 tuổi, bác sĩ có thể đề nghị nẹp chỉnh hình để hỗ trợ sự phát triển cân bằng của xương.

Phẫu thuật điều trị chân vòng kiềng thường hiếm khi cần thiết, mắc dù phẫu thuật có thể được đề nghị cho các trường hợp nghiêm trọng. Ngoài ra, phẫu thuật cũng thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng chân vòng kiềng dai dẳng ở người lớn.

Trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị tình trạng chân vòng kiềng

Có hai loại phẫu thuật chính, bao gồm:

  • Chèn tấm kim loại nhỏ vào bên trong đầu gối để điều chỉnh sự phát triển của đầu gối trong 12 tháng. Các tấm kim loại này có thể được loại bỏ khi quá trình điều trị kết thúc.
  • Phẫu thuật cắt xương, thường là xương chêm nhỏ ở xương chân để sắp xếp các khớp lại đúng vị trí. Bác sĩ sẽ sử dụng đinh, vít và các tấm kim loại để cố định xương mới.

Cả hai loại phẫu thuật này đều được thực hiện khi người bệnh được gây mê toàn thân. Người bệnh có thể bắt đầu đi lại sau một vài ngày phẫu thuật. Tuy nhiên, có thể cần vài tuần để bắt đầu chơi thể thao và khoảng vài tháng để trở lại các hoạt động thông thường.

– Bệnh còi xương:

Một số dị tật do bệnh còi xương, bao gồm chân vòng kiềng có thể tự cải thiện bằng cách điều chỉnh lối sống hoặc sau khi điều trị y tế. Tuy nhiên một số dị tật có thể không điều trị được và cần được phẫu thuật, đặc biệt là khi các triệu chứng nghiêm trọng.

– Bệnh Blount:

Các biện pháp điều trị bệnh Blount thường là nẹp cố định, tuy nhiên đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Ở trẻ em, phẫu thuật thường được thực hiện để chèn một miếng kim loại vào khớp để điều chỉnh hình dạng xương. Ở thanh thiếu niên, phẫu thuật thường nhằm mục đích loại bỏ một mảnh xương chày để điều chỉnh xương.

Nếu không được điều trị sớm bệnh Blount có thể nên nghiêm trọng một cách nhanh chóng.

– Bệnh Osteochondrodysplasia:

Tình trạng này thường được điều trị bằng cách phẫu thuật chèn miếng kim loại vào đầu gối để điều chỉnh các biến dạng. Tuy nhiên bệnh Osteochondrodysplasia có tỷ lệ tái phát cao và người bệnh có thể cần phẫu thuật nhiều lần để duy trì sự liên kết của xương.

Trong hầu hết các trường hợp, chân vòng kiềng có thể tự cải thiện khi trẻ được 7 – 8 tuổi. Đối với trẻ lớn hơn và người lớn bị chân vòng kiềng, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu và các bài tập để điều chỉnh đầu gối. Các bài tập cũng có thể tăng cường các cơ xung quanh và tránh căng thẳng gây ảnh hưởng đến các khớp khác.

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan. Điều trị tình trạng chân vòng kiềng ở người trưởng thành và thanh thiếu niên là điều quan trọng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cơ xương khớp và tăng nguy cơ loãng xương.

Thông tin thêm: Loãng xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Video liên quan

Chủ Đề