Eea là gì

Được thành lập vào năm 1994, Khu vực kinh tế châu Âu [EEA] kết hợp các quốc gia của Liên minh châu Âu [EU] và các nước thành viên của Hiệp hội thương mại tự do châu Âu [EFTA] để tạo thuận lợi cho việc tham gia vào thương mại và phong trào của thị trường châu Âu mà không cần phải đăng ký của các nước thành viên EU.

Các quốc gia thuộc EEA bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Síp, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh.

Các quốc gia là các nước thành viên EEA nhưng KHÔNG phải là thành viên của Liên minh châu Âu bao gồm Na Uy, Iceland, Liechtenstein và bạn nên nhớ rằng Thụy Sĩ, trong khi một thành viên của EFTA, không thuộc Eu hoặc EEA. Phần Lan, Thụy Điển và Áo đã không tham gia Khu vực Kinh tế Châu Âu cho đến năm 1995; Bulgaria và Romania năm 2007; Iceland năm 2013; và Croatia vào đầu năm 2014.

Những gì EEA có: Lợi ích của thành viên

Khu vực kinh tế châu Âu là khu thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu [EFTA]. Các chi tiết thỏa thuận thương mại do EEA quy định bao gồm các quyền tự do về sản phẩm, người, dịch vụ và chuyển động tiền giữa các quốc gia.

Năm 1992, các nước thành viên của EFTA [trừ Thụy Sĩ] và các thành viên của EU đã ký kết thỏa thuận này và bằng cách đó mở rộng thị trường nội địa châu Âu đến Iceland, Liechtenstein và Na Uy. Vào thời điểm thành lập, 31 quốc gia là thành viên của EEA, tổng cộng khoảng 372 triệu người tham gia và tạo ra ước tính khoảng 7,5 nghìn tỷ đô la Mỹ [USD] chỉ trong năm đầu tiên.

Ngày nay, Khu vực kinh tế châu Âu trao cho tổ chức của mình một số bộ phận, bao gồm lập pháp, điều hành, tư pháp và tư vấn, tất cả đều bao gồm đại diện từ một số quốc gia thành viên của EEA.

Ý nghĩa của EEA đối với công dân

Công dân của các nước thành viên trong Khu vực Kinh tế Châu Âu có thể được hưởng một số đặc quyền không dành cho các nước không thuộc EEA.

Theo trang web của EFTA, "Phong trào tự do của người dân là một trong những quyền cốt lõi được bảo đảm trong Khu vực Kinh tế Châu Âu [EEA] ... Đây có lẽ là quyền quan trọng nhất đối với cá nhân, vì nó mang lại cho công dân 31 nước EEA cơ hội sống, làm việc, thiết lập kinh doanh và học tập ở bất kỳ quốc gia nào trong số này. "

Về cơ bản, công dân của bất kỳ quốc gia thành viên nào đều được phép tự do đi du lịch đến các nước thành viên khác, cho dù là các chuyến thăm ngắn hạn hoặc di dời vĩnh viễn. Tuy nhiên, những cư dân này vẫn giữ quốc tịch của họ với nước xuất xứ của họ và không thể xin nhập quốc tịch nơi cư trú mới của họ.

Ngoài ra, các quy định của EEA cũng điều chỉnh trình độ chuyên môn và điều phối an sinh xã hội để hỗ trợ sự di chuyển tự do của con người giữa các quốc gia thành viên. Vì cả hai đều cần thiết để duy trì nền kinh tế và chính phủ của từng quốc gia, các quy định này là cơ bản để cho phép di chuyển tự do của con người một cách hiệu quả.

#VALUE!

  • European Economic Area [EEA] Agreement là Khu vực Kinh tế châu Âu [EEA] Hiệp định.
  • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế Chính phủ & Chính sách.

Thuật ngữ tương tự - liên quan

Danh sách các thuật ngữ liên quan European Economic Area [EEA] Agreement

Tổng kết

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Kinh tế Chính phủ & Chính sách European Economic Area [EEA] Agreement là gì? [hay Khu vực Kinh tế châu Âu [EEA] Hiệp định nghĩa là gì?] Định nghĩa European Economic Area [EEA] Agreement là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng European Economic Area [EEA] Agreement / Khu vực Kinh tế châu Âu [EEA] Hiệp định. Truy cập sotaydoanhtri.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ kinh tế, IT được cập nhật liên tục

Trong quá trình nghiên cứu Luật quốc tế, chúng ta thường nghe nhiều đến các hiệp định. Hiệp định là một loại điều ước quốc tế, tuy nhiên, pháp luật quốc tế không có quy định về khái niệm hiệp định. Có rất nhiều hiệp định được ra đời và có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia tham gia ký kết. Một trong số đó chúng ta cần kể đến hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về hiệp định này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu là gì? Thỏa thuận EEA và Liên minh châu Âu?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về hiệp định:

Ta hiểu về hiệp định như sau:

Hiệp định được hiểu là một loại điều ước quốc tế, tuy nhiên, hiện nay thì pháp luật quốc tế không có quy định về khái niệm hiệp định.

Trên cơ sở quy định về điều ước quốc tế trong Công ước viên về Luật điều ước quốc tế 1969 và Luật điều ước quốc tế 2016 của Việt Nam, có thể hiểu hiệp định là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết giữa các quốc gia , được pháp luật quốc tế điều chỉnh.

Đặc điểm của hiệp định:

– Thứ nhất: Chủ thể của hiệp định:

Chủ thể của hiệp định là các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm: các quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế.

– Thứ hai: Hình thức của hiệp định:

Xem thêm: Hiệp định đầu tư khu vực là gì? Những nội dung chình và vai trò

+ Hiệp định được kí kết dưới hình thức văn bản.

+ Kết cấu của hiệp định bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục.

+ Ngôn ngữ trong hiệp định: thông thường, với các hiệp định song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả 2 bên [trừ khi có thỏa thuận khác]. Riêng đối với các hiệp định đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.

– Thứ ba: Nội dung của hiệp định:

Nội dung của hiệp định về cơ bản là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên kí kết, có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên. Những nguyên tắc, quy phạm này phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là bình đẳng và tự nguyện.

Phân loại hiệp định:

Có thể phân chia hiệp định thành nhiều loại trên cơ sở các căn cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau:

– Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết: hiệp định đa phương, hiệp định song phương.

Xem thêm: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương là gì? Cơ cấu tổ chức

– Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh: hiệp định về chính trị, hiệp định về kinh tế, hiệp định về quyền con người, hiệp định về các lĩnh vực hợp tác…

– Căn cứ loại chủ thể tham gia hiệp định: hiệp định được kí kết giữa các quốc gia, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt…

– Căn cứ vào phạm vi áp dụng: hiệp định khu vực, hiệp định phổ cập.

2. Tìm hiểu về hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu:

Tổng quan về hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu:

Sau khi đàm phán một cách mở rộng và tích cực, Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu cuối cùng được ký kết tại Porto ngày 2/5/1992. Sau một thời gian chậm trễ trong quá trình phê chuẩn, bởi vì Thuy sĩ từ chối tham gia hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý tháng 1/1992, Hiệp định đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Bao gồm 15 Nhà nước Thành viên của Liên minh Châu Âu và 3 nước của EFTA [Iceland,Liechtenstein và Na Uy], EEA ngày nay tạo nên một thị trường thống nhất với dân số 370 triệu người và là một khu vực kinh tế hội nhập sâu rộng nhất trên thế giới.

Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu có hệ thống luật pháp và thể chế riêng dựa trên quan điểm hai trụ cột chính: EU và EFTA, mỗi trụ cột vẫn duy trì quyết định tự trị của mình, về nội dung, EEA bao hàm việc chuyển dịch tự do của hàng hoá, dịch vụ, vốn và nhân lực [4 quyền tự do], ngoài 4 quyền tự do trên còn có nghiên cứu và phát triển, dịch vụ thông tin, du lịch. Các biện pháp liên quan ngang và các chính sách hỗ trợ [kể cả nghiên cứu và phát triển, giáo dục, chính sách người tiêu dùng, chính sách môi trường và xã hội]. Mặc dù vượt ra ngoài một hiệp định thương mại truyền thống nhưng EEA không phải là một liên minh thuế quan và các Bên Ký kết vẫn duy trì chính sách thương maị riêng EEA cũng không bao gồm chính sách nông nghiệp hay chính sách thuỷ sản chung, hoặc các điều khoản về việc làm hài hoà thuế.

Theo EEA, các Nhà nước EFTA hay EEA đã kế tục pháp luật hiện hành của EC, được gọi là “Cộng đồng đã có” trong các lĩnh vực của hiệp định. Trong lĩnh vực hàng hoá, phần lớn văn bản pháp lý bao gồm các quy định kỹ thuật đã làm hài hoà rộng rãi trong EEA. Việc mọi thành viên chấp nhận rằng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm và phê chuẩn tại một Nhà nước Thành viên khác theo luật lệ của nước họ [nguyên tắc Cassis-de-Dijon] thì cũng được thiết kế mà không vướng những rào cản kỹ thuật đối với thương mại.

Khái niệm hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu:

Xem thêm: Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN là gì? Mục tiêu và bản chất của AEC

Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu được hiểu là một thỏa thuận được đưa ra vào năm 1992, nhằm mục đích đưa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu [EU] và ba trong số các quốc gia của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu [EFTA] là Iceland, Liechtenstein và Na Uy vào một thị trường duy nhất.

Quốc gia thứ tư của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu, tức là Thụy Sĩ, đã chọn không tham gia Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu.

Mục đích của thỏa thuận này là để tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia bằng cách xóa bỏ các rào cản thương mại và áp dụng các điều kiện cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ các qui tắc tương tự.

Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu đề ra cho các Nhà nước tham gia EFTA một khuôn khổ thể chế để tham hình thành pháp luật của EU, bằng cách đó cho phép các nước tham gia vào thị trường nội địa EU cũng như vào một số các hoạt động liên quan khác, ví dụ giáo dục, nghiên cứu và phát triển, chính sách xã hội.

Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu trong tiếng Anh là gì?

Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu trong tiếng Anh là European Economic Area Agreement – EEA Agreement.

Đặc điểm Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu:

Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu là yêu cầu tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu [EU] gồm bốn quyền tự do – quyền tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn trên phạm vi toàn bộ các quốc gia thành viên.

Xem thêm: Hiệp định ATIGA là gì? Nội dung, tinh thần và vai trò của hiệp định

Thỏa thuận EEA cũng yêu cầu sự hợp tác trong các lĩnh vực khác như nghiên cứu và phát triển, giáo dục, chính sách xã hội, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, văn hóa du lịch giữa các thành viên, được gọi chung là các “chính sách mạn sườn và bề ngang”.

Thỏa thuận EEA không yêu cầu tuân thủ các chính sách về nông nghiệp – thủy hải sản chung của Liên minh Châu Âu [mặc dù thỏa thuận có các quy định về các khía cạnh khác nhau của thương mại nông sản và cá], liên minh thuế quan, chính sách thương mại chung, chính sách đối ngoại và an ninh chung, công lí, nội vụ hay các chính sách của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu [EMU].

Lưu ý, ba quốc gia của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu tham gia vào Thỏa thuận EEA không phải là thành viên của Liên minh châu Âu [EU].

Thỏa thuận EEA và Liên minh châu Âu:

Mặc dù hai khái niệm trên có liên quan chặt chẽ với nhau, EEA và EU về bản chất không giống nhau.

– Thỏa thuận EEA liên quan đến việc tạo ra một thị trường duy nhất và ban hành các luật lệ cần thiết liên quan đến nó.

– Liên minh châu Âu được hiểu là một tập hợp cả về kinh tế và chính trị.

Tất cả các quy định mà các quốc gia EEA phải tuân thủ được hình thành dựa trên các qui định của Liên minh châu Âu [EU]. Hay có nghĩa là các nước EEA / EFTA không thực sự có tiếng nói trong quá trình xây dựng các luật lệ mà các thành viên phải tuân theo.

Các nước EEA cũng phải đóng góp tài chính cho Liên minh châu Âu [EU], khoản yêu cầu đóng góp của các nước này thường nhỏ hơn so với các thành viên Liên minh châu Âu.

Thành viên EEA:

Đến thời điểm hiện tại, các thành viên tham gia vào Thỏa thuận EEA gồm có 30 nước, cụ thể là các quốc gia sau đây: Áo; Bỉ; Cộng hòa Nhân dân Bulgaria; Nhà nước Độc lập Croatia; Cộng hòa Síp; Cộng hòa Séc; Đan mạch; Estonia; Phần Lan; Pháp; Đức; Hi Lạp; Hungary; Iceland; Ai-len; Ý; Latvia; Liechtenstein; Litva – Luxembourg; Malta; Hà Lan; Na Uy; Ba Lan; Rumani; Slovakia; Slovenia; Tây Ban Nha; Thụy Điển; Vương quốc Anh.

Năm 2016, Anh đã bỏ phiếu rời khỏi Liên Minh Châu Âu và Anh có hai năm để thực hiện việc đàm phán về các điều khoản để rút khỏi Liên Minh Châu Âu.

Video liên quan

Chủ Đề