Kính hiển vi phóng đại bao nhiêu lần

Kính Hiển Vi 1 Mắt 86.010 Phóng Đại 1000x

Model: B86.010

Hãng sản xuất: Euromex - Hà Lan

Giới thiệu:


-Kính hiển vi 1 mắt 86.010 là sản phẩm thuộc dòng kính Novex B Series do hãng Euromex-Hà Lan sản xuất,kính cấu tạo đẹp mắt,hệ thống quang học được xử lý chính xác giúp đem lại hình ảnh sắc nét có độ tương phản cao,ngoài ra với giá thành rất hợp lý do đó rất phù hợp với các trung tâm nghiên cứu,phòng khám vừa và nhỏ,phòng thí nghiệm tại các trường học và các ứng dụng phổ thông khác

- Kính hiển vi 86.010 được tích hợp hệ thống phát quang với đèn LED và bộ tụ quang giúp hội tụ ánh sáng đến mẫu vật,Cơ chế cơ học điều chỉnh vi sai Thô-Tinh giúp người sử dụng dễ dàng điều chỉnh khoảng cách mẫu tới vật kính để có được hình ảnh sắc nét

- Vật kính đi kèm có 4x,10x,40x,100x được thiết kế chính xác bằng kỹ thuật cao,vật kính có khả năng tự chống mốc

Ưu Điểm Nổi Bật

- Dạng đứng 1 mắt với góc nghiêng 45 độ cho người dùng một góc quan sát thoải mái

- Độ phóng đại lớn,hình ảnh sắc nét có độ tương phản cao

- Gã đỡ vật kính có khả năng quay Thuận-Nghịch 360 độ

- Hệ thống điều chỉnh vi sai 2 cấp Tinh-Thô

- Bàn tiêu bản mẫu có trục cơ học XY

- Giá thành hợp lý

Thông Số Kỹ Thuật Kính Hiển Vi Euromex 86.010

- Thị kính có góc nghiêng 30 độ, xoay 360 độ giúp cho người sử dụng thoải mái trong các thao tác vận hành

- Khoảng cách của thị kính có thể điều chỉnh 55 - 75mm

- Thị kính 10X/18mm

- Vật kính: 4X, 10X, 40X, 100X/ nhúng dầu

- Độ phóng đại: 10x, 100x, 400x, 1000x.

- Bàn sa trượt kích thước 125 x 135mm cho phép dịch chuyển tiêu bản mẫu theo 2 phương X-Y với biên độ 75 x 35mm

- Tụ quang Abbe với độ mở NA 1.25

- Nguồn cung cấp: 110 ~ 230v

Cung cấp kèm theo

- Kính Hiển vi[bao gồm vật kính và thị kính]

- kính lọc ánh sáng

- Đèn Halogen 20w cho tuổi thọ cao và độ chiếu sáng tốt

Phụ kiện tùy chọn:

1.    Dầu soi

2.    Hộp lam kinh: Thẳng, Lõm

3.    Hộp lamen

4.    Bóng đèn và cầu chì dự phòng

5.    Bộ dụng cụ vệ sinh kính

6.    Lọ nước vệ sinh kính

7.    Giấy lau kính

8.    Trắc vi thị kính

9.    Trắc vi vật kính

10.   Kính lọc sắc: Trắng, xanh lam, xanh lá cây, vàng…

11.   Giá kẹp điện thoại

12.   Camera kết nối máy tính

CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI

-      Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.

-      Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp.

-      Điều chỉnh ánh sáng.

-      Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.

-      Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.

-      Hạ vật kính sát vào tiêu bản [mắt nhìn tiêu bản].

-      Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.

-      Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.

BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI

      -      Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.

      -      Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.

      -      Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.

      -      Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

BẠN ĐÃ VỆ SINH KÍNH HIỂN VI ĐÚNG CÁCH CHƯA?

ĐỪNG CỐ GẮNG LÀM SẠCH CÁC VẾT BẨN VÀ BỤI BẨN TRÊN CÁC BỀ MẶT QUANG HỌC NẾU NÓ KHÔNG ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU SUẤT LÀM VIỆC CỦA KÍNH.

Kính hiển vi dễ dàng bị dính bẩn chỉ sau một vài giờ sử dụng. Giữ thiết bị sạch sẽ là một cách để kéo dài tuổi thọ của kính hiển vi và các phụ kiện của kính.

Vậy làm thế nào để có thể nhận diện vết bẩn trên bề mặt quang học của kính một cách chính xác?  Nếu độ sắc nét hoặc độ tương phản của hình ảnh nhận được không tối ưu, thì có khả năng cao là các phần quang học của kính không được sạch. Bề mặt quang học của kính được xác định bị bẩn khi di chuyển một bộ phận quang học [tụ quang, mẫu quang học, vật kính, thị kính,…]  nghi ngờ là bẩn thì vết bẩn cũng chuyển động theo. Với vết bẩn trên Camera, khi kiểm tra vết bẩn sẽ di không di chuyển.

Với các vết bẩn lớn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, với các vết trầy xước trên các bộ phận quang học có thể sử dụng kính lúp [độ phóng đại 5 tới 10x]

Một số các mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp những chiếc kính hiển vi sạch sẽ và tăng hiệu suất làm việc và tuổi thọ của kính.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

1.  Tăm bông hoặc bông rời và que tre

2.  Xà phòng nhẹ hoặc các chất tẩy rửa không màu, không mùi

3. Quả bóp thổi bụi

4. Găng tay không bột hoặc găng tay ni lông

5. Cồn hoặc các hóa chất thuộc nhóm chức isopropyl alcohol hoặc các chất thuộc nhóm acetone [Chỉ sử dụng aceton khi cần vi acetone có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp]

6.  Nước cất

Vệ sinh các thấu kính

Các thị kính và các bộ phận quang học ở phía trước của kính là các phần dễ tiếp xúc với bụi bẩn, dầu, mồ hôi từ tay hoặc mí mắt và các chất bẩn khác tùy thuộc vào cách bạn sử dụng kính và môi trường làm việc xung quanh.

Hầu hết các vết bẩn bạn nhìn thấy trên vật kính phụ, gương, mâm kính và các kính lọc là vô hại, không ảnh hưởng tới chất lượng các bộ phận quang học hoặc chất lượng của hình ảnh. Có vết bẩn có thể được làm sạch dễ dàng bằng cách sử dụng khăn mềm, chổi mềm, quả bóp thổi bụi, giấy lau không mùn.

Hướng dẫn làm sạch:

1.  Nhẹ nhàng thổi bay các hạt bụi bằng chổi mềm hoặc quả bóp thổi bụi

2. Sử dụng tăm bông, nhúng tăm bông vào dung môi làm sạch chẳng hạn như cồn

3. Loại bớt lượng dung môi thừa trên tăm bông

4. Dùng đầu tăm bông, bắt đầu lau vật kính theo hình xoắn ốc từ tâm tới vành kính

5. Nếu có dung môi thừa bám trên bề mặt, nhẹ nhàng lau sạch bẳng bông không để lại sợi, hoặc giấy lau chuyên dụng không có mùn.

6. Sử dụng quả bóp thổi hoặc chổi mềm để loại bổ các vết mùn hoặc bụi còn sót lại

7. Kiểm tra lại các bộ phận vừa được làm sạch, sử dụng một chiếc kính lúp để kiểm tra các vết bẩn còn sót lại.

8. Nếu vẫn còn vết bẩn sót lại, lặp lại quá trình vệ sinh với một tăm bông mới.

9. Sau nhiều lần thực hiện làm sạch nếu các bộ phận quang học vẫn không được làm sạch, hình ảnh và độ tương phản vẫn chưa sắc nét. Có thể bạn cần thay thế chúng để hiệu suất làm việc của kính được tốt hơn.

Làm sạch phần phần thân kính và bàn đặt mẫu

Phần thân kính có thể bị nhiễm bẩn trong khi sử dụng, để làm sạch phần thân kính, chỉ nên sử dụng một miếng vải mềm với dung dịch làm sạch trung tính đề làm sạch nhẹ nhàng. Tránh để khăn quá ướt tránh ảnh hưởng tới các linh kiện điện tử bên trong, không sử dụng cồn, axetone hoặc các dung môi khác vì có thể gây hỏng bề mặt sơn trên thân kính.

LƯU Ý:

-          Tránh để kính trong các điều kiện môi trường: Bụi, rung, tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với anh nắng trong khoảng thời gian dài

-          Tránh để bụi, vết bẩn, vân tay dính trên bề mặt các thấu kính. Chúng sẽ khiến các hình ảnh không được rõ và sắc nét. Sử dụng nắp đậy nhựa [được cung cấp kèm theo kính] và luôn luôn đậy thiết bị khi không sử dụng, ngay cả trong khoảng thời gian ngắn. Khi bảo quản kính hiển vi, luôn luôn giữ kính ở những nơi không có bụi, độ ẩm cao và nấm mốc.

-          Khi tháo lắp, đặt các vật kính, thị kính trên bề mặt sạch không có bụi và giữ ốc cẩn thận.

-      Hạn chế dùng Xylen do độc và dễ để lại phần dư trên bề mặt.

-      Sử dụng tăm bông không để lại sợi khi lau kính.

-      Không lau kính theo hình zíc - zắc.

-          Không lau kính bằng khăn khô hoặc giấy thô, không nên sử dụng que bằng kim loại vì sẽ gây ra nhiều vết trầy xước

Các loại kính hiển vi

Hiện nay có rất nhiều loại kính hiển vi phát triển cho các ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên hầu như mọi người gặp khó khăn trong việc phân biệt các loại kính hiển vi với nhau. Bài viết này nói về các loại kính hiển vi hiện có sẵn trên thị trường qua đó giúp quí độc giả có cái nhìn tổng quan hơn.

Loại

Kiểu

Mô tả

Kính hiển vi quang học

Kính hiển vi soi nổi hai mắt

Loại kính này cho phép quan sát mẫu vật dưới dạng ảnh 3D dễ dàng.

Kính hiển vi trường sáng

Đây là loại kính hiển vi điển hình sử dụng ánh sáng truyền qua để quan sát các mục tiêu ở độ phóng đại lớn

Kính hiển vi phân cực

Kính hiển vi sử dụng các đặc tính truyền dẫn ánh sáng khác nhau của vật liệu, chẳng hạn như cấu trúc tinh thể, để tạo ra hình ảnh mẫu vật.

Kính hiển vi phản pha

Kính hiển vi phản pha có thể giúp xem được những bất thường bề mặt nhỏ bởi sử dụng giao thoa ánh sáng. Nó thường được sử dụng để quan sát tế bào sống mà không nhuộm.

Kính hiển vi tương phản giao thao chênh lệnh [DIC]

Kính này tương tự như kính hiển vi phản pha, được sử dụng để quan sát những bất thường bề mặt rất nhỏ nhưng với độ phân giải cao hơn. Tuy nhiên, vì sử dụng loại ánh sáng phân cực, nên dụng cụ chứa mẫu để quan sát được trên loại kính này cũng bị hạn chế.

Kính hiển vi huỳnh quang

Đây là loại kính hiển vi sinh học, giúp quan sát ánh sáng huỳnh quang từ mẫu vật sau khi được kích thích bởi ánh sáng từ đèn thủy ngân. Khi được kết hợp với thiết bị bổ sung, kính hiển vi trường sáng cũng có thể thực hiện chụp ảnh huỳnh quang

Kính hiển vi huỳnh quang phản xạ toàn phần bên trong

Là một kính hiển vi huỳnh quang mà sử dụng sóng trôi nổi chỉ để chiếu sáng gần bề mặt của mẫu. Vùng nhìn thấy nói chung rất mỏng khi được so sánh với kính hiển vi truyền thống. Có thể quan sát được những vùng nhỏ do giảm ánh sáng nền

Kính hiển vi laser [Kính hiển vi đồng tiêu quét laser]

Kính sử dụng chùm tia laser cho quan sát rõ ràng mẫu vật dày với những khoảng cách tiêu cực khác nhau.

Kính hiển vi kích thích nhiều photon ánh sáng

Sử dụng nhiều laser kích thích giảm tổn thương với tế bào và cho phép quan sát các vùng sâu của tế bào với độ phân giải cao. Kiểu kính này được sử dụng để quan sát tế bào thần kinh và dòng máu trong não.

Kính hiển vi chiếu sáng cấu trúc

Kính hiển vi phân giải cao với công nghệ tiên tiến khắc phục được sự phân giải hạn chế ở kính quang học thường mà gây ra bởi sự nhiễu xạ ánh sáng

Kính hiển vi điện tử

Kính hiển vi điện tử truyền qua [TEM], Kính hiển vi điện tử quét [STEM]

Những kính hiển vi này phát ra chùm điện tử chứ không phải chùm ánh sáng, hướng tới các mục tiêu để phóng to chúng.

Kính hiển vi đầu dò quét [SPM]

Kính hiển vi lực nguyên tử [AFM], Kính hiển vi quang học quét trường gần [SNOM]

Kính hiển vi này quét bề mặt của mẫu với đầu dò và sự tương tác này được sử dụng để đo bề mặt hoặc tính chất của bề mặt.

Loại khác

Kính hiển vi tia X, kính hiển vi siêu âm

NÊN MUA KÍNH HIỂN VI NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP

Kính hiển vi được cấu hình để phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn mua một kính hiển vi quang học phù hợp với ứng dụng của bạn. Có ba điều cơ bản bạn cần biết:

Đầu tiên, một kính hiển vi quang học có hai nguồn phóng đại. Nguồn sơ cấp là thông qua vật kính. Nguồn thứ cấp là thông qua thị kính. Độ phóng đại của toàn bộ kính hiển vi được tính bằng cách nhân độ phóng đại của vật kính với độ phóng đại của thị kính.

Bạn đang băn khoăn thắc mắc không biết nên lựa chọn kính hiển vi sinh học hay kính hiển vi soi nổi?

Bạn sẽ cần một kính hiển vi sinh học nếu bạn muốn xem mẫu có kích thước " rất nhỏ" như mẫu máu, vi khuẩn, cặn bã ao, sinh vật trong nước, ... Lý do là những mẫu vật đó đòi hỏi độ phóng đại cao để xem được chi tiết. Thông thường, một kính hiển vi sinh học có 3-5 vật kính có độ phóng đại từ 4x-100x. Giả sử thị kính 10x và vật kính 100x, độ phóng đại của kính hiển vi sẽ là 1.000 lần.

Khi xem xét một kính hiển vi sinh học , bạn cũng sẽ cần phải quyết định xem bạn muốn mua loại kính hiển vi 1 mắt, 2 mắt hoặc 3 mắt. Hay nói cách khác là kính hiển vi với một, hai thị kính hoặc hai thị kính và một cổng thứ 3.

Có 4 điều cơ bản cần lưu ý dưới đây khi mua thiết bị kính hiển vi bạn không nên bỏ qua:

1. Độ phóng đại: kính hiển vi một mắt làm việc hiệu quả với tổng độ phóng đại lên đến 1000X. Đối với độ phóng đại cao hơn, cần sử dụng kính hiển vi hai mắt.

2. Sự thoải mái: Hầu hết mọi người đều cho rằng sử dụng kính hiển vi 2 mắt thoải mái hơn và dễ dàng hơn so với kính hiển vi 1 mắt. Tuy nhiên, trẻ em lại thấy kính hiển vi 1 mắt dễ sử dụng hơn.

3. Giá: Thường là kính hiển vi một mắt là loại rẻ tiền nhất còn kính hiển vi ba mắt là loại đắt nhất.

4. Ứng dụng: Hầu hết các kính hiển vi 1 mắt không bao gồm bàn sa trượt cơ học [dùng cho những ứng dụng phức tạp hơn]. Hầu hết các kính hiển vi 2 mắt có bàn sa trượt cơ học. Kính hiển vi 3 mắt có 1 cổng thứ 3 dùng để kết nối máy vi tính, quay phim hoặc chụp ảnh.

Nếu bạn có băn khoăn thắc mắc khi lựa chọn thiết bị kính hiển vi chính hãng giá tốt hãy liên hệ ngay call/zalo: 0962496769 để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.

CÁC SẢN PHẨM KHÁC: XEM TẠI ĐÂY

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: HDSD

VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: VIDEO

BÁO GIÁ THIẾT BỊ: XEM TẠI ĐÂY

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: XEM TẠI ĐÂY

 

Video liên quan

Chủ Đề