Tô hiệu ở đâu

Nhảy đến nội dung

Chuyện về cây đào Tô Hiệu và Di tích lịch sử nhà tù Sơn La

Thứ Sáu, 07:00, 02/10/2015

Nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thành phố Sơn La, Nhà tù Sơn La - di tích cách mạng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt có cây Đào xanh tốt mọc bên tường xà lim năm xưa, mang tên một chiến sỹ Cộng sản - Tô Hiệu. 

Cây đào được mang tên Tô Hiệu vào năm 1945, khi cách mạng đã thành công, tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường của một chiến sỹ cách mạng. Nhân dịp tỉnh Sơn La đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, nhóm phóng viên VOV có bài viết giới thiệu về cây đào Tô Hiệu và Di tích lịch sử nhà tù Sơn La.       

Một góc nhà tù Sơn La nhìn từ trên cao xuống.

Tô Hiệu sinh năm 1912 tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình nhà nho nghèo giàu lòng yêu nước. Ông tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Năm 18 tuổi khi hoạt động cách mạng, ông bị giặc bắt năm 1930, bị kết án 4 năm tù và đày ra Côn Đảo. Ra tù ông tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 12/1939 ông lại bị giặc bắt lần thứ 3, sau đó đưa ông lên nhà tù Sơn La giam cùng với đoàn tù 50 người đợt ấy.

Nhà tù Sơn La xây dựng năm 1908. Lợi dụng vùng rừng núi xa xôi cách trở, biệt lập với bên ngoài, thực dân Pháp những tưởng nơi rừng thiêng nước độc sẽ làm nhụt ý chí đấu tranh của những người yêu nước. Trong tình thế không thể liên lạc được với Trung ương Ðảng và bị cô lập giữa chốn lao tù khổ sai, nhưng những người cộng sản vẫn hướng về Ðảng, tổ chức hoạt động bí mật... 

Bức tranh miêu tả lại cuộc sống năm xưa của các tù nhân

Bà Tòng Thị Phương Quý, Phó giám đốc Bảo tàng Sơn La cho biết: "Thực dân Pháp xây dựng nhà tù Sơn La vào những năm đầu thế kỷ 20. Mục đích chính của chúng là đưa những đoàn tù chính trị lên giam cầm, đày ải và giết dần giết mòn tại nhà tù Sơn La. Nhưng cũng chính tại nơi này dưới chế độ hà khắc của thực dân Pháp thì các đồng chí đã đoàn kết làm nên cách mạng".

Vào cuối tháng 12/1939, các đảng viên trong tù đã thảo luận về việc thành lập tổ chức cơ sở Ðảng. Ban chi ủy lâm thời, gồm 10 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Bí thư chi bộ. Ðến tháng 2/1940, chi bộ chuyển thành chính thức, do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bí thư, đồng chí Tô Hiệu làm Ủy viên. 

Căn phòng biệt giam duy nhất nơi giam giữ đồng chí Tô Hiệu

Chi bộ đã đề ra 5 nhiệm vụ công tác lớn, trong đó xác định việc đào tạo, huấn luyện lý luận Mác-Lênin, nâng cao phương pháp đấu tranh cách mạng cho đảng viên; Xây dựng và phát triển các tổ chức quần chúng cách mạng bên trong và ngoài nhà tù. Từ chủ trương đúng đắn, hoạt động của chi bộ được tổ chức chặt chẽ nên một thời gian ngắn phong trào yêu nước, đấu tranh cách mạng ở Sơn La đã lan tỏa, phát triển đến nhiều vùng. 

Ðầu năm 1943, chi bộ đã giác ngộ và gây dựng được hai cơ sở cách mạng đầu tiên là tổ chức: "Hội người yêu bản mường". Chính người thanh niên dân tộc Thái có cảm tình với cách mạng là anh Lò Văn Giá đã dẫn đường cho các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Lưu Ðức Hiểu, Trần Ðăng Ninh, Nguyễn Văn Trân vượt ngục thành công.

Hồi đó Tô Hiệu bị giặc xếp vào phần tử nguy hiểm và biệt giam trong một gian chéo góc của nhà tù Sơn La. Ông phải làm việc khổ sai biệt lập, không được tiếp xúc với ai ngoài lính gác. Điều kiện hà khắc trong tù và bệnh lao hành hạ, Tô Hiệu vẫn hoạt động bí mật. Trong suốt 4 năm trong nhà ngục Sơn La - “Địa ngục trần gian”, ông đã vận động, cảm hóa được nhiều binh lính ở đây, nhiều người giác ngộ cảm tình với cách mạng, sau đó tham gia cách mạng. 

Ngày 7/3/1944, Tô Hiệu hy sinh tại nhà tù Sơn La lúc 33 tuổi. Cây đào ở nhà tù Sơn La được mang tên Tô Hiệu vào năm 1945 khi cách mạng đã thành công để tượng trưng cho tinh thần đấu tranh cách mạng của một chiến sỹ kiên cường. 

Cây Đào Tô Hiệu

Chị Cầm Thị May, cán bộ Bảo tàng Sơn La cho biết: "Cây đào Tô Hiệu thể hiện cho tinh thần bất khuất của các chiến sỹ cộng sản ở nơi này. Đồng chí Tô Hiệu cũng là người có công lao to lớn trong nhà tù Sơn La này, giúp các đồng chí ở đây viết tài liệu để các đồng chí học tập, đã biến nhà tù đế quốc này thành trường học cách mạng, nơi đào tạo các cán bộ cốt cán cho cách mạng sau này".

Về sau, một cành của cây đào Tô Hiệu đã được triết và đưa về trồng bên Lăng Bác. Nghĩa trang Gốc Ổi ở thành phố Sơn La cũng trồng đào sau khi lấy giống từ cây đào này. Ngày nay cây đào Tô Hiệu ở Nhà tù Sơn La luôn xanh tươi thể hiện ý chí kiên cường của những chiến sỹ cách mạng năm xưa và ý chí quyết tâm của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong thực hiện hoàn thành mục tiêu sớm xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía bắc trong giai đoạn tới./.

Thanh Thủy - Trấn Long/VOV - Tây Bắc

VOV.VN - Từ nhiều năm nay, nhà tù Sơn La đã trở thành một địa điểm văn hóa, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.

VOV.VN - Từ nhiều năm nay, nhà tù Sơn La đã trở thành một địa điểm văn hóa, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.

VOV.VN - Bình quân mỗi ngày, khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La đón từ 250 đến 300 lượt du khách trong, ngoài tỉnh đến thăm quan.

VOV.VN - Bình quân mỗi ngày, khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La đón từ 250 đến 300 lượt du khách trong, ngoài tỉnh đến thăm quan.

VOV.VN - Du khách gồm những người lính, cựu chiến binh và cả các em học sinh nhỏ tuổi.

VOV.VN - Du khách gồm những người lính, cựu chiến binh và cả các em học sinh nhỏ tuổi.

          Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương [ nay thuộc tỉnh Hưng Yên]. Là con trai út trong một gia đình nhà ngo nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ [ 14 tuổi].

       Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối năm 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm và tra tấn rất dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở hầm xay lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc đã làm Tô Hiệu bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ Nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trỏ thành đang viên ưu tú, giàu nhiệt huyết, có bản lình chính trị vững vàng.

Nhà Cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu

         Năm 1934, ông mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng; tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Dông Dương và được bầu vào Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

        Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số tỉnh khác.

        Năm 1938 – 1939, ông được điều vè đặc trách Bí thư Liên khi B [ bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng ].

       Cuối năm 1939, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940.

      Con người cộng sản của Tô Hiệu càng tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, tên tuổi của ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây, ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ở xà lim hình tam giác, diện tích chưa đầy 4mvà cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, nhưng kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh. Ông đã cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo của hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng.

        Tháng 5 – 1940, ông được làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khỏe yếu, đến tháng 10 – 1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Trong cuốn ' Tinh thần Tô Hiệu '' Đại Tướng Văn Tiến Dũng – người bạn tù của Tô Hiệu – kể lại: Tuy thể xác bị bệnh lao phổi tàn phá, nhưng đồng chí vẫn vượt lên bệnh tật, tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng. Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh. Tinh thần hi sinh tận tụy vì Đảng, vì dân của anh có sức cuốn hút, thuyết phục cám hóa rất lớn. Đồng chí là người thấy, người anh được mọi người tin yêu cảm phục.

        Có thể nói, Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời, các hoạt dộng cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương hướng rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn. Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quý và bả vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Đồng chí Nguyễn Văn Trân – cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La – kể lại: Những thành công to lớn của Chi bộ Nhà tù Sơn La có sự đóng góp công đầu của dồng chí Tô Hiệu. Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, rất nhạy cảm với cái đúng, cái sai, giải quyết công việc thận trong, chính xác, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hy sinh vì cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đúng là người con cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có.

        Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực một tay biết tài liệu huấn luyện cho Chi bộ Nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng, cho cách mạng.

         Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 07-03-1944. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn, tổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự khâm phục kính trọng cua những đồng chí, bạn tù và dồng bào các dân tộc Sơn La. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho phong trao cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng thì thật là to lớn.

          Đại tướng Nguyễn Văn Dũng đã nói: Trong số trăm ngàn liệt sỹ đã hi sinh vì nước, vì dân, đồng chí Tô Hiệu nổi lên như một người mà chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù thực dân, đế quốc chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng mà trái lại, nó trở lên như một thứ lửa vàng, hun đúc để trở thành gang thép.

        Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở hậu thế rằng: mùa xuân nhân loại – chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ khai hoa hết trái trên đất nước Việt Nam thân yêu. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công, nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong nước được mang tên người anh hùng liệt sỹ Tô Hiệu./.

Trích  nguồn: Cổng thông tin Điện tử tỉnh Sơn La.

Cây đào Tô Hiệu tại nhà tù Sơn La

Video liên quan

Chủ Đề