Sứa mua ở đâu

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!


THƯ NGỎ

           Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quý vị lời chúc sức khỏe hạnh phúc và thành đạt!
Công ty La Nguyễn xin giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩm thực phẩm hải sản: 
                                 

SỨA BIỂN [Jelly Fish]

     Sứa còn gọi là thủy mẫu, hải triết, bạch bì tử …thuộc họ cnidarian là lọai động vật biển.      Theo đông y, sứa có tính bình, vị mặn có công dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đàm, khu phong, trừ thấp, tiêu ích, nhuận tràng. Sứa biển là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là món ăn thích hợp cho những người bị cao huyết áp, hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hóa và trúng độc không rõ nguyên nhân…      Sứa biển từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản biển của nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… ngày nay món sứa biển không còn xa lạ với những bữa tiệc trong nhà hàng, quán ăn và gia đình của người dân Việt Nam. 

     Sản phẩm Sứa Biển của Công ty TNHH La Nguyễn được chọn lựa từ phần ngon nhất của Sứa biển thiên nhiên và được tinh chế bằng phương pháp khoa học kết hợp truyền thống, Chúng tôi mong muốn sẽ mang lại cho quý vị món ăn ngon giòn lạ miệng lại giàu chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khoẻ của quý vị và gia đình. Sứa biển có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn: Gỏi sứa, nộm sứa, bún sứa, sứa trộn đồ nguội… Quý vị có thể chế biến món ăn cho bữa cơm gia đình, món lạ đãi khách, đặc sản ngon giòn lạ của nhà hàng.

Dưới đây là một trong những món ngon được chế biến từ Sứa Biển

Gỏi sứa
Nguyên liệu: 200g sứa muối, thái sợi, xả nước nhiều lần cho hết chất mặn; 150g ức gà [hoặc thịt heo lạc] luộc xé sợi; 50g chả lụa, thái sợi; 20g đậu phộng rang; 200g dưa leo, cắt khúc, dùng dao lạng tròn, cuộn lại, thái mỏng; 100g cà rốt đã thái sợi; 100g củ cải trắng thái sợi; rau mùi ngò; húng cây; chanh; đường; ớt thái sợi và nước mắm chua ngọt.

Cách Làm: Trộn sứa, chả lụa, thịt gà [hoặc heo], dưa chuột, cà rốt, củ cái trắng, húng, mùi, ớt sợi, nước mắm chua ngọt, đậu phộng rang. Cho ra đĩa bỏ mùi ngò rau thơm lên trên. Dùng với nước mắm chanh ớt và bánh phồng tôm

Và rất rất nhiều món ngon đặc sản khác được chế biến từ Sứa Biển!

200.000đồng/1gói/1kg [Sứa Chân đặc biệt]

90.000đồng/1gói/1kg [Sứa thường]

65.000đồng/1gói/150gr [Sứa ăn liền đặc biệt]

32.000đồng/1gói/250gr [Sứa ăn liền]

Quý khách vui lòng gọi số: 0908 428 369 – 08.2200 5968
Tại TP. Hồ Chí Minh sẽ giao hàng tận nơi miễn phí vận chuyển


Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được giới nội trợ rất quan  tâm, đặc biệt là các mẹ, các chị- những người chăm lo bữa ăn cho cả gia đình. Vấn đề lựa chọn được sản phẩm vừa phù hợp với chi phí lại vừa đảm bảo chất lượng luôn được quan tâm đúng mức và luôn là một câu hỏi


Câu trả lời đó chính là các chợ và siêu thị. Trong các gian hàng đông lạnh ở siêu thị hiện nay chắc chắn chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm sứa ăn liền, hay một số cơ sở vẫn sử dụng tên "nộm sứa ăn liền" - 1 cái tên không chính xác cho sản phẩm của mình.

Các sản phẩm của rất nhiều thương hiệu, với nhiều chủng loại, khối lượng và giá bán khá đa dạng. Sứa ăn liền có khối lượng dao động trong khoảng từ 250 đến 350 hay 400 gam với giá vào khoảng 25 đến 30 ngàn đồng. Không cần vào siêu thị, ngay tại các của hàng lớn cũng có. Đơn giản nhất là vào Google gõ cụm từ tìm kiếm sẽ thấy rất nhiều nhà cung cấp, khối lượng cũng như giá cả. Một số hàng đồ biển tại các chợ cũng bán sản phẩm sứa ăn liền. Dễ tìm nhất có lẽ chính là ở các chợ lớn nhu chợ đầu mối phía nam hay chợ đầu mối Long Biên.

Cân nhắc giá cả và chất lượng!

Tiền nào của nấy? Không hẳn đúng. Đó là tâm lý của khách hàng dễ bị lợi dụng: giá tương xứng chất lượng. Nhưng không đơn giản như vậy. Mọi chi phí của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng thì ai là người gánh? Đương nhiên rồi, chi phí nhân viên, quảng cáo, catology, điện nước, nhân viên,... đều đã được tính và giá thành sản phẩm. Như vậy dễ thấy mua hàng tại một siêu thị tiện lợi hơn nhưng nếu cho rằng sản phẩm ở đó tốt hơn một sản phẩm khác rẻ hơn ngoài thị trường thì chưa đúng.

Một điều nữa cũng cần quan tâm đó là tương quan giá và khối lượng. Đừng nghĩ rằng bao nhiêu tiền 1 túi mà hãy hỏi thêm xem túi đó nặng bao nhiêu gam. 1 túi 350 gam giá 18 ngàn đương nhiên là đắt hơn túi 400 gam giá 20 ngàn!

Và đúng là "tiền nào của nấy". Có những sản phẩm giá thâp hơn nhưng chất lượng thực sự khó sánh bằng. Đó là lý do trên thị trường rất nhiều sản phẩm cùng loại vơi nhiều mức giá  vẫn tồn tại. Ngay như sản phẩm sứa ăn liền là một ví dụ. Chắc chắn nhiều người đã từng sử dụng phải sản phẩm quá mặn và bị một ác cảm với sản phẩm.

Một chú ý nho nhỏ nữa với sản phẩm sứa ăn liền đó là sứa đỏ đắt hoan sứa trắng; chân sứa đắt hơn mình sứa vì nó giòn hơn. Bình thường chân sứa được xuất đi các thị trường cao cấp.

Và hãy là người tiêu dùng thông minh

Đầu tiên, hãy chọn sản phẩm đảm bảo theo đúng yêu cầu chất lượng của mình. Đây luôn là yếu tố quan trọng  nhất.

Thứ hai, hãy chọn một nhà cung cấp online. Họ  tiện lợi và bạn chỉ cần ơ nhà hay cơ quan và có người giao hàng; có thể thanh toán chỉ qua một tin nhắn điện thoại thay vì bạn phải đi siêu thị và bê đồ lỉnh kỉnh. Ngoài ra mua hàng ở đây tiết kiệm hơn bởi bạn thấy đó, bao nhiêu chi phí không cần thiết bị bỏ qua!

seo   nhấn vào đây nhé | mặt trời ngốc nghếch |

Sứa biển là món ăn thanh mát và tốt cho sức khỏe, ngoài ra, chúng cũng là một loài động vật rất thú vị bởi hình dáng đặc biệt và có vẻ đẹp tuyệt vời. Bạn có biết gì về sứa biển hay không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loài động vật này nhé.

I. Tìm hiểu chung về sứa biển

Trước hết, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những thông tin khái quát về sứa biển như đặc điểm, nơi sống, tác dụng, … để bạn có được cái nhìn ban đầu về chúng.

Hình ảnh sứa biển

1. Đặc điểm của con sứa biển

Sứa [ tên tiếng Anh Jellyfish]  là động vật không xương sống, thân mềm, thuộc ngành ruột khoang. Khoảng 95% cơ thể của nó là nước, nên chúng nhìn như trong suốt.

Cơ thể sứa hình dù, đối xứng tỏa tròn, trong suốt. Chúng là động vật ruột khoang nên các cơ quan hoàn thiện chưa chính thức.

Mạng lưới thần kinh và giác quan của sứa tập trung thành 8 điểm ứng với 8 ropalia. Trên mỗi ropalia có 3 thùy, 2 thùy bên là thùy xúc giác, thùy giữa là thùy khứu giác có điểm mắt, bình nang nằm phía dưới.

Cơ quan sinh dục gồm 4 tuyến sinh dục hình móng ngựa, màu vàng nhạt nằm dưới đáy xoang vị.

“Miệng” sứa nằm ở giữa cơ thể, đảm nhận chức năng tiêu hóa. Chúng thường có đường kính từ 2 đến 40cm. Nhưng loài lớn nhất, Sứa sư tử có thể đạt tới 37 mét, với xúc tu dài tới 60m.

Có loài sứa dài đến 60m

Xúc tu của sứa được hình thành bởi các Cnidoblasts, bên trong là các Nematocysts. Đây là bộ phận tiết ra chất độc làm tê liệt con mồi khi sứa bắt mồi hoặc gặp phải kẻ thù.

Trung bình tuổi thọ của chúng là khoảng vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên cũng có loài được xác nhận là sống đến hơn 30 năm.

Theo kết quả nghiên cứu thì sứa sống trong môi trường nhân tạo thường có tuổi thọ cao hơn trong môi trường tự nhiên.

Sỡ dĩ có điều này là bởi sự chăm sóc từ con người và chúng cũng tránh thoát được các kẻ thù trong môi trường sống hoang dã.

Sứa di chuyển theo nguyên tắc phản lực do các vòng cơ dãn ra hút nước vào. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước ra qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Kiểu bơi của sứa rất đặc trưng bởi vai trò của tấm dù là rất quan trọng.

🔥🔥🔥 ĐỌC THÊM: Cá Trê ăn gì

2. Sứa biển sống ở đâu?

Sứa sinh sống trong các đại dương, vùng biển nước mặn, xuất hiện từ tầng mặt cho đến tầng sâu. Có một loài sống ở vùng nước ngọt đó là sứa hoa đào.

Sứa thường sống ở vùng nước mặn

3. Sứa biển có tác dụng gì?

Sứa biển là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật biển và con người. Theo các thầy thuốc Đông y cho rằng: Sứa biển có vị mặn, tính ôn hòa, có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng phong thấp.

Đặc biệt thích hợp dùng trong các trường hợp ho, hen suyễn, nhiều đờm, viêm khí phế quản, viêm họng, táo bón, đầy bụng, phù nề, viêm sưng. Chính vì vậy mà nó là loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

🌟🌟🌟 XEM NGAY: Cá Chim trắng nên nuôi chung với cá nào

II. Các loài sứa biển

Trên thực tế, họ sứa biển vô cùng đa dạng về loài, dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 6 loài sứa nổi bật nhất hiện nay.

1. Sứa đỏ

Là một loài sứa có nguồn gốc từ vùng nước ôn đới ấm áp của khu vực Thái Bình Dương. Đây là một loại hải sản được sử dụng làm thực phẩm phổ biến ở Đông Nam Á.

Cũng như nhiều loài sứa khác, giai đoạn sứa đỏ trưởng thành không có xúc tu ở bên lề của phần “chân”phồng ra.

Thay vào đó, bên dưới nó có tám cánh tay phân nhánh cao, kết hợp ở gốc và có nhiều khe hở miệng thứ cấp. “chân” cứng và dày với bề mặt nhẵn. Loài sứa này có màu đỏ đặc trưng

2. Sứa lửa

Sứa lửa được tìm thấy ở khắp các khu vực đại dương trên thế giới [ngoại trừ 2 vùng cực]. Nhìn bên ngoài chúng có hình dáng giống như một chiếc hộp [vì vậy nên có tên gọi là sứa hộp], kích thước cơ thể khá lớn với đường kính tối đa 30cm.

Chất độc của sứa lửa có thể gây nguy hiểm cho con người

Cơ thể của chúng có tới 60 chiếc xúc tu với tổng chiều dài thân là hơn 4,5m. Với kích thước như vậy, mỗi xúc tu trên cơ thể chúng có tới  5.000 tế bào gai độc nên toàn bộ cơ thể chúng chứa một lượng nọc độc rất lớn.

Lượng độc của chúng tiết ra có khả năng gây tê liệt thần kinh, gây co giật, đau đớn. Với liều lượng như vậy, loài sứa này có khả năng  độc chết 60 người chỉ trong vài phút.

🔔🔔🔔 NÊN ĐỌC: Cá Đuối là cá gì

3. Sứa trắng

Có nguồn gốc từ vùng nước nhiệt đới ấm áp ở phía tây Thái Bình Dương, từ Châu Đại Dương qua Đông Á.

Nằm trong phân lớp Discomedusaecó màu trắng hoặc trắng sữa, trong suốt, xúc tu thường ngắn hoặc không có. Thay vào đó là chúng có những cái “chân” cứng và dày.

4. Sứa bất tử

Đây được coi là một trong số ít loài trên thế giới có khả năng trường sinh bất lão. Sứa bất tử có tên tiếng anh là Turritopsis nutricula, chúng vô cùng nhỏ bé [chỉ khoảng 4,5mm]. Điểm đặc biệt của chúng là có thể quay ngược thời gian sinh trưởng và phát triển lại từ đầu.

Sứa bất tử là một trong số các loài vật hiếm hoi có khả năng trường sinh bất lão

5. Sứa bờm sư tử

Sứa bờm sư tử là loài sứa có kích thước lớn trên thế giới hiện nay, chúng được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng phía bắc của Bắc cực và Đại Tây Dương. Sứa biển có kích thước rất lớn, lên tới 37m.

Tuy vậy, nhưng loài này khá hiền lành và không có độc, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng về chúng.

💝💝💝 CHIA SẺ: Cách chọn cá trắm đen giống

6. Sứa cảnh nước ngọt 

Đây là loài sứa duy nhất ở các khu vực nước ngọt. Chúng ưa sống ở những môi trường trung tính, trong ngưỡng nhiệt độ từ 3 °C đến 30 °C.

Sứa cảnh nước ngọt có hình dáng vô cùng đáng yêu

Cơ thể đối xứng tỏa tròn, loài sứa này có một vòm mũ [dù sứa] có kích thước khoảng 3cm. Cơ thể có đường kính khoảng 5,25mm và có hàng trăm tua đính quanh viền vòm mũ, chứa các tế bào gai có chất độc trên mỗi tua.

Loài sứa này được sử dụng để làm cảnh vì chúng khá đẹp, ngoài ra với nguồn dinh dưỡng là rêu, tảo và các sinh vật phù du nên chúng có vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường nước.

♻️♻️♻️ CHIA SẺ: Kinh nghiệm nướng cá chỉ vàng bằng Cồn

III. Sứa biển chế biến thành món gì ngon?

Đem lại rất nhiều giá trị về mặt kinh tế, ngoài ra, sứa cũng có thể dược sử dụng để chế biến rất nhiều món ngon, được nhiều người ưa thích.

Cùng tìm hiểu ngay các món ngon được làm từ sứa đang được rất nhiều người yêu thích ngay dưới đây.

1. Sứa muối vẹt

Đây là món đặc sản nổi tiếng của vùng ven biển Thái Thụy – Thái Bình. Sứa muối không chỉ là món ăn chơi mà còn là bài thuốc tuyệt vời cho những người kiêng thanh nhiệt, long đờm, trị viêm phổi.

Sứa muối vẹt là đặc sản của Thái Bình

Nguyên liệu: Sứa tươi, cây vẹt, muối, ớt trái, đường.

Quy trình:

  • Trước tiên, bạn cần rửa sạch sứa và cắt thành khuôn nhỏ.
  • Nước muối sứa: Sử dụng quả cây vẹt để tiến hành nấu nước chua để ngâm sứa. Sau khi nấu nước từ cây vẹt [khoảng 30 phút], thêm muối, tỏi nguyên tép và ớt trái vào rồi để nguội.
  • Sau đó, ngâm sứa vào các bình, chum hoặc vại lớn, đổ ngập nước muối chua. 
  • Quá trình muối sứa sẽ kéo dài từ 3-4 tuần, sau khi sứa chuyển màu bã trầu thì tiến hành kiểm tra. Thịt sứa vẫn giữ được vị ngọt, trong veo, thịt mềm nhưng rất giòn là đã hoàn hảo nhất.
  • Món sứa muối vẹt này thường ăn kèm với những loại rau như kinh giới, húng quế, rau húng rìu, dậu rách,.. Kết hợp với nước mắm chua ngọt hoặc mắm tôm pha với chanh và ớt,…

2. Sứa trộn

Sứa trộn được coi là món ăn thanh mát, đem lại rất nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, cùng tìm hiểu ngay các bước để bạn có được một món sứa trộn tuyệt vời ngay dưới đây!

Sứa trộn [nộm sứa] – Là món ăn được rất nhiều người yêu thích

Nguyên liệu

  • Sứa [tùy chọn]
  • Các loại nguyên liệu đi kèm: Cà rốt, dưa chuột, xoài xanh, hành tây, giá đỗ,
  • Các loại gia vị: dấm, đường, tỏi, ớt, gừng, dầu ăn, muối…

Quy trình:

  • Sứa: Bạn đem ngâm với dấm hoặc chanh để khử mùi tanh, các chất nhớt, cặn bẩn, sau đó bạn rửa sạch 
  • Pha nước trộn: Pha theo tỉ lệ làm nước trộn gỏi chua ngọt [tùy thuộc vào khối lượng sứa muốn làm] gồm nước lọc + chanh + đường + dầu ăn + muối. Hòa tan hỗn hợp rồi thêm ớt, tỏi bằm.
  • Cà rốt, hành tây rửa sạch, thái sợi; dưa chuột, xoài để cả vỏ, bào sợi vừa phải để giữ độ giòn. Sau đó, ngâm với dấm ăn trong 10 phút. Ngâm giá và rau thơm với nước muối rồi rửa sạch và vớt đến khi ráo nước.
  • Sau đó, bạn trộn đều sứa với các loại rau củ vào 1 chiếc bát lớn và để 15 phút cho nộm ngấm đề gia vị là có thể dùng được.
  • Sau khi bày ra đĩa, rắc thêm rau mùi, đậu phộng là hoàn thiện.

💠💠💠 XEM THÊM: Cá Heo Bông

3. Sứa xào sả ớt

Nguyên liệu:

  • Sứa tươi [tùy chọn]
  • Nguyên liệu kèm: Sả + ớt + tỏi + thơm + Hành lá
  • Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, nước mắm, tiêu, mì chính

Quy trình chế biến:

  • Sứa: Rửa sạch bằng cách ngâm giấm hoặc chanh, Sau đó cắt lát vừa ăn.
  • Tỏi băm nhuyễn, sả cắt lát cho vào chảo đảo đều khoảng 3 phút.
  • Bỏ ớt chuông đã thái khúc và thơm cắt lát vào chảo đảo đều tất cả lên trong vòng 30 giây.
  • Bỏ sứa vào chảo và đảo đều, nhanh tay trong khoảng thời gian 1 phút để sứa không bị nhừ và vẫn giữ nguyên được vị ngọt của nó. Sau đó, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho ớt đã cắt cùng với hành lá vào.
  • Cho sứa đã chín ra đĩa kế tiếp rắc một ít động phộng lên trên thêm một ít húng quế hoặc rau răm ăn kèm với cơm nóng hoặc bánh mì.

4. Sứa khô

Trong cơ thể của sứa chứa hơn 90 % là nước, vì vậy để làm khô nó thì cần phải loại bỏ hết nước bên trong cơ thế. 

Cách làm: Tiến hành ngâm sứa [còn tươi sống] vào trong các dung dịch có khả năng lọc nước ra khỏi cơ thể của nó như rượu [rượu nguyên chất có nồng độ 40 -45 độ].

Khi ngâm khoảng 2-3 ngày thì lượng nước trong sứa sẽ giảm và rút dần, trong cơ thể sứa sẽ hấp thụ rượu. Sau đó tiến hành khử rượu, trải qua quá trình bốc hơi thì sứa sẽ khô.

Chính quá trình ngâm với rượu này sẽ gia tăng hương vị của sứa sau khi được phơi khô. Sứa khô được sử dụng để làm nộm, xào hoặc nướng đều có giá trị dinh dưỡng cao và ngon.

⚠️⚠️⚠️ HƯỚNG DẪN: Con cá Tra

5. Sứa xào dứa

Nguyên liệu:

  • Sứa tươi [tùy chọn]
  • Nguyên liệu đi kèm: Dứa, ớt, tỏi băm, rau răm
  • Gia vị: Mắm, muối, dầu ăn, đường, bột ngọt, tiêu

Quy trình:

  • Sứa: Ngâm với chanh hoặc giấm, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Ướp sứa với tỏi băm, ớt cắt lát, nước mắm, muối, đường, tiêu khoảng 20 – 30 phút.
  • Cho một ít dầu ăn và tỏi phi qua, sau đó bỏ hỗn hợp đã ướp vào, đảo đều 3 phút. Cho thơm đã cắt lát vào 10 phút. Đợi sôi, thì thêm rau răm, nêm nếm lại là được.

Ngoài ra, trên thị trường cũng bán rất nhiều sản phẩm sứa ăn liền hoặc một số đặc sản ở từng vùng như: Sứa nước lèo Quy Nhơn,…. để bạn có thể đem về làm quà tặng người thân.

IV. Sứa biển cắn điều trị như thế nào?

Sứa thường sử dụng xúc tu để chích vào con mồi. Vấn đề bị sứa chích khá phổ biến khi bạn đi biển, trong nhiều trường hợp vô tình chạm hoặc dẫm phải con sứa thì bạn cũng sẽ bị nó chích.

Cần phải cẩn trọng khi bị sứa biển cắn

Đa số các loài sứa không gây nguy hiểm cho con người khi bị chích phải. Tuy nhiên cũng có một số loài chứa ngòi độc, có khả năng gây chết người, tiêu biểu là loài sứa hộp Australia

Khi bị sứa chích, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu là nóng rát, đau nhức, ngứa, sưng; trên da sẽ xuất hiện các vệt đỏ.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng thì có thể sẽ có cảm giác đau bụng, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn và ói mửa, co thắt, khó thở, buồn ngủ, ngất xỉu,..

Nếu bạn bị sứa biển chích phải hoặc gặp các trường hợp này cần phải tiến hành sơ cứu ngay tại chỗ:

  • Trước hết, cần phải dùng nước giấm sạch rửa thật kỹ khu vực bị chích và có ảnh hưởng.
  • Tiếp đó, cần cẩn thận dùng cây nhíp nhổ hết các xúc tu có thể nhìn thấy, động tác nhẹ nhàng và cẩn thận. 
  • Cuối cùng, tiến hành ngâm chỗ da bị chích  vào trong nước nóng, có nhiệt độ khoảng 43-45°C để giảm sự đau nhức cho vết thương và đảm bảo không bị vi sinh vật xâm nhập. Quá trình này cần phải thực hiện trong khoảng từ 20-45 phút.

Lưu ý: Không nên nạo các vòi sứa, rửa vết cắn bằng nước biển, nước ngọt, rượu hoặc băng chặt vết chích lại. Sau khi sơ cứu, nếu nạn nhân xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ kiểm tra và cứu chữa kịp thời.

❌❌❌ PHẢI ĐỌC: Cá Thu giá bao nhiêu tiền

V. Sứa biển giá bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Tùy thuộc vào khối lượng và chất lượng, thời vụ mà sứa biển có giá cả khác nhau.

  • Đối với sứa biển đã qua xử lý, đóng gói thì tùy thuộc vào bộ phận mà có giá khác nhau. Thông thường phần đuôi, chân sẽ có giá từ 60k – 90k/kg; còn phần bìa sứa sẽ có giá từ 20k – 40k/kg.
  • Đối với sứa tươi, đánh bắt từ biển lên: sứa to có giá từ 20k – 40k/con, sứa nhỏ hơn có giá khoảng 10k – 15k/con”.

Hiện nay, trên cả nước việc đánh bắt sứa phát triển ở các vùng ven biển, trong đó nổi bật là ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng,…

Đối với khu vực Hà Nội, Sài Gòn bạn có thể tìm đến mua tại các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, các đại lý hải sản và đặc biệt bạn có thể đến tại các chợ hải sản tươi sống.

Trên đây là những thông tin về sứa biển. Hy vọng sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu về loài động vật này.

Video liên quan

Chủ Đề