Vì sao cần dạy trẻ phân lao5i rác tại nguồn

[TN&MT] - Đó là mong mỏi khiêm tốn của Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Chi nhánh Hoàn Kiếm Nguyễn Hữu Chiến khi nói về Chương trình “Quản lý, phân loại và thu gom rác thải tại nguồn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”.

Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động phân loại rác tại nguồn của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Urenco.

Không đặt mục tiêu quá lớn

Mặc dù mục tiêu của Chương trình nhằm thay đổi hành vi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận trong việc phân loại rác và bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; nâng cao hiệu quả quản lý, thu gom rác; nâng cao chất lượng môi trường và bước đầu tham gia vào hoạt động tái chế nói chung và của Urenco nói riêng… tuy nhiên, kỳ vọng đầu tiên của Chi nhánh Hoàn Kiếm là truyền đi thông điệp phân loại rác đến tất cả các cơ quan, đơn vị và từng người dân trên địa bàn để mở ra những khái niệm mà đối với một số người đôi khi còn mới mẻ: khái niệm phân loại rác.

Với phương châm làm chắc từng khâu, làm tới đâu hiệu quả tới đó, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình, Giám đốc Chi nhánh Nguyễn Chiến Thắng đã nghĩ ngay tới việc tuyên truyền sao cho thấm.

Giáo dục ý thức phân loại rác cho những tâm hồn thơ trẻ.

Có lẽ trách nhiệm trong công việc cộng với niềm say mê gắn bó nhiều năm với rác đã khiến ông cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên Chi nhánh đặt mình vào vị trí của chính quyền và người dân. Sự đồng thuận quan điểm, mục tiêu giữa Chi nhánh với UBND quận đã sớm cho Chi nhánh một cơ hội thuận lợi trong thực hiện Chương trình. Điều quan trọng là làm sao để triển khai công việc cụ thể một cách khoa học, hiệu quả, không khoa trương nhưng đã là phong trào thì phải sôi động, lôi cuốn; đánh thức lòng tự trọng về giá trị người phố cổ - Tràng An và khơi gợi các giá trị mang lại cho chính người dân về môi trường và kinh tế trong thực hiện phân loại rác.

Các hoạt động tuyên truyền được tổ chức phối hợp với đổi rác lấy quà. Sự quan tâm của chính quyền, tinh thần tích cực phối kết hợp tổ chức sự kiện của các cơ quan, đơn vị và sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của người dân đã mang lại động lực cho Chi nhánh. Hoạt động phân loại không chỉ diễn ra ở sự kiện mà đã được duy trì thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị và các hộ gia đình. Đây cũng là bằng chứng cho thấy tính đúng đắn của Chương trình và đặt ra yêu cầu cố gắng hơn nữa đối với những người làm công tác quản lý rác.

Công tác tuyên truyền đã được thực hiện tới 18 phường với 132 tổ dân phố, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Tổ trưởng dân phố, các Hội Phụ nữ, Thanh niên; phối hợp Phòng giáo dục tổ chức tuyên truyền và tổ chức sự kiện ở 52 trường; phối hợp tuyên truyền với Hội Liên hiệp Phụ nữ quận; các phòng chuyên môn guận; cán bộ, công nhân viên Chi nhánh, toàn thể người dân hộ kinh doanh trên địa bàn quận và người thu gom rác tự do…

Đánh giá sơ bộ giai đoạn 1 năm 2020 và 10 tháng đầu năm 2021, khối lượng thu đổi rác tái chế ngày GreenDay là 24.848kg; khối lượng thu mua rác tái chế hàng ngày là 926.371kg, rác được đưa về kho tập kết rác tại Lâm Du để thực hiện các công đoạn tiếp theo.

Bài học kinh nghiệm

Từ hoạt động thực tiễn, Giám đốc Nguyễn Hữu Chiến cho biết, chính quyền đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thành công của Chương trình nói riêng cũng như trách nhiệm bảo vệ môi trường và thực hiện phân loại rác tại nguồn. Cũng theo Giám đốc Nguyễn Hữu Chiến, rút kinh nghiệm từ mô hình 3R trước đây, lần này, đơn vị đã trao quyền đồng hành và sự tin tưởng vào chính quyền địa phương để cùng thực hiện. Tiếng nói của chính quyền cùng các biện pháp quản lý có tác động rất tích cực đến người dân. Và rõ ràng ở đây, chính quyền cùng người dân đều nhận ra những giá trị về môi trường và kinh tế mà Chương trình mang lại. “Thời gian chưa đủ dài để chúng tôi đề cập đến các giá trị kinh tế, nhất là khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 với các điều khoản có lợi cho các tổ chức cá nhân khi thực hiện phân loại rác chưa ban hành. Tuy nhiên, trước mắt, những đổi thay tích cực về môi trường và nếp sinh hoạt trên địa bàn là điều mà ai cũng thừa nhận. Còn ở góc độ xã hội, hoạt động phân loại rác đã mang lại nguồn thu, cải thiện đời sống cho một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt đã tạo cơ hội để người dân quan tâm đến nhau hơn”.

Đưa thông điệp phân loại rác đến tận người dân.

Giải thích thêm về ý này, chị Nguyễn Thị Ngọc Anh - nhân viên phụ trách thu mua rác tái chế cho biết, ở một số ngõ phố, chị em phụ nữ đã phân loại rác, bán cho Chi nhánh và dồn số tiền bán được giúp đỡ các chị em có hoàn cảnh khó khăn. Chị Anh cũng cho biết thêm, có những Hội Phụ nữ trên địa bàn đã thu về từ nguồn phân loại và bổ sung vào quỹ đến cả trăm triệu đồng, đây quả là một con số khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về giá trị của việc phân loại rác.

Trở lại kinh nghiệm thành công bước đầu của Chương trình, anh Vũ Thành Duy [số 2, Lý Nam Đế] - người có nhiều lần tham gia và chứng kiến chuỗi hoạt động của Chương trình cho biết: “Chứng kiến niềm say mê của Giám đốc Chi nhánh Nguyễn Hữu Chiến thông qua các buổi tiếp xúc làm việc với chính quyền, các tổ chức, cá nhân và phong cách, tác phong, những lời tâm huyết của Giám đốc tại các buổi tuyên truyền, các sự kiện, tôi tin rằng Chương trình sẽ mang lại những tín hiệu vui và hiệu quả thiết thực”. Cũng theo anh Duy, làm bằng tư duy, trách nhiệm sẽ cho ra kết quả từ năng lực và trách nhiệm, làm bằng niềm đam mê sẽ cho ra kết quả đam mê. Các yếu tố này cộng lại sẽ tạo nên thành công của Chương trình mà ở đó có cả năng lực, trách nhiệm và đam mê của những người làm công tác quản lý rác.

“Chúng tôi đặc biệt đề cao vai trò của người dân tham gia trong Dự án này. Mong muốn của quận Hoàn Kiếm là làm thay đổi nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải trong mỗi hộ gia đình, đồng thời tái sử dụng rác thải có thể dùng được, hạn chế thấp nhất xả thải ra môi trường. Đây là mong muốn từ nhiều năm qua và đến bây giờ chúng tôi chính thức khởi động. Phấn đấu trong năm 2021, rác thải của 18 phường sẽ được xử lý đồng bộ tại các nhà máy xử lý của thành phố theo quy định”

Ông Phạm Tuấn Long

Chủ tịch quận Hoàn Kiếm

Tuy nhiên, trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, Chương trình gián đoạn trong triển khai sự kiện. Giám đốc Nguyễn Hữu Chiến hy vọng cuộc sống sớm trở lại bình thường để Chi nhánh tiếp tục triển khai các hoạt động tiếp theo, đồng thời có dịp tiếp xúc, lắng nghe phản hồi đóng góp từ chính quyền và người dân để có sự điều chỉnh giúp Chương trình hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn. Giám đốc cũng bày tỏ mong muốn chính quyền và người dân tiếp tục ủng hộ đồng hành để không chỉ mang lại hiệu quả của Chương trình mà còn tạo ra những đổi thay trong nhận thức, hành vi, thói quen phân loại rác dài lâu, góp phần chung tay bảo vệ môi trường và đóng góp vào mục tiêu giảm rác, tăng tái chế, tiết kiệm năng lượng tài nguyên cho xã hội.

Câu chuyện phân loại rác từ nguồn thải không phải bây giờ mới được đề cập đến. Hơn 10 năm trước đây, ở nhiều địa phương, việc phân loại rác sinh hoạt ngay từ đầu nguồn đã được thực hiện với mong muốn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng nguồn thải nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai trên diện rộng, vì sao?

Nguyên nhân do đâu?

Theo số liệu báo cáo của Bộ TN&MT, lượng chất thải rắn [CTR] tại các khu vực của nền kinh tế đã không ngừng gia tăng trong những năm qua [trung bình 10%/năm] với tỷ lệ gần 46% là CTR từ các đô thị, 17% từ hoạt động sản xuất công nghiệp và dự báo mỗi năm tỷ trọng này sẽ tăng lên 51% đối với các đô thị và 22% đối với các khu sản xuất công nghiệp. Chỉ riêng Hà Nội và TP.HCM mỗi năm thải ra khoảng hơn 30.000 tấn chất thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Trong đó có 50 - 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới, nhưng chỉ có khoảng 10% trong số này được tái chế và tái sử dụng.

Các chuyên gia về môi trường cho rằng việc phân loại rác tại nguồn sẽ góp phần tiết kiệm được tài nguyên, mang lại lợi ích cho Nhà nước nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến. Không những thế, nó còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời còn tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Lợi ích như vậy nhưng tại sao nó không được duy trì?

Phân loại rác thải trước khi xả ra môi trường để đảm bảo môi trường bền vững.

Trước đây, tại 3 thành phố là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, dự án 3R-HN về phân loại chất thải tại nguồn được Cơ quan Phát triển quốc tế Nhật Bản [JICA] tài trợ áp dụng thử nghiệm và đã có những kết quả bước đầu trong giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, đến nay, do thiếu nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng như nguồn nhân lực triển khai thực hiện nên sau một thời gian tiến hành người dân không còn được cung cấp các bao bì để bỏ rác phân loại thì họ lại dùng mọi phương tiện có sẵn để chứa tất cả rác thải trong nhà trước khi bỏ ra ngoài cho đơn vị thu gom mang đi. Thêm vào đó, do chưa thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia phân loại rác không cao. Công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, không hiệu quả dẫn đến dự án thất bại.

Để mô hình phân loại rác tại nguồn thực sự có hiệu quả, cần hình thành hành lang pháp lý liên quan cũng như các quy định về quản lý CTR sinh hoạt, nhân lực, tài chính phục vụ chương trình. Phân loại rác tại nguồn cần thực hiện liên tục, không nóng vội và thay đổi nhận thức người dân không phải ngày một ngày hai, vì thế, công tác tuyên truyền giữ vai trò hết sức quan trọng.

Làm thế nào cho hiệu quả?

Các chuyên gia môi trường nhận định, hoạt động phân loại rác thải tại nguồn chỉ thực sự thành công khi chính các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học và người dân Việt Nam có chuyển biến về nhận thức và sẵn sàng tham gia hành động phân loại, tái chế rác thải. Khó khăn nhất hiện nay trong thực hiện phân loại chất thải sinh hoạt là sự tham gia của người dân. Trong khi người dân vẫn chưa thật sự mặn mà với việc phân loại rác thì công tác tuyên truyền một cách thường xuyên là quan trọng nhất. Bên cạnh kinh phí tổ chức thực hiện, rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội để người dân có ý thức chung tay bảo vệ môi trường trong lúc môi trường hiện đang ngày càng bị đe dọa trầm trọng.

Mới đây, sau một thời gian triển khai thí điểm tại một số quận, UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tiếp tục mở rộng chương trình phân loại rác tại nguồn ở những khu vực công cộng. Theo kế hoạch, mục tiêu đến năm 2020 sẽ thực hiện trên địa bàn 24 quận huyện toàn thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp CTR sinh hoạt tại thành phố.

Hiện nay, mỗi ngày TP. Hồ Chí Minh phát sinh khoảng 7.500 tấn chất thải sinh hoạt. Để người dân thuận tiện trong phân loại chất thải tại nguồn, chính quyền thành phố cũng lên kế hoạch bố trí các thiết bị lưu chứa, phương tiện thu gom và các phương án thu gom ở từng khu vực. Các CTR sinh hoạt sau khi phân loại được vận chuyển đến 2 khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố là Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp [Củ Chi] và Khu liên hợp Đa Phước [Bình Chánh]. Tại những nơi này, các đơn vị xử lý chất thải sẽ tiếp nhận, xử lý riêng các nhóm CTR sau phân loại theo công nghệ xử lý đã cam kết với thành phố.

Song song với việc đầu tư các cơ sở tái chế rác có đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế toàn bộ lượng rác thải được phân loại sơ bộ từ nguồn được đưa đến hàng ngày, TP. Hồ CHí Minh sẽ ban hành các chính sách khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn, khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế từ rác cùng với việc đầu tư cho các nhà máy tái chế, tăng cường vận động và bắt buộc các cơ quan, gia đình và từng người dân tham gia phân loại rác tại nguồn. Khi đó, rác tập kết đến nhà máy xử lý sẽ được phân loại và chất lượng sản phẩm tái chế sẽ tốt hơn.

Hy vọng từ mô hình này của TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thành trong cả nước sẽ học tập nhân rộng để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chung tay bảo vệ môi trường bền vững, vì sức khỏe chung của cộng đồng.


Thục Viên

Video liên quan

Chủ Đề