Tại sao không tìm thấy mh370

"Cả thế giới, bao gồm gia đình của các nạn nhân, tìm thấy hy vọng mới về nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích" – Giám đốc hàng không dân dụng Malaysia – ông Azharuddin Abdul Rahman, tuyên bố vào đầu tháng này.

Trước đó, vào tháng 1-2017, nỗ lực định vị máy bay MH370 dẫn đầu bởi Cục An toàn Giao thông Úc (ATSB) bị dừng lại sau 1.046 ngày rà soát tổng cộng 710.000 km vuông dưới đáy đại dương khu vực phía Đông của Nam Ấn Độ Dương nhưng không có kết quả.

 Nói cách khác, sau 3 năm miệt mài với chi phí gần 154 triệu USD, thành quả chính đến từ nỗ lực tìm kiếm dẫn đầu bởi ATSB là kết luận MH370 có lẽ không nằm trong phạm vi rà soát nói trên.

Tại sao không tìm thấy mh370

Người thân của hành khách trên chuyến bay mang số hiệu MH370 cầu nguyện cho các nạn nhân. Ảnh: AP

Tuy nhiên, hy vọng tiếp tục được nhen nhóm sau khi Công ty Ocean Infinity tuyên bố sẽ tìm kiếm MH370 bằng công nghệ tối tân. Trả lời phỏng vấn tờ The Australian (Úc) hồi tháng 1, Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Ocean Infinity là ông Oliver Plunkett khẳng định khả năng tìm thấy MH370 là hoàn toàn có thể.

Chính phủ Malaysia đã đồng ý ký với Công ty Ocean Infinity bản hợp đồng "không tìm thấy, không lấy tiền" vào ngày 10-1. Theo đó, Ocean Infinity sẽ nhận được 20-70 triệu USD nếu tìm thấy máy bay "dưới 90 ngày", phụ thuộc vào thời gian và tổng diện tích rà soát.

Tuy nhiên, vào hôm 3-3, Giám đốc hàng không dân dụng Malaysia Azharuddin thông báo sẽ gia hạn hạn chót tìm kiếm đến giữa tháng 6-2018, viện dẫn lí do quá trình tìm kiếm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khó lường như thời tiết xấu.

Tại sao không tìm thấy mh370

Ông Azharuddin Abdul Rahman (trái) bắt tay với ông Oliver Plunkett trong buổi ký kết hợp đồng tìm kiếm MH370 vào ngày 10-1-2018. Ảnh: Reuters

Mặc dù vậy, Công ty Ocean Infinity khẳng định trong một tuyên bố chính thức trên trang web vào hôm 6-3 rằng "cam kết thực hiện nỗ lực kiếm 90 ngày, đến giữa tháng 4…chúng tôi cam kết sẽ rà soát 25.000 km vuông và đã rà soát được 23.000 km vuông. Do đó, chúng tôi có thể phải rà soát khu vực rộng hơn dự kiến trong hơn 90 ngày".

Trước khi ký kết hợp đồng với chính phủ Malaysia vào tháng 1, Ocean Infinity không nhận được sự chú ý. Theo The Australia, công ty này chỉ mới đăng ký hoạt động vào tháng 7-2017 ở bang Texas – Mỹ. 

Mặc dù là "lính mới" trong lĩnh vực tìm kiếm dưới đại dương, Ocean Infinity vẫn quyết định thực hiện "ca khó" (từng khiến các quốc gia khác "bó tay" trong suốt 4 năm trời) bằng bản hợp đồng "không tìm thấy, không lấy tiền" trong 90 ngày đầy rủi ro về mặt tài chính.

Tại sao không tìm thấy mh370

Chi phí vận hành tàu The Seabed Constructor là 70.000 - 100.000 USD/ngày. Ảnh: Swire

Kể từ khi rời TP Durban - Nam Phi, vào đầu tháng 1, tàu Seabed Constructor của Ocean Infinity hoạt động ngày đêm trong nỗ lực tìm kiếm MH370. Tuy nhiên, đến đầu tháng 2, tàu này bất ngờ "biến mất" bí ẩn trong suốt 80 giờ sau khi tắt hệ thống nhận dạng.

Bộ trưởng Giao thông Malaysia Datuk Seri Liow Tiong Lai giải thích hôm 6-2 rằng tàu Seabed Constructor "phát hiện ra các kết cấu địa chất thú vị". Ông Lai nói thêm rằng tiến độ của nỗ lực tìm kiếm là "rất nhanh".

Trong khi đó, truyền thông Úc nhấn mạnh rằng Seabed Constructor "biến mất" khi đến gần 2 xác tàu bị đắm được định vị trong suốt quá trình tìm kiếm dẫn đầu bởi ATSB.

Một giả thuyết mới nổi lên: Liệu Ocean Infinity có đang lợi dụng "cái mác" tìm kiếm MH370 để tận dụng bản đồ rà soát trước đó của ATSB nhằm tìm kiếm tàu đắm và kho báu?

Đến hiện tại, chưa có thông tin mới về Seabed Constructor. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu được liên hệ bình luận đều nói rằng họ đang "tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu mật".

7 năm sau vụ MH370 mất tích: Cuộc tìm kiếm chưa có hồi kết

Thứ Hai, 09:43, 08/03/2021

VOV.VN - Tròn 7 năm sau khi biến mất bí ẩn, đến nay, số phận chuyến bay MH370 của Hàng hàng không Malaysia Airlines vẫn là một câu hỏi.

Ngày hôm nay (8/3) đánh dấu 7 năm máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Vụ mất tích đã đặt ra nhiều câu hỏi về điều gì đã thực sự xảy ra với chiếc máy bay xấu số này và khiến người thân của các hành khách phải tiếp tục chờ đợi trong vô vọng.

7 nam sau vu mh370 mat tich cuoc tim kiem chua co hoi ket hinh anh 1

Ảnh minh họa: NSTP

Một số người thân và họ hàng của các hành khách trên máy bay MH370 vẫn hy vọng điều kỳ diệu sẽ xảy ra trong khi cũng có những người lựa chọn để mọi việc cho Chúa quyết định, cũng như cầu nguyện rằng các nhà chức trách cuối cùng sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử hàng không này.

Maira Elizabeth Nari, con gái tiếp viên trưởng trên máy bay MH370 Andrew Nari nói rằng, mặc dù nhiều năm đã trôi qua nhưng cô không thể làm gì khác và dù tình hình xảy ra như thế nào thì cuộc sống vẫn phải tiếp diễn.

"Tôi cảm thấy mọi thứ vẫn giống như cách đây 7 năm, khi mà tôi 17 tuổi nhưng dù sao đến giờ chúng tôi vẫn ổn", Maira cho hay.

Anh rể của nữ tiếp viên trưởng MH370 Goh Sock Lay cho biết mọi người trong gia đình họ không còn muốn nhớ đến vụ tai nạn nữa.

“Gia đình tôi đã quên đi việc này từ lâu. Không còn ai nhắc đến nữa bởi đây là một điều đáng buồn", anh chia sẻ.

Người thân của một hành khách khác trên chuyến MH370 Tan Ah Meng tại Kampung Kanthan, Chemor cũng có cùng cảm nhận về vụ biến mất bí ẩn này.

Dù vậy, Grace Nathan, 31 tuổi, mẹ của hành khách Anne Daisy trên chuyến bay MH370 cho biết nhiều người trong số họ vẫn đang chờ đợi tung tích của chiếc máy bay này.

"Một số người vẫn tiếp tục chờ đợi và họ không chấp nhận rằng người thân của họ không quay về nữa", bà Grace Nathan chia sẻ tại một sự kiện tưởng niệm 7 năm máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích.

"Chúng ta cần biết điều gì thực sự xảy ra với họ để chúng ta có thể hiểu tại sao họ sẽ không trở về nhà nữa", bà Grace Nathan cho hay.

Trong khi đó, chuyên gia hàng không Mohd Harridon Mohamed Suffian cho biết, đến nay, không có bằng chứng mới nào về định mệnh chiếc máy bay MH370 được tìm ra.

Dù vậy, một phi công giám định bay thuộc Đại học Kuala Lumpur cho biết, trong một vài trường hợp, mảnh vỡ của các vụ tai nạn máy bay đã được tìm thấy sau một vài năm biến mất, đồng thời khẳng định rằng việc tiếp tục tìm kiếm MH370 là điều cần thiết.

"Chẳng hạn, mảnh vỡ của chiếc máy bay Piper đã được phát hiện ở Michigan, Mỹ sau 21 năm khi nó biến mất và mảnh vỡ của máy bay Learjat được tìm thấy ở New Hampshire, Mỹ sau 3 năm biến mất".

Phi công này cũng nhận định: "Trong các vụ việc trên, những nỗ lực tìm kiếm cũng được tiến hành cẩn thận trên quy mô lớn nhưng các mảnh vỡ chỉ được tìm thấy một vài năm sau đó. Điều này cho thấy chúng ta vẫn còn hy vọng".

Trong một diễn biến khác, chuyên gia độc lập Mike Exner hôm 6/3 cho biết những mảnh vỡ có thể là của chiếc máy bay MH370 đã được phát hiện dọc bờ biển ở Vịnh Jeffreys, Nam Phi. Ông cho biết những mảnh vỡ này - một phần cánh của chiếc máy bay - đã được giao lại cho các nhà chức trách Nam Phi.

Trong khi đó, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Datuk Seri Dr Wee Ka Siong cho biết nước này sẽ nỗ lực hết sức hợp tác với Trung Quốc và Australia để tìm kiếm MH370.

Ông Wee cho rằng thảm kịch MH370 không bao giờ có thể lãng quên: "Với nhiều người, thời gian 7 năm trôi qua vẫn không thể làm nguôi ngoai nỗi đau của họ về thảm kịch này".

Máy bay MH370 với 239 hành khách cất cánh từ Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur tối 8/3/2014 để tới Bắc Kinh, Trung Quốc, đã biến mất khỏi màn hình radar khoảng 2 tiếng sau khi khởi hành.

Đến nay, Bộ Giao thông Malaysia vẫn chưa quyết định tiến hành một chiến dịch tìm kiếm mới bởi chưa có bằng chứng đáng tin nào được tìm thấy.

Một nguồn tin từ Bộ Giao thông nhận định với hãng thông tấn quốc gia Malaysia là Bernama rằng chính phủ nước này sẽ sớm đưa ra một thông báo quan trọng về vụ biến mất của máy bay MH370./.