Tại sao bé ít đi tiểu

Tại sao bé ít đi tiểu
Tại sao bé ít đi tiểu

Trẻ sơ sinh tiểu ít có sao không?

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh tiểu ít là do bị mất nước. Mất nước ở mức độ nhẹ bé sẽ gặp một số vấn đề như: Môi và da bị khô, nứt nẻ, phản xạ bú mút kém, ít ăn uống hơn, nước tiểu có mùi khai nồng. Nếu bé bị mất nước ở mức độ nặng mắt có thể xuất hiện quầng thâm, thở gấp, ngủ mê mệt, chân tay bị lạnh. Ngoài ra, đi tiểu ít còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu, với bé trai có thể là vấn đề về bao quy đầu.

Tại sao bé ít đi tiểu

Nếu sau khi được bù đủ nước mà hiện tượng đi tiểu ít vẫn không được cải thiện thì mẹ cần cho bé đi kiểm tra sức khỏe.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh tiểu ít

Có một số nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu ít như sau:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: có thể gặp như viêm niệu đạo, niệu quản, bàng quang hoặc viêm thận cấp…Triệu chứng thường gặp là: Trẻ đi tiểu són, dắt, mệt mỏi, có thể có sốt hoặc không, nước tiểu có thể đục, có máu. Trẻ có thể có phù nhẹ kèm theo nếu trong viêm cầu thận cấp.
  • Trẻ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngoài do vệ sinh kém hoặc hẹp bao quy đầu ở trẻ nam.
  • Trẻ sau sốt, tiêu chảy, hoặc trẻ mất quá nhiều mồ hôi do nghịch, uống ít nước…
  • Thông thường số lượng nước tiểu thể hiện lượng nước trẻ uống hàng ngày. Có thể do thời tiết nóng làm bé đi tiểu ít.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh tiểu ít

Số lần đi tiểu của trẻ tùy theo lượng sữa và nước bé tiêu thụ mỗi ngày. Mẹ có thể tham khảo một số thống kê sau:

  • Sơ sinh: 20 -25 lần/ngày (khoảng 1 tiếng/1 lần).
  • Trẻ 3 tháng: 15 -20 lần/ngày (khoảng 1,5 tiếng/ 1 lần).
  • Trẻ 1 tuổi: 12-16 lần/ngày (khoảng 2 tiếng/ 1 lần).
  • Trẻ 3 tuổi: 7 – 8 lần/ngày (khoảng 3 tiếng / 1 lần).
  • Trẻ trên 3 tuổi: 6 – 8 lần/ngày (khoảng 3 tiếng / 1 lần).

Trung bình cứ 1 – 3 giờ là bé sẽ tiểu 1 lần. Do đó, nếu trong 1 ngày mà con đi dưới 6 lần thì có thể coi là trẻ đi tiểu ít.

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh tiểu ít

Để giải quyết tình trạng tiểu ít do mất nước, mẹ cần:

  • Cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Nếu trẻ đang ăn dặm thì hãy tăng cường cho uống nước hoặc trái cây, không để bé ăn thức ăn quá đặc.
  • Nếu thời tiết quá nóng, hãy cho bé nằm quạt hoặc điều hòa để cơ thể mát mẻ hơn. Đồng thời cho trẻ mặc quần áo rộng rãi.
  • Khi cho trẻ đi chơi bên ngoài, nên cho trẻ ở trong bóng râm mát. Nếu phải ra nắng thì phải có mũ, ô, kính râm, áo chống nắng đầy đủ.
  • Nếu trẻ đang sốt, nôn hoặc tiêu chảy, vẫn phải cho bé bú sữa hoặc ăn cháo bột đầy đủ. Hãy chia nhỏ bữa ăn.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng nước uống bù điện giải ví dụ như Oserol.

Lưu ý: Điều hòa dễ làm bé bị khô da, vì thế nên dùng thêm máy tạo độ ẩm. Nếu sau khi được bù đủ nước mà hiện tượng đi tiểu ít vẫn không được cải thiện thì gia đình cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh tiểu ít

  • Cho trẻ bú sữa hoặc uống nước đầy đủ hàng ngày
  • Nếu trẻ đã ăn được cần bổ sung thực phẩm lợi tiểu như rau xanh: cần tây, cà rốt, bắp cải, dưa chuột,v.v… Và các loại quả có múi, đặc biệt là chanh, dưa hấu,v.v.. vào khẩu phần ăn của trẻ.
  • Nếu trẻ bị táo bón, cần điều trị tích cực. Tránh thói quen nhịn đi tiêu vì phân khó ra ngoài có thể chèn ép vào bàng quang và niệu đạo khiến nước tiểu khó bài tiết.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh tiểu ít phải làm sao? Trẻ sơ sinh tiểu ít có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Trẻ bị bí tiểu thường bứt rứt, khó chịu, quấy khóc khiến ba mẹ lo lắng, bất an. Vậy nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ em là gì và các bậc phụ huynh nên xử trí thế nào khi con bị bí tiểu? Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin giúp ba mẹ hiểu hơn về vấn đề này.

Tại sao bé ít đi tiểu
Tại sao bé ít đi tiểu

Bí tiểu ở trẻ em là bệnh lý có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây

Bình thường bàng quàng của trẻ sẽ chứa đựng một lượng nước tiểu khoảng 60-300ml, thay đổi tùy theo lứa tuổi, khi nước tiểu chứa đựng ở bàng quang sẽ kích thích gây buồn tiểu và đi tiểu.

Bí tiểu là tình trạng trẻ buồn tiểu mà không đi tiểu được, trẻ gặp khó khăn khi đi tiểu. Tình trạng này có thể kéo dài trên 12 giờ, con thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu, đau bụng vùng dưới rốn, muốn đi tiểu mà không tiểu được, nước tiểu ít chỉ vài giọt, tia nước tiểu yếu, sờ được một khối tròn vùng bụng dưới rốn, khi sờ vào trẻ có cảm giác căng tức.

Tình trạng bí tiểu cấp tuy không thường gặp ở trẻ em nhưng đây là tình huống phải được xử trí kịp thời nếu không có thể gây vỡ bàng quang đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ em

Tại sao bé ít đi tiểu

Hẹp đường niệu đạo ở trẻ em có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bí tiểu, ngoài ra còn rất nhiều những nguyên nhân khác

Nguyên nhân thường gặp nhất gây tình trạng bí tiểu ở trẻ là do tổn thương vùng tiết niệu sinh dục như hẹp bao quy đầu, viêm mô tế bào, tật dính môi lớn,…

Trẻ bị táo bón cũng là một nguyên nhân gây bí tiểu, do phân tích tụ lâu ngày gây chèn ép đường tiểu.

Rối loạn thần kinh bàng quàng quang (sau chấn thương vùng thắt lưng, phẫu thuật cùng cụt, viêm tủy sống, viêm não,…) ở trẻ em cũng có thể gây bí tiểu.

Trẻ đang sử dụng một số thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm,… cũng có thể gây bí tiểu.

Ngoài ra các bệnh lý như sỏi bàng quang, dị tật bẩm sinh (hẹp van niệu đạo sau, polyp) cũng có thể gây bí tiểu ở trẻ.

Làm gì khi con bị bí tiểu?

Tại sao bé ít đi tiểu

Trẻ bị bí tiểu ba mẹ không nên đắp lá, xoa dầu vì cógây bỏng da bé mà không giải quyết được tình trạng bí tiểu

Các bậc phụ huynh khi thấy con bị bí tiểu có thể dùng nước ấm chườm ở vùng dưới rốn của trẻ.

Cho bé vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và thử “xi tè” cho trẻ xem con có đi tiểu được không.

Có thể cho trẻ nằm trong bồn nước ấm để kích thích trẻ đi tiểu.

Nếu trẻ vẫn không đi tiểu được hay tiểu rắt, nước tiểu ít, con khó chịu thì cần đưa bé đến ngay bệnh viện, để các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất cho bé.

Ba mẹ cần lưu ý nếu trẻ không đi tiểu trong thời gian dài, cũng không sờ được khối bất thường ở vùng bụng dưới rốn, tuy nhiên trẻ kích thích khó chịu, nhìn kỹ có thể thấy trẻ phù mặt, phù tay chân hoặc trẻ kêu đau dầu… Cần đưa con đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu bé đang bị  suy thận.

Tại sao bé ít đi tiểu

Nên đến thăm khám để nhận được tư vấn tại các cơ sở y tế uy tín.

Hy vọng rằng bài viết hôm nay đã giúp mẹ có thêm thông tin về bệnh lý bí tiểu ở trẻ em. Khi trẻ gặp những triệu chứng của bệnh lý này, cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.