Tài Mẫu thư tư vấn pháp lý

08/07/2022 07:15

Tư vấn pháp lý qua email cho Khách hàng là một phương thức tư vấn pháp lý tiện lợi cho khách hàng trong trường hợp không thể đến gặp trực tiếp luật sư để được tư vấn trực tiếp. Vậy nội dung cơ bản của một thư tư vấn pháp lý qua email cho Khách hàng như thế nào để thật sự chỉnh chu và hoàn hảo nhất đến khách hàng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan.

Dịch vụ tư vấn pháp lý qua email cho khách hàng

>>>Xem thêm: Phương thức tư vấn pháp luật thường xuyên qua email cho doanh nghiệp.

Mục Lục

  • Nội dung cơ bản của một thư tư vấn pháp lý cho Khách hàng
  • Phần kết thúc
  • Ưu điểm và nhược điểm của tư vấn pháp lý qua email
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm

Nội dung cơ bản của một thư tư vấn pháp lý cho Khách hàng

Thư tư vấn pháp lý qua email cho khách hàng

>>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn luật thường xuyên cho Doanh nghiệp.

Thông thường hiện nay, nội dung cơ bản của một thư tư vấn pháp lý bao gồm ba phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Cụ thể như sau:

Phần mở đầu.

  • Gửi lời chào đến Khách hàng.
  • Phần này cần giới thiệu Logo của tổ chức hành nghề luật (Công ty/Văn phòng Luật sư). Tiếp đó là các phần: tiêu đề, ngày tháng, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email của người nhận.
  • Lưu ý: nếu Khách hàng là tổ chức thì cần đề tên người nhận gồm tên người đại diện theo pháp luật và tên đầy đủ của tổ chức đó.
  • Tiếp theo là lời chào và khẳng định ngắn gọn về phạm vi tư vấn.

Phần nội dung.

  1. Mô tả tóm tắt sự việc:
  • Sắp xếp sự việc dựa trên những thông tin, tài liệu mà Khách hàng cung cấp.
  • Thường cách sắp xếp khoa học nhất là sắp xếp sự việc theo trật tự thời gian để xác minh lại với Khách hàng.
  1. Xác định các vấn đề Luật sư được yêu cầu tư vấn:

Liệt kê các tài liệu Khách hàng cung cấp liên quan đến vấn đề cần tư vấn mà Luật sư đã kiểm tra để đưa ra câu trả lời của mình nhằm bảo lưu việc giới hạn phạm vi tư vấn,

Lưu ý: các tài liệu phải được ghi đúng tên, số, ngày tháng và phải được sắp xếp theo thứ tự liệu kê phù hợp, nếu có quá nhiều tài liệu thì nên phân nhóm để liệt kê.

  1. Căn cứ pháp lý:
  • Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để đưa ra ý kiến pháp lý.
  • Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, cần liệt kê thêm các phương tiện giải thích bổ trợ, ví dụ: các quyết định, công văn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…Trường hợp quá nhiều văn bản thì có thể lựa chọn phương án chú thích.
  1. Giả định, bảo lưu:

Nhằm hạn chế rủi ro cũng như loại trừ trách nhiệm của Luật sư nếu Khách hàng cung cấp không đúng, không đủ các tài liệu vụ việc, gây ảnh hưởng tới hướng tư vấn.

Ví dụ: “Ý kiến pháp lý được chúng tôi đưa ra trên cơ sở các thông tin, tài liệu và yêu cầu tư vấn của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi không có trách nhiệm xác minh tính xác thực của các thông tin, tài liệu này và không chịu trách nhiệm trong trường hợp các thông tin, tài liệu này không đảm bảo tính đầy đủ, trung thực, chính xác”.

  1. Nội dung phân tích sự việc – đưa ra giải pháp và khuyến nghị của luật sư:
  • Nêu kết luận, đưa ra giải pháp giải quyết và khuyến nghị của Luật sư. Thông thường, tâm lý Khách hàng sẽ muốn nhìn thấy kết quả tư vấn ngay nên khi viết thư tư vấn, có thể đưa ý kiến tư vấn ngắn gọn trước (trình bày theo hướng diễn dịch) sau đó xuống các phần dưới sẽ viết cụ thể ý kiến sau.
  • Phân tích chi tiết và kỹ lưỡng hơn các kết luận và các giải pháp giải quyết đã nêu ở trên.

Lưu ý: Trong nội dung phần này yêu cầu Luật sư phải diễn giải nội dung đảm bảo được các yêu cầu như sau: tính logic; tính súc tích; tính chính xác;  ngôn ngữ thích hợp, lịch sự; kỹ thuật trình bày văn bản.

Phần kết thúc

  • Khẳng định thiện chí tư vấn và Lời chào cuối thư.
  • Cuối cùng là chữ ký và ghi rõ họ tên của Luật sư.

Ưu điểm và nhược điểm của tư vấn pháp lý qua email

Ưu điểm

  • Tiết kiệm được thời gian, công sức cho Khách hàng;
  • Hình thức tư vấn pháp tiện lợi và phù hợp cho mọi đối tượng Khách hàng;
  • Được đội ngũ Luật sư, Luật gia có chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn.
  • Được tư vấn những nội dung pháp lý một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác nhất ;
  • Khách hàng được tự do lựa chọn, chuyển đổi các gói dịch vụ và tuỳ thuộc vào gói dịch vụ mà Khách hàng sẽ được cung cấp dịch vụ tương ứng.

Ưu và nhược điểm của tư vấn pháp lý qua email.

>>>Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật sư.

Nhược điểm

  • Đối với những vấn đề tương đối phức tạp, tư vấn qua email sẽ khá mất thời gian khi một bên phải đợi phản hồi của bên còn lại trong trường hợp thiếu thông tin hay cần giải đáp thêm các thắc mắc liên quan,..
  • Thời gian trả lời chậm hơn so với giải đáp qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp luật sư.

Lưu ý:

  • Cần hình dung và lập ra dàn ý chi tiết trước khi bắt tay vào giai đoạn soạn thảo thư tư vấn pháp lý. Sắp xếp các ý tưởng trả lời trong một trật tự logic. Chỉ bắt đầu dự thảo khi đã biết rõ mình đang viết gì!
  • Khi soạn thảo và đánh máy thư tư vấn xong, nhất định phải rà soát lại toàn bộ nội dung văn bản để chỉnh sửa sai sót về hình thức (như lỗi chính tả, ngữ pháp, ý bị lặp lại…) hay về nội dung (cách diễn đạt, dùng từ…).
  • Trả lời đúng hẹn: Một câu trả lời đúng hẹn hay trả lời sớm là phương cách tốt nhất chứng tỏ thái độ chuyên nghiệp của Luật sư và khiến cho Khách hàng có cảm tưởng là thực sự luật sư đang cố gắng để làm hài lòng họ. Ngoài ra, một câu trả lời muộn màng có thể khiến cho khách hàng tìm đến Luật sư khác.

Trên đây là một số tư vấn cơ bản về Nội dung cơ bản của một thư tư vấn pháp lý qua email cho khách hàng. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về các gói dịch vụ trên hoặc có nhu cầu sử dụng xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi thông qua qua số HOTLINE 1900.63.63.87 hoặc gửi mail về địa chỉ  để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. Với 7 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng.