Soạn ngữ văn 8 bài dấu ngoặc kép năm 2024

+ Em đang ngồi ở ghế thì các bạn đến rủ: “Muốn đi chơi trận giả không?”. Em trả lời: “Có”. Thế là cùng chơi. Một bạn lớn bảo: “Cậu là trung sĩ nhé”.

(Tiếng Việt 5, tập 1, 2001)

+ Khổ thơ đầu nói đến rặng liễu nhưng cách nói đang hướng người đọc nhìn về một cô gái có gương mặt buồn rười rượi. Lá liễu rủ vừa được xem là “tóc buồn buông xuống”, vừa được ví là “lệ hàng ngàn”. Lối so sánh thiên nhiên – con người này khá phổ biến ở thời đại thơ lãng mạn. Anh Thơ trong “Bến đò ngày xưa” cũng nhân hoá thiên nhiên như thế :

“Tre rũ rượi bên bờ chen ướt át

Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa”

(Dẫn theo 125 bài văn)

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

Ví dụ: + Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ và cả người “Nê – giơ – rô” lẫn người “Am nam mít” mặc nhiên trở thành “giống người bẩn thỉu”.

(Nguyễn Ái Quốc)

+ Một thế kỷ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.

(Thép Mới)

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, … một danh hiệu, một cụm từ mới tạo đáng chú ý.

Ví dụ: + Hoài Thanh đã nhận xét về Xuân Diệu trong “Thi nhân Việt Nam”: đó là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Hãy chứng tỏ điều đó qua các bài thơ “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” của ông.

(Dẫn theo 125 bài văn)

+ Nếu trong “Tràng Giang”, nỗi buồn thấm qua từng con chữ, đầy như dòng sông Hồng đang cuộn chảy thì trong “Đây mùa thu tới” nỗi buồn lại toả ra từ niềm cô đơn, quạnh vắng, còn trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, nỗi buồn lại nhè nhẹ cất lên từ ý thức bị lãng quên của nhà thơ.

(Dẫn theo 125 bài văn)

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau đây:

  1. Nguyễn Trãi đã gắn “nhân nghĩa“ với “dân” khi ông viết “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” trong “Bình ngô đại cáo”. Ông lại gắn “nhân nghĩa” với “nước” khi ông viết “Nhân nghĩa duy trì thế nước yên” trong bài thơ “Hạ quy Lam Sơn”. Thật là rõ ràng, với Nguyễn Trãi “nhân nghĩa” gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, với tấm lòng ưu ái thương dân.

(Võ Nguyên Giáp)

  1. Ngày 15/8, cuộc đấu giá sôi nổi diễn ra giữa gần 20 doanh nghiệp để giành quyền sở hữu cuốn sách “độc nhất vô nhị” này.

(Hà Châu Sơn)

  1. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc “bốn phương lồng lộng, Thủ đô gió ngàn”. Những năm máu lửa ấy, Bác có viết một số bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt, tiêu biểu nhất là các bài “Cảnh rừng Việt Bắc”, “Cảnh khuya”, “Đi thuyền trên sông Đáy”… Tình yêu nước, thương dân, tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, yêu đời… dào dạt trên những bài thơ của Bác.
  1. Chính mẹ chị đã nói: “Các con này, công an, bộ đội, nhà báo lành lặn, sáng sủa không lấy, lại đi lấy một người vừa mù, vừa bị mất chân”.

(Tố Quyên)

Gợi ý:

Mẫu: a. Dấu ngoặc kép sử dụng trong đoạn trích này thể hiện những công dụng sau:

- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

- Đánh dấu tên tác phẩm.

2. Hãy đặt dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lý do.

  1. Tống biệt hành là một áng thơ hay, Tô Hoài đã từng nói nó mang tâm sự của người cầm bút của thời đại, giữa lúc cả đất nước và dân tộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại.
  1. Nguyễn Tuân viết nói về Thạch Lam người ta vẫn nghĩ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn.
  1. Báo Tiền Phong ngày 15/8/2004 đưa tin nhiều bài giảng vẫn chỉ xào đi xào lại những bài cũ mông má râu ria, trong đó, những bài thật có, những bài giả cũng có.

(Báo Thể thao Văn hóa, số 1575)

Gợi ý:

Mẫu: a. “Tống biệt hành” là một áng thơ hay. Tô Hoài đã từng nói: “Nó mang tâm sự của người cầm bút của thời đại, giữa lúc cả nước và dân tộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại”.

- Lý do sử dụng dấu 2 chấm: Báo trước đoạn trích dẫn nguyên văn.

- Lý do sử dụng dấu ngoặc kép: Đánh dấu sự trích dẫn trực tiếp và tên tác phẩm.

3. Đặt 5 câu có sử dụng dấu ngoặc kép, biểu thị những công dụng khác nhau.

Gợi ý:

Viết câu đủ thành phần, nội dung sáng sủa, rõ ràng, sử dụng các dấu ngoặc kép đúng chỗ, đúng công dụng.

  1. Đánh dấu từ ngữ “khai hóa”, “văn minh” mang hàm ý mỉa mai cái thời kỳ mà bọn thực dân Pháp xâm lược nước ta trên danh nghĩa là khai hóa văn minh.
  1. Đánh dấu tên của các tác phẩm “Giác ngộ”, “Tay người đàn bà”,… được trích dẫn ra.

Tổng kết:

Dấu ngoặc kép được dùng để:

  • Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được trích dẫn trực tiếp.
  • Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa bóng, một nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
  • Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san… được trích dẫn.

II. Luyện tập dấu ngoặc kép

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 142)

Các em hãy giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trong sách giáo khoa.

Hướng dẫn giải bài:

  1. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp câu nói của nhân vật lão Hạc.
  1. Đánh dấu từ ngữ được sử dụng với hàm ý mỉa mai (nhân vật hầu cận ông lí).
  1. Đánh dấu từ ngữ được trích dẫn trực tiếp, trích dẫn lại lời của người khác (em bé).
  1. Đánh dấu từ ngữ được trích dẫn trực tiếp và cũng với hàm ý mỉa mai (con yêu, bạn hiền).
  1. Đánh dấu từ ngữ được trích dẫn trực tiếp “ngây vì tình”, “mặt sắt” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du (trích “Truyện Kiều”).

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 143)

Các em hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong những đoạn trích trong sách giáo khoa và giải thích lý do.

Hướng dẫn giải bài:

a)

Biển vừa mới được treo lên, có người qua đường nhìn thấy, cười bảo:

– Cửa hàng này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải ghi là cá “tươi”?

Nhà hàng nghe nói vậy, quyết định bỏ ngay chữ “tươi” đi.

(Theo “Treo biển”)

⇒ Đặt dấu hai chấm nhằm báo trước lời thoại của nhân vật. Đặt dấu ngoặc kép vào chữ tươi với mục đích nhằm đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

  1. Nó nhập tâm vào lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì mà thân thuộc nhất với cháu”.

⇒ Dấu hai chấm và ngoặc kép ở câu trên nhằm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

  1. Lão Hạc ơi! Lão hãy cứ yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn nó cho lão. Đến khi con trai lão quay trở về, tôi sẽ trao lại nó cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã rất cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.

⇒ Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng nhằm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 143)

Vì sao hai câu trong sách giáo khoa tuy có ý nghĩa giống nhau mà lại dùng những dấu câu khác nhau?

Hướng dẫn giải bài:

Sự khác nhau của hai câu đó là:

– Câu a: Người viết dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép với mục đích để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, trích dẫn nguyên văn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Câu b: Người viết không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh không được trích dẫn trực tiếp nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 144)

Các em hãy viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.

Hướng dẫn giải bài:

Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh của ông là Nguyễn Tường Vinh (sau đó đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan liêu. Ông là em trai ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba người đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Lúc còn nhỏ, Thạch Lam sống ở quê là phố huyện Cẩm Giàng, trực thuộc tỉnh Hải Dương. Sau đó ông đi theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình. Ông học tại Hà Nội, sau khi ông thi đỗ tú tài phần thứ nhất thì ông ra làm báo viết văn. Thạch Lam thường hay viết “những truyện không có cốt truyện”, truyện của ông chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh trong cuộc sống thường ngày. Văn của ông giản dị, trong sáng mà thâm trầm sâu lắng. Thạch Lam từng quan niệm: “Đối với tôi thì văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự quên hay sự thoát li, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới tàn ác và giả dối, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 144)

Các em hãy tìm những trường hợp có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập một, sau đó giải thích công dụng của chúng.

– Dấu ngoặc đơn: đánh dấu những phần nội dung bổ sung thêm (về năm sinh và năm mất của nhà văn).

– Dấu ngoặc kép: Đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

– Dấu hai chấm: Đánh dấu phần/lời trích dẫn trực tiếp.

Hướng dẫn giải bài:

Trong văn bản “Bài toán dân số” em thấy có sử dụng:

– Dấu hai chấm: “Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được ông cha đặt ra từ thời cổ đại.”

⇒ Chức năng: Đánh dấu lời giải thích.

– Dấu ngoặc kép: “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một hồi thoáng liên tưởng, tôi bỗng chợt “sáng mắt ra”…”

⇒ Chức năng: Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

– Dấu ngoặc đơn: “Theo thống kê từ Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp vào ngày 5-9-1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3; Ru-an-đa : 8,1”

⇒ Chức năng: Đánh dấu phần nội dung cần bổ sung thêm.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong bài Soạn bài Dấu ngoặc kép rồi các em học sinh thân mến. Chỉ vỏn vẹn 5 bài tập trong sách giáo khoa ở bên trên cũng có thể giúp các em học sinh hiểu thật rõ chức năng của dấu ngoặc kép rồi. Các em học sinh cũng đừng quên truy cập vào