Sau sinh bao lâu thì ăn được lẩu

Chúng ta không thể phủ nhận sự quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh, đặc biệt là chế độ ăn uống. Thế nhưng sau sinh ăn kiêng bao lâu để không ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể người mẹ thì không phải ai cũng biết rõ.

Tại sao phụ nữ sau sinh phải ăn kiêng?

– Giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh: Sinh nở không chỉ vắt kiệt sức lực của người mẹ mà nó còn để lại rất nhiều vết thương trên cơ thể họ, cho dù là sinh mổ hay sinh thường. Nếu ăn phải một số đồ ăn không phù hợp, cảm giác đau đớn ở vết thương sẽ càng mạnh mẽ, chúng cũng có thể lâu lành hơn và để lại nhiều vết sẹo xấu xí hơn.

Vượt cạn là một quá trình khó khăn đòi hỏi người mẹ phải có chế độ ăn kiêng sau sinh

– Cung cấp dinh dưỡng cho việc tiết sữa: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ cần bú mẹ mà không cần uống thêm nước hay bất kỳ một đồ ăn nào khác. Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian đó, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình để có thể “nuôi” cả mẹ và con.

Không biết sau sinh ăn kiêng bao lâu và phải kiêng những gì có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả hai mẹ con sau này.

Sau sinh nên ăn kiêng trong bao lâu?

Chế độ ăn kiêng của người mẹ gồm có 3 giai đoạn: Ăn kiêng khi vừa sinh con, ăn kiêng tốt cho vết thương và ăn kiêng tốt cho sữa mẹ.

Giai đoạn ăn kiêng khi vừa sinh con: Kéo dài từ 1 đến 3 ngày sau sinh

Sinh con là một quá trình “tàn phá khủng khiếp” cơ thể của người phụ nữ. Những ngày đầu sau sinh, cơ thể người phụ nữ rất yếu, sản dịch ra nhiều, đặc biệt với mẹ sinh mổ thì đây là thời gian mà mẹ phải gồng mình chiến đấu với những cơn đau dữ dội.

Nếu không ăn kiêng, mẹ có thể bị táo bón rất nặng, cảm giác đau đớn cũng tăng lên do dạ dày và đường ruột phải hoạt động nhiều. Ngược lại, kiêng khem quá mức lại khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, đôi khi là tạo điều kiện cho nhiều bệnh hậu sản tấn công.

Do đó, trong vòng 1 – 3 ngày đầu sau sinh, tốt nhất mẹ chỉ nên ăn thức ăn mềm như cháo ấm, canh rau, nước ép hoa quả. Những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cứng nên kiêng. 

   >> Sau sinh có ăn được lòng lợn không?

Giai đoạn ăn kiêng tốt cho vết thương: Kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng sau sinh

Mẹ sẽ có một vết thương nhỏ ở tầng sinh môn nếu sinh thường, và một vết rạch lớn hơn ở bụng nếu sinh mổ. Vết rạch tầng sinh môn khá nhẹ nên chỉ mất khoảng vài ngày để khép miệng và 2 tuần để bắt đầu liền sẹo. Còn vết mổ ở bụng do phải khâu nhiều lớp [lớp tử cung, lớp cơ thành bụng, lớp da] nên sẽ mất khoảng 1 tuần để khép miệng, và cần khoảng 3 tuần để hình thành sẹo, thế nhưng người mẹ chỉ thật sự bớt đau khi vết thương đã được khoảng 3 tháng.

Vết rạch do sinh mổ mất rất nhiều thời gian để liền sẹo buộc mẹ phải thực hiện chế độ ăn kiêng sau sinh

Ăn kiêng trong giai đoạn này cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi những thực phẩm không phù hợp không chỉ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, thẩm mỹ [bị sẹo lồi, sẹo thâm] mà nó còn khiến người mẹ phải chịu nhiều đau đớn hơn khi vết thương mãi không lành được.

Lúc này, mẹ có thể ăn được cơm, thịt, hoa quả một cách dễ dàng mà không cần kiêng khem khắt khe như giai đoạn trước. Thế nhưng trong 2 tuần đầu sau sinh [nếu sinh thường] và 3 tháng đầu [nếu sinh mổ], người mẹ vẫn bắt buộc phải tránh những thực phẩm có hại cho vết sẹo.

Tuy nhiên trên thực tế, thời gian ăn kiêng này có thể thay đổi tùy theo cơ địa của từng mẹ. Với những mẹ “da dữ”, vết thương cần mất nhiều thời gian hơn để liền lại, và mẹ cũng mất nhiều thời gian ăn kiêng hơn.

Giai đoạn ăn kiêng tốt cho sữa mẹ: Kéo dài khoảng 24 tháng sau sinh

Điều này có nghĩa là mẹ sau sinh phải ăn kiêng bao lâu? 24 tháng có nghĩa là 2 năm ư? Một khoảng thời gian dài đằng đẵng nếu mẹ đang ngồi đọc bài viết này và tưởng tượng! Thế nhưng, đây là việc làm bắt buộc nếu mẹ muốn đảm bảo luôn đủ sữa cho con bú.

   >> Sau sinh ăn trứng vịt lộn có được không?

Ăn kiêng sau sinh có thể kéo dài đến 24 tháng

Mẹ cần nhớ rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cùng nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tiếp tục cho trẻ bú mẹ xen kẽ cho đến khi được 24 tháng tuổi. Thời gian đó, người mẹ phải được bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời tránh xa những đồ ăn có thể làm hại đến sữa mẹ.

Như vậy, với câu hỏi sau sinh ăn kiêng bao lâu, đáp án có thể kéo dài đến 24 tháng. Nghe thì “kinh khủng” vậy thôi, nhưng mẹ hãy yên tâm rằng: Tình mẫu tử thiêng liêng sẽ giúp mẹ vượt qua tất cả!

Nguồn: Mebeaz.com

Sau khi sinh bao lâu thì được ăn chua? Phải kiêng đồ chua mấy tháng? Đây là câu hỏi được rất nhiều sản phụ quan tâm, đặc biệt là những người có sở thích ăn chua. Tuy nhiên, vì đang cho con bú nên các mẹ vẫn cầm chừng, không dám ăn nhiều, thậm chí kiêng tuyệt đối. Vậy phải kiêng bao lâu?

Cùng Mebeaz tìm hiểu bài viết này để có câu trả lời nhé?

Sau khi sinh bao lâu thì được ăn chua?

Chị em tranh cãi: Sau khi sinh mấy tháng thì được ăn chua?

Trên diễn đàn dành cho phụ nữ sau sinh, chị em cũng thay nhau bàn tán sôi nổi về vấn đề này:

[Cùng tìm hiểu trong 1 cuộc thảo luận dưới đây, tên nhân vật đã được thay đổi]

Thảo Nguyên: Các chị cho em hỏi sau khi sinh mấy tháng thì được ăn đồ chua vậy? Em sinh Tít được hơn tháng nay rồi, thèm ăn dưa muối mà mẹ chồng bảo chua nên không cho ăn. Chán kinh lên được.

Ngọc: Kiêng là đúng đấy bạn ạ. Bà đẻ không được ăn nhiều mấy cái đồ muối chua ấy đâu, ảnh hưởng đến tiêu hóa, rồi sữa cho con bú nữa.

Mẹ Ốc: Thế á, vậy sau khi sinh bao lâu thì được ăn chua hả chị?

Duyên: Cái này cũng còn tùy. Ví dụ như hoa quả, cam quýt, xoài… thì chắc là 1 tháng có thể ăn được. Còn chua hơn thì phải kiêng lâu hơn. Tóm lại cũng không nên ăn nhiều đồ chua quá cho đến lúc cai sữa.

Hải: Huhu Mình cũng thèm ăn chua, xoài dầm, cóc dầm… món nào cũng ngon, mà chẳng biết sau sinh phải kiêng ăn chua bao lâu nữa? Thèm quá ăn 1 ít chắc không sao đâu nhỉ?

Thu Quỳnh: Các chị đừng quan trọng hóa lên thế, thèm quá vẫn ăn được mà. Chỉ là không ăn quá chua hoặc quá nhiều thôi. Chứ thực ra đồ chua như cam, quýt…chứa nhiều vitamin C, ăn vào tốt chứ kiêng làm sao được.

Bích: Thế tóm lại sao? Sau khi sinh bao lâu thì được ăn chua? Mỗi người một ý, chẳng biết đâu mà lần.

  • Xem thêm: Sinh mổ có phải ăn kiêng không và kiêng những gì?
Chị em tranh cãi sau khi sinh phải kiêng ăn chua mấy tháng

Nghe chuyên gia giải đáp: Sau khi sinh kiêng ăn chua mấy tháng?

Vì sao bà đẻ nên kiêng ăn đồ chua?

– Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng ăn đồ chua vì thực phẩm chua chứa nhiều axit, không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là mẹ mới sinh hệ tiêu hóa còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn.

– Đồ chua cũng không tốt cho men răng, gây ê buốt, nhức chân răng.

– Khi nồng độ axit trong cơ thể quá cao cũng sẽ khiến hoạt động của hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công.

– Đặc biệt, bà đẻ ăn quá nhiều đồ chua có thể làm mất cân bằng độ pH, gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

Vậy phụ nữ sau khi sinh bao lâu thì được ăn chua?

Trước khi trả lời câu hỏi sau khi sinh bao lâu được ăn chua, các mẹ cần biết đồ chua được chia thành 3 nhóm:

– Đồ chua tự nhiên: Chủ yếu là các loại hoa quả [cam, quýt, xoài,….]. Nhóm đồ chua này rất giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng, đẹp da, giữ dáng.

Vậy sau sinh bao lâu thì được ăn đồ chua tự nhiên? Mẹ có thể ăn ngay trong tuần sau sinh. Tuy nhiên, chỉ ăn với số lượng ít, sau đó có thể tăng dần và cũng không ăn những quả có vị chua gắt quá.

  • Xem thêm: Top 8 loại trái cây mẹ nên ăn sau khi sinh
Các mẹ có thể ăn đồ chua tự nhiên trong tuần ngay sau sinh nhưng không ăn chua quá

– Đồ chua do lên men: Cà muối, dưa muối, hành muối, bắp cải muối… Mặc dù chứa 1 số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột nhưng đối với bà đẻ thì không chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Thậm chí, nếu ăn phải đồ muối chua quá lâu sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ, trao đổi chất, không tốt cho sức khỏe của mẹ.

Vậy sau sinh mấy tháng thì được ăn đồ chua lên men? Các bác sĩ khuyến cáo sản phụ nên kiêng ít nhất 6 tháng đầu cho con bú, sau đó có thể ăn lại với hàm lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.

– Đồ chua ngâm với đường: Xoài dầm, cóc dầm, mơ mận dầm với đường… Đây có thể là món khoái khẩu của nhiều người nhưng với mẹ sau sinh lại không hề tốt. Nhóm thực phẩm này có thể làm mất cân bằng độ pH, gây hại cho dạ dày. Đó là chưa kể đến việc chế biến không đảm bảo vệ sinh có thể gây tiêu chảy, ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

Vậy sau khi sinh kiêng ăn đồ chua ngâm bao lâu? Tốt nhất chị em nên hạn chế ăn trong 6 tháng đầu để đảm bảo con được hấp thu nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ và không gặp vấn đề gì về tiêu hóa.  

Đồ chua dầm đường hoặc lên men như dưa muối, cải muối thì nên kiêng ít nhất 6 tháng

Mẹ sau sinh ăn đồ chua cần lưu ý những gì?

Như đã nói ở trên thì các mẹ có thể ăn đồ chua tự nhiên [hoa quả cam, quýt] trong tuần đầu sau sinh. Đồng thời, ăn cả rau xanh, bổ sung chất xơ và đa dạng các loại thực phẩm khác: thịt, cá, trứng, sữa…

Còn đối với nhóm thực phẩm chua do lên men, ngâm đường thì cần kiêng lâu hơn, ít nhất là 6 tháng đầu cho con bú. Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý:

– Dù ngon đến mấy thì cũng không ăn quá nhiều đồ chua.

– Không ăn đồ chua lúc đói, gây xót ruột, hại dạ dày.

– Những món như: dưa muối, cà muối hay xoài dầm, cóc dầm… cần đảm bảo yếu tố vệ sinh để không gây đau bụng, tiêu chảy….

– Những mẹ có tiền sử bị tiểu đường loại 2, sỏi thận… nên hạn chế ăn chua vì sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp chị em giải đáp được thắc mắc sau khi sinh bao lâu thì ăn được chua? Tùy vào tính chất, mức độ chua, các mẹ có thể cân nhắc để vừa được ăn món mình yêu thích, vừa đảm bảo dinh dưỡng cũng như không ảnh hưởng tới sữa mẹ.

Nguồn: Mebeaz.com

Video liên quan

Chủ Đề