Tại sao bắc kinh ô nhiễm

Bắc Kinh tuyên chiến với nạn ô nhiễm không khí từ năm 1998 nhưng phải đến năm 2013, thủ đô Trung Quốc mới thực sự hành động với các biện pháp mạnh tay và đồng bộ.

Một "cuộc chiến tổng lực" với nạn ô nhiễm không khí được triển khai từ năm 2013, sau 15 năm tuyên chiến, đã giúp Bắc Kinh cải thiện chất lượng môi trường đáng kể, dù các chỉ số vẫn còn cách xa tiêu chuẩn thế giới.

Trong 5 năm từ 2013 đến 2017, hàm lượng PM2.5 [bụi mịn có đường kính 2,5 micromet trở xuống] đã giảm 35%, theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc [UNEP] hồi tháng 3.

Cũng theo báo cáo này, hàm lượng PM2.5 tại khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc [thường được gọi tắt là Kinh Tân Hà, vùng trọng điểm kinh tế của Trung Quốc] đã giảm 25% trong cùng giai đoạn.

Cuộc khủng hoảng khói mù

"Không thành phố hay khu vực nào khác trên thế giới đạt được thành tựu như vậy", bà Joyce Msuya, quyền Giám đốc điều hành UNEP, nhận xét trong báo cáo. "Hiểu được câu chuyện ô nhiễm không khí của Bắc Kinh là điều rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, thành phố, địa phương nào muốn đi theo con đường tương tự".

Từ năm 1998, Bắc Kinh đã tuyên chiến với nạn ô nhiễm không khí, chủ yếu xuất phát từ việc đốt than và xe cộ xả thải. Trong vòng 15 năm, Bắc Kinh đã tiến hành một loạt biện pháp tập trung vào tối ưu hóa hạ tầng năng lượng, kiểm soát ô nhiễm do đốt than và kiểm soát khí thải xe cộ.

Bầu trời xám xịt đầy do khói mù dày đặc ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

Đến năm 2013, tình trạng ô nhiễm tuy có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Một vài thời điểm trong tháng 1, chỉ số chất lượng không khí [AQI] ở Bắc Kinh vượt xa mức được xem là vô cùng nguy hiểm, theo bài viết của nhà nghiên cứu Yanzhong Huang cho Hội đồng Đối ngoại, tổ chức nghiên cứu cố vấn chính sách có trụ sở tại New York, Mỹ.

Tính trên toàn Trung Quốc, tình trạng khói mù dày đặc xuất hiện ở 25/31 tỉnh thành, bao phủ hơn 100 thành phố lớn hoặc cấp trung, lan rộng trên diện tích 1,4 triệu km2 và ảnh hưởng đến hơn 800 triệu người. 

Cuộc "khủng hoảng" khói mù này buộc chính phủ Trung Quốc khởi động "cuộc chiến tổng lực" với các biện pháp mạnh tay hơn và mang tính hệ thống, thông qua Kế hoạch hành động phòng chống ô nhiễm không khí giai đoạn 2013-2017, được ban hành vào tháng 9/2013.

Cụ thể, kế hoạch này đặt ra mục tiêu hàm lượng PM10 [bụi mịn đường kính 10 micromet trở xuống] tại các thành phố từ cấp địa khu trở lên phải giảm ít nhất 10% so với năm 2012, hàm lượng PM2.5 tại khu vực Kinh Tân Hà phải giảm khoảng 25%. Riêng đối với Bắc Kinh, hàm lượng PM2.5 phải giảm từ mức gần 90 xuống còn khoảng 60 microgram/m3 sau 5 năm theo kế hoạch.

Đây không phải những mục tiêu dễ đạt được. Thực tế, cho đến giữa năm 2017, một số chuyên gia môi trường Trung Quốc vẫn không dám chắc liệu Bắc Kinh có đạt được mục tiêu về PM2.5 hay không. Thậm chí, có chuyên gia cho rằng phải mất thêm 2 hoặc 3 năm nữa.

Tuy nhiên, theo số liệu chính thức được công bố cuối năm 2017, Bắc Kinh dường như đã đạt được mọi mục tiêu lớn được đề ra trong kế hoạch hành động năm 2013. Ngoài việc hàm lượng PM2.5 giảm xuống còn 58 microgram/m3 [tương đương giảm 35,6% so với năm 2013], hàm lượng lưu huỳnh điôxit [SO2], nitơ điôxit [NO2], PM10 trong không khí cũng lần lượt giảm 70%, 18% và 22%.

Bắc Kinh đã làm điều đó như thế nào?

Kiểm soát tích hợp nguồn gây ô nhiễm

Theo báo cáo Nhìn lại 20 năm kiểm soát ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh của UNEP, các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở Bắc Kinh là: đốt than, khí thải xe cộ, khí thải công nghiệp và bụi từ đất [fugitive dust]. 

Trong 20 năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2013-2017, hàng trăm biện pháp cụ thể đã được thực hiện, với phương thức tiếp cận chuyển dần từ kiểm soát riêng lẻ nguồn gây ô nhiễm ở đầu cuối sang kiểm soát tích hợp các nguồn gây ô nhiễm.

Để kiểm soát ô nhiễm do đốt than, các biện pháp từ sử dụng than có hàm lượng lưu huỳnh thấp và trang bị thêm nồi hơi than có chức năng kiểm soát quá trình khử lưu huỳnh, cho đến từ bỏ than chuyển sang sử dụng khí tự nhiên, điện và các loại năng lượng sạch, chất lượng cao thay thế. Trong giai đoạn 2013-2017, mục tiêu đặt ra cho Bắc Kinh là cắt giảm 50% lượng tiêu thụ than đá.

Một người dân mang khẩu trang trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

Đối với khí thải xe cộ, Bắc Kinh bắt đầu với việc thắt chặt tiêu chuẩn xả thải và tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu, loại bỏ phương tiện đời cũ gây ô nhiễm, đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng toàn diện. Sau đó, Bắc Kinh kêu gọi chuyển sang sử dụng phương tiện chạy bằng năng lượng mới [NEV] và trọng tâm trong việc kiểm soát ô nhiễm do xe cộ dần chuyển từ khí thải xe chạy xăng sang khí thải xe chạy diesel.

Đối với các nguồn xả thải công nghiệp, các biện pháp bao gồm cải thiện kiểm soát ô nhiễm đầu cuối, siết chặt tiêu chuẩn xả thải địa phương và tối ưu hóa cơ cấu công nghiệp đã được triển khai.

Để kiểm soát bụi từ đất, các công nghệ, quá trình kiểm soát bụi, luật lệ quản lý đã được thúc đẩy để giảm thiểu bụi từ các công trường, đường giao thông và đất hoang. Trong những năm gần đây, các chất hữu cơ dễ bay hơi liên quan đến cuộc sống thường nhật, chẳng hạn như từ nhà hàng và garage sửa chữa ôtô, cũng đã được đưa vào diện kiểm soát ô nhiễm không khí.

Từ năm 2013, Trung Quốc cũng triển khai hệ thống theo dõi chất lượng không khí toàn quốc, công bố chỉ số AQI dựa trên PM2.5 theo thời gian thực ở 74 thành phố. Bằng việc biến ô nhiễm không khí trở thành vấn đề có thể định lượng, có thể quan sát và không thể phủ nhận, hệ thống mới có thể giúp chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ hiệu quả của các chính quyền địa phương trong việc triển khai chính sách.

Tuy nhiên, theo ông Dự Kiến Hoa, Phó cục trưởng Cục Sinh thái và Môi trường Đô thị Bắc Kinh, dù thành phố đã đạt được nhiều thành tựu, vẫn còn nhiều việc phải làm.

"Hiện tại, hàm lượng PM2.5 tại Bắc Kinh vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia và còn cách khá xa mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]. Những đợt ô nhiễm nặng vẫn xảy ra trong mùa thu và mùa đông", ông nói.

Theo tiêu chuẩn của WHO về cải thiện chất lượng không khí, hàm lượng PM2.5 trong giai đoạn một là 35 microgram/m3 và trong giai đoạn 2 là 25 microgram/m3 [ngang các nước Liên minh Châu Âu].

"Giải quyết tất cả vấn đề về chất lượng không khí sẽ là một quá trình lâu dài", ông Dự nói.

Bắc Kinh ngày 7.12 đã ban bố mức báo động đỏ về ô nhiễm không khí, mức cao nhất trong thang cảnh báo ô nhiễm của nước này - Ảnh: Reuters

Lần đầu tiên trong lịch sử, Bắc Kinh ngày 7.12 đã ban bố mức báo động đỏ về ô nhiễm không khí, mức cao nhất trong thang cảnh báo ô nhiễm của nước này. Theo đó, thủ đô của Trung Quốc sẽ chìm trong khói bụi dày đặc từ ngày 8 tới 10.12, theo Tân Hoa xã.

Với mức cảnh báo này, một số nhà máy ở Bắc Kinh sẽ phải dừng hoặc hạn chế sản xuất, hoạt động xây dựng ngoài trời sẽ bị cấm, ngoài ra các trường tiểu học và mẫu giáo được khuyến cáo cho học sinh nghỉ học. Bên cạnh đó, các loại xe cộ sẽ bị cấm hoặc hạn chế lưu thông.

Bộ phận theo dõi ô nhiễm không khí thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho biết vào thời điểm 7 giờ sáng ngày 8.12 ở Bắc Kinh[6 giờ sáng, giờ Việt Nam], mật độ bụi PM 2,5 trong không khí là 291 microgam/mét khối, cao gấp gần 12 lần so với mức an toàn mà Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đưa ra, theo BBC.

Trước đó, hôm 9.11 chính quyền Bắc Kinh cũng đã ra cảnh báo ở mức da cam về ô nhiễm không khí. Đã có thời điểm mật độ hạt bụi PM 2,5 đo được trong không khí ở thủ đô Trung Quốc lên đến 666 microgam/mét khối, cao gấp 25 lần so với mức độ an toàn WHO đề ra.

Trả giá bằng sức khỏe con người

Khói bụi dày đặc, người dân Trung Quốc đi ngoài đường phải mang khẩu trang - Ảnh: Reuters

Khói bụi dày đặc, biểu hiện của ô nhiễm không khí trầm trọng ở Bắc Kinh nói riêng và Trung Quốc nói chung đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nồng độ bụi PM 2,5 trong không khí ở mức 300 microgam/mét khối đã được coi là rất nguy hiểm. Loại bụi này có thể ăn sâu vào phổi người, dẫn đến nguy cơ các bệnh về hô hấp, thậm chí gây ung thư.

Theo ước tính của tổ chức nghiên cứu Berkeley Earth có trụ sở ở Mỹ, mỗi ngày có khoảng 4.000 người chết vì ô nhiễm không khí ở Trung Quốc, và hít thở không khí ở thủ đô Bắc Kinh tương đương hút 40 điếu thuốc lá mỗi ngày, theo CNBC.

Một số thống kê khác cũng cho thấy con số đáng báo động về tác hại của ô nhiễm không khí ở Trung Quốc. Báo cáo của Ủy ban toàn cầu về kinh tế và khí hậu cũng chỉ ra rằng 1,23 triệu người chết yểu ở Trung Quốc trong năm 2010 vì ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa mức độ ô nhiễm không khí với tuổi thọ của người dân ở Trung Quốc. Theo đó, người dân ở các thành phố miền bắc Trung Quốc có tuổi thọ trung bình thấp hơn 5,5 năm so với người dân ở miền nam. Theo AP, mật độ bụi PM 2,5 trong không khí tại các thành phố ở miền bắc Trung Quốc cao hơn 55% so với ở miền nam nước này.

“Gậy ông đập lưng ông”

Một nghệ sĩ người Trung Quốc trong trang phục thiết kế bằng các ống nhựa màu da cam khi Bắc Kinh báo động cam về ô nhiễm không khí - Ảnh: Reuters

Các thống kê cho thấy Bắc Kinh và các thành phố khác của Trung Quốc đã thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm do ô nhiễm không khí. Theo trang The Financialist, ô nhiễm ở Trung Quốc, điển hình là ô nhiễm không khí, gây thiệt hại khoảng 100 tỉ USD mỗi năm.

Theo số liệu được trường Y tế công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh cung cấp, chỉ trong năm 2012, 4 thành phố gồm Thượng Hải, Quảng Châu, Tây An và Bắc Kinh đã thiệt hại kinh tế hơn 1 tỉ USD. Trước đó, một thống kê khác của Ủy ban toàn cầu về kinh tế và khí hậu chỉ ra rằng Trung Quốc tổn thất 13% GDP trong năm 2010 vì những tác động của ô nhiễm không khí đối với hoạt động kinh tế.

Với các mức báo động về ô nhiễm không khí như hiện nay, nhiều nhà máy, xí nghiệp buộc phải dừng hoạt động trong nhiều ngày, gây thiệt hại về kinh tế. Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với ngành du lịch nước này.

Không chỉ thiệt hại kinh tế với những con số nói trên, khói bụi mù mịt cũng làm nhiều doanh nhân nước ngoài lo sợ, không dám tới Trung Quốc hoặc chọn cách rời khỏi nước này. Reuters dẫn kết quả khảo sát của Phòng thương mại Mỹ tại Bắc Kinh hồi năm 2014 cho biết, gần một nửa số công ty nước ngoài hoạt động tại Bắc Kinh và các thành phố miền bắc Trung Quốc không thể giữ chân các lãnh đạo và nhân sự cấp cao ở lại Trung Quốc.

Lý do chính khiến họ ra đi là tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các thành phố này. Họ lo ngại ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống của họ và gia đình. Trong khi đó những người mới lại từ chối tới Trung Quốc. Có tới 19% các công ty nước ngoài phản hồi rằng khói bụi mù mịt ở các thành phố Trung Quốc là vấn đề gây khó khăn đối với việc tuyển dụng nhân sự cấp cao.

Chính quyền Trung Quốc đã và đang làm gì?

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu [COP 21] tại Paris mới đây rằng giải quyết biến đổi khí hậu “không được làm giảm khả năng phát triển đất nước” - Ảnh: Reuters

Nhiều chuyên gia cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng cao ở Trung Quốc hiện nay xuất phát từ việc công nghiệp hóa và đô thị hóa ồ ạt mà không quan tâm tới vấn đề môi trường. Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc hôm 2.12 cũng đã hối thúc chính quyền nước này phải hành động để giảm tình trạng khói bụi độc hại như hiện nay. Tờ báo mạnh mẽ khẳng định: “Sức khỏe con người cần được quan tâm hơn nhiều so với chỉ số GDP”.

Báo giới Trung Quốc cũng cho rằng nước này đang từng bước có những biện pháp để đối phó ô nhiễm không khí, bao gồm việc tăng mức báo động, cấm các tác nhân gây ô nhiễm không khí như đình chỉ sản xuất một số nhà máy, xí nghiệp, cấm lưu thông các phương tiện giao thông thải khí quá mức qui định.

Bản thân chính quyền trung ương Trung Quốc cũng đã nhiều lần khẳng định đối phó với ô nhiễm môi trường là ưu tiên hàng đầu. Hồi cuối tháng 8, Trung Quốc đã thông qua dự luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, theo đó hạn chế các nguồn gây ô nhiễm môi trường, áp tiêu chuẩn mới cho chất lượng xăng dầu…

Tuy vậy, quốc gia có lượng phát thải lớn nhất thế giới này lại dè chừng khi cộng đồng quốc tế cần những cam kết và động thái mạnh tay để đối phó với vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu [COP 21] tại Paris rằng giải quyết biến đổi khí hậu “không được làm giảm khả năng phát triển đất nước”. Phát biểu này được một số nhà phân tích đánh giá là sự biện minh cho chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Trong một thỏa thuận đạt được hồi tháng 11.2014 trong cuộc hội đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh cũng chỉ đặt ra mốc đến năm 2030 sẽ chạm mốc cao nhất về lượng khí thải chứ không nêu rõ biện pháp hay việc cắt giảm.

Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh đối với việc phát triển kinh tế bất chấp tác hại đối với môi trường, đó chính là sự phát triển không bền vững.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề