Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Ngày đăng:10/06/2020 - 16:00

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượngchăm sóc nuôi dưỡng cho trẻtại trường Mầm non Phú Cường - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Họ và tên: Tạ Thu Thủy

Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1986

Nơi công tác: Trường Mầm non Phú Cường

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ tại trường Mầm non Phú Cường - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Họ tên: Tạ Thu Thủy

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Phú Cường

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ.

3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 27/8/2019

4. Mô tả bản chất của sáng kiến:

4.1. Tính mới:

Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã nêu rõ: Sức khoẻ của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau. Để đáp ứng với những yêu cầu phát triển đi lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục của bậc học mầm non đã chỉ rõ: Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ.

Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 2 tuổi đến 6 tuổi. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Giai đoạn này được đánh giá là Giai đoạn vàng, đây là giai đoạn phát triển thể chất mạnh nhất, đặc biệt não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Với sự phát triển vượt trội đó thì giai đoạn này chính là giai đoạn quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Do đó từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cô nuôi, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường.

Để thực hiện tốt việc chỉ đạo công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trong các cơ sở giáo dục, bảo vệ và nâng cao sức khỏe thông qua việc Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non. Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non. Cán bộ quản lý, nhân viên nuôi dưỡng, giáo viên được nâng cao nhận thức và năng lực quản lý về giáo dục dinh dưỡng trong trường, bếp ăn bán trú, cộng đồng. Quản lý và chỉ đạo việc hợp đồng mua thực phẩm, cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên được đảm bảo ký kết có tính pháp lý trước pháp luật của nhà cung cấp thực phẩm, cách chế biến thực phẩm an toàn và việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường. Là Phó Hiệu trưởng được phân công phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng và sức khỏe cho trẻ đã nghiên cứu để tìm ra những biện pháp hữu ích giúp cô nuôi, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ. Thực tế qua 02 năm chỉ đạo tổ chức thực hiện bếp ăn bán trú và chăm sóc dinh dưỡng sức khỏe trẻ tôi nhận thấy quan tâm như thế nào để cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, việc trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon, ăn hết xuất đảm bảo về mặt thể chất và tinh thần của trẻ.

4.2. Tính khoa học:

Sáng kiến có cơ sở lý luận sâu sắc, có luận cứ khoa học xác thực, tổ chức đồng bộ và thống nhất trong toàn trường, các biện pháp đưa ra đều có khả thi dễ áp dụng thực tế cho thấy sau một năm thực hiện đã đạt được kết quả rất tốt.

Sáng kiến đã khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý luôn gương mẫu, đi đầu, nói đi đôi với làm, tạo được sự thống nhất khoa học trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường phát huy vai trò của người đứng đầu đơn vị.

Sáng kiến đã thay đổi tư duy thụ động chưa linh hoạt. Bằng sự sáng tạo tích cực, chủ động trong việc lên thực đơn, cân đối khẩu phần ăn, chế biến các món ăn phù hợp với trẻ và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.

Huy động được sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội. Để tạo uy tín đối với phụ huynh để 100% phụ huynh an tâm gửi con đến trường ngày một đông hơn trong trường mầm non góp phần thực hiện có hiệu quả chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non.

Sáng kiến được trình bày theo đúng bố cục, đúng thể thức văn bản, ngắn gọn dễ hiểu và dễ áp dụng đối với các trường Mầm non.

4.3. Tính thực tiễn:

Thực trạng của việc chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại trường Mầm non Phú Cường.

* Thuận lợi:

Nhà trường có các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức bán trú, có các bảng biểu trong nhà bếp theo quy định. Có đầy đủ bộ lưu mẫu thức ăn cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày, xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm, cập nhật sổ sách nuôi đầy đủ, rõ ràng, biết tận dụng thực phẩm sẵn có ở địa phương giàu chất dinh dưỡng để chế biến món ăn cho trẻ. Nhân viên nuôi dưỡng đã được qua đào tạo chuyên ngành chế biến món ăn, tập huấn và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện ký kết hợp đồng thực phẩm:(gạo, trứng, thịt, cá, tôm, rau, củ, quả) với các đơn vị có đủ giấy tờ hợp lệ, có uy tín và đã được UBND xã, Y tế xã kiểm duyệt, về mặt pháp lý các đơn vị đó chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số nhân viên nuôi dưỡng đã công tác nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề chế biến, kiểm tra VSATTP, biết sắp xếp, bố trí đồ dùng, dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp có khoa học và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.

* Khó khăn:

Trường không có nhân viên chuyên về nuôi dưỡng mà phải thuê thêm lao động thời vụ . Tổng nhân viên nấu ăn được khoán là 9 đồng chí. Tuy nhiên do lương còn thấp nên huy động người lao động còn khó khăn, trường huy động được 6/9 đồng chí vào để chế biến món ăn cho trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận thực phẩm (Kiểm tra chất lượng thực phẩm), trong việc chế biến các món ăn cho trẻ và chưa mạnh dạn trong công tác tuyên truyền về chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đại đa số nhân viên viên nấu ăn chỉ được bồi dưỡng kiến thức qua các lớp tập huấn, sinh hoạt hoạt chuyên môn. Nhân viên lao động của nhà trường có 02 người có chứng chỉ nấu ăn cho nên kỹ năng, kỹ thuật chế biến món ăn chưa được cao.

Do năm 2029-2020 tác động của dịch bệnh liên tiếp kéo dài nên việc xây dựng thực đơn đảm bảo cân đối dưỡng chất trong thực đơn còn khó khăn.

Do dịch Covid -19 kéo dài nên việc ký kết dãn cách không liên tục từ tháng 2 đến tháng 4.

Mức tiền ăn theo thỏa thuận còn thấp: 14.000đ/1 ngày ăn/ trẻ còn thấp nên việc bổ sung các dưỡng chất khác đa dạng hơn cũng hạn chế. Mới đảm bảo thêm 1 phần sữa cho trẻ.

Bên cạnh còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học của con mình ở gia đình cũng như nhà trường.

Do dịch tả lợn Châu Phi và dịch Covit-19 nên giá cả thị trường luôn thay đổi, ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm để tổ chức bữa ăn cho trẻ đủ về chất, đảm bảo về lượng.

Đa số phụ huynh gửi con đến trường không có thói quen thường xuyên tiếp cận với việc dinh dưỡng được cân đối do đó sức khỏe, chiều cao, cân nặng đầu năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao.

Từ những thuận lợi, khó khăn trên của trường mầm non Phú Cường, bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù công tác chăm sóc nuôi dưỡng đã thực hiện đảm bảo song tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao cụ thể qua bảng khảo sát về sức khỏe của trẻ như sau:

Bảng khảo sát về sức khỏe của trẻ đầu năm học:

Độ tuổi

Tên khối lớp

Tổng số trẻ được cân

Tổng số trẻ được đo

Cân năng BT

SDD thể Nhẹ cân

Cao bình thường

SDD thể Thấp còi

Thừa cân

Béo phì

1

Nhà trẻ

59

59

36

1

36

6

0

0

Tỷ lệ %

100

100

97,3

2,7

97,3

20

0

0

2

Mẫu Giáo

271

271

254

17

257

14

1

0

Tỷ lệ %

100

100

93.7

6.3

95

5

0.36

0

Qua kết quả khảo sát về sức khỏe của trẻ cho thấy tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng còn cao. Vì vậy tôi cần phải có các biện pháp chỉ đạo sâu sát để cô nuôi, giáo viên, nhân viên nắm vững kiến thức để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non.

4.4. Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và đôn đốc chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp thực hiện nghiêm túc việc cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ cho trẻ đầu năm nhằm đánh giá thực trạng dinh dưỡng của trẻ đầu vào.

Biện pháp 2: Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị với các nhà cung cấp thực phẩm và các nhà cung cấp nhu yếu phẩm về công tác bán trú mục đích nhằm ký cam kết thực.

Biện pháp 3: Bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng.

Biện pháp 4: Nghiêm túc quán triệt việc đảm bảo các quy trình tổ chức bếp một chiều và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Biện pháp 5: Chủ động xây dựng thực đơn, cân đối dưỡng chất hàng ngày chuẩn bị điều kiện cho thể chất trong ngày cho trẻ .

Biện pháp 6. Tăng cường công tác chỉ đạo giám sát, kiểm tra đối với công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường, vệ sinh đối với cô nuôi, giáo viên tại lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng của giáo viên trên nhóm lớp để trẻ có bữa ăn ngon, ăn hết xuất

Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các ban ngành và phụ huynh, lồng ghép nội dung vệ sinh dinh dưỡng vào các hoạt động trong ngày của trẻ.

Biện pháp 8: Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất. Định kỳ kiểm tra rà soát điều kiện cơ sở vật chất nhà bếp để kịp thời tham mưu mua sắm bổ sung đồ dùng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống cháy nổ.

5. Kết quả.

Qua một năm chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, với sự kết hợp đồng bộ các biện pháp trên, nhà trường đã có sự chuyển biến rõ rệt trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt được một số kết quả sau:

* Đối với nhà trường:

Đội ngũ giáo viên, nhân viên, người lao động có ý thức trách nhiệm cao trong việc giữ vệ sinh chung, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Biết vận dụng Quy chế nuôi dạy trẻ vào quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đặc biệt, chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.

Giáo viên nuôi dưỡng, lao động thực hiện nghiêm túc công tác tiếp phẩm, quy trình chế biến, chia ăn, Nhà trường ký kết hợp đồng thực phẩm với các nhà cung cấp, lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Chất lượng bữa ăn tại trường cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo tuần, theo mùa đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Giáo viên biết kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non.

Nhà bếp đã được Chi cục VSATTP tỉnh Thái Nguyên kiểm tra và công nhận bếp đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ: chén, thìa, ly được kiểm định đạt yêu cầu theo đúng quy định.

* Đối với trẻ:

Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao.

Biết được một số hoạt động lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người.

Trong năm học nhà trường không có trường hợp ngộ độc dịch bệnh xảy ra, 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Trẻ được tiêm chủng đúng lịch, khám sức khỏe theo định kỳ 2 lần/năm, được cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng 4 lần/năm.

Bảng khảo sát về sức khỏe của trẻ cuối năm học:

Độ tuổi

Tên lớp

Tổng số trẻ được cân

Tổng số trẻ được đo

Cân năng BT

SDD thể Nhẹ cân

Cao bình thường

SDD thể Thấp còi

Thừa cân

Béo phì

1

Nhà trẻ

59

59

57

02

58

1

0

0

Tỷ lệ %

100

100

97

3

98.3

1.7

0

0

2

Mẫu Giáo

272

272

269

3

269

3

1

1

Tỷ lệ %

100

100

98.9

1.1

99

1

0.37

0.37

- T lệ trẻ tăng cân thường xuyên đạt 97,2%

- Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân đầu năm 5.5% cuối năm còn 1.5%

- Tỷ lệ trẻ thấp còi đầu năm 6% cuối năm còn 1.2%.

- Tỷ lệ trẻ thừa cân 0.3%

- Tỷ lệ trẻ béo phì 0.3%

* Đối với phụ huynh học sinh:

Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh của sáng kiến.

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

  • Chia sẻ:
  • Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
  • Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
  • Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
  • |
  • Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
    In bài viết