Sách Tiếng Việt lớp 4 trang 97 Tiết 2


Lời giải chi tiết

1. Ghi lại các từ ngữ đã học trong tiết Mở rộng vốn từ theo chủ điểm

Người ta là hoa đất

Vẻ đẹp muôn màu

Những người quả cảm

M: Tài giỏi

M: tươi đẹp

M: Dũng cảm

Trả lời:

Người ta là hoa đất

Vẻ đẹp muôn màu

Những người  quả cảm

Tài giỏi, tài tình, tài năng, tài nghệ, tài hoa, tài ba,tài đức,…

– Rực rỡ, tươi đẹp, tươi xinh, xinh đẹp, rạng rỡ, xinh xắn, tươi tắn,…

– Thùy mị nết na, dịu dàng, dịu hiền, đằm thắm, đôn hậu

– Sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ…

– Gan dạ, dũng cảm, quả cảm, anh hùng, gan góc, gan lì, can đảm, dũng mãnh,…

2. Ghi lại một thành ngữ tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nói trên

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

(Chủ điểm: Người ta là hoa đất)

–  Cái nết đánh chết cái đẹp (Chủ điểm: vẻ đẹp muôn màu)

–  Gan vàng dạ sắt (Chủ điểm: Những người quả cảm)

3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống

a) – Một người …….. vẹn toàn.

    – Nét chạm trổ …….

    – Phát hiện và bồi dưỡng những ……. trẻ.

(tài năng, tài đức, tài hoa)

b) – Ghi nhiều bàn thắng …….

    – Một ngày …….

    – Những kỉ niệm …….

(đẹp trời, đẹp đẽ, đẹp mắt)

c) – Một …… diệt xe tăng.

    – Có …… đấu tranh.

   – …….. nhận khuyết điểm.

(dũng khí, dũng sĩ, dũng cảm)

a) – Một người tài đức vẹn toàn.

    – Nét chạm trổ tài hoa.

    – Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.

b) – Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.

    – Một ngày đẹp trời.

    – Những kỉ niệm đẹp đẽ.

c) – Một dũng sĩ diệt xe tăng.

    – Có dũng khí đấu tranh.

   – Dũng cảm nhận khuyết điểm.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Ôn tập giữa học kì I Tuần 10

Soạn bài: Tiết 2

Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt 4) : Dựa vào nội dung bài chính tả “Lời hứa” trả lời câu hỏi đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 97)

Trả lời:

a) Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

– Đứng gác kho đạn.

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

– Em không về vì em đã hứa đứng gác cho tới khi có người đến thay.

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

– Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời của bạn em bé hay của em bé đứng giác

d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

– Không đưa bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được. Bởi vì những bộ phận ấy là lời em nhỏ thuật lại chứ không phải là lời đối thoại. Nhằm phân biệt với những lời đối thoại của em bé với vị khách.

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt 4) : Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau

Trả lời:

Các loại tên riêng Quy tắc viết Ví dụ
1- Tên người tên địa lí Việt Nam – Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ
2- Tên người tên địa lí nước ngoài

– Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu ngang nối

– Tên riêng phiên âm Hán Việt viết như tên riêng của Việt Nam.

– Lép – Tôn – xtôi

– Công gô

– Khổng Tử

– Hi Mã Lạp Sơn

Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1

  • Câu 1 (trang 96 sgk Tiếng Việt 4)
  • Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt 4)
  • Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt 4)

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 2 là lời giải SGK Tiếng Việt 4 trang 96, 97 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

  • Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 1

Câu 1 (trang 96 sgk Tiếng Việt 4)

Nghe - viết

Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi:

- Sao em chưa về nhà?

Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp:

- Em không về được!

- Vì sao?

- Em là lính gác.

- Sao lại là lính gác?

- Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bả : "Cậu là trung sĩ" và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo: "Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay" Em đã trả lời: "Xin hứa."

Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP

Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.

Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt 4)

Dựa vào nội dung bài chính tả "Lời hứa" trả lời câu hỏi đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 97)

a) Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

a. Con đọc đoạn trò chuyện của em bé với nhân vật tôi.

b. Con đọc lời cậu bé nói phần cuối truyện.

c. Con suy nghĩ và trả lời.

d. Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

a) Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

- Đứng gác kho đạn.

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

- Em không về vì em đã hứa đứng gác cho tới khi có người đến thay.

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

- Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời của bạn em bé hay của em bé đứng gác

d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Không đưa bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được. Bởi vì những bộ phận ấy là lời em nhỏ thuật lại chứ không phải là lời đối thoại. Nhằm phân biệt với những lời đối thoại của em bé với vị khách.

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt 4)

Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

1- Tên người tên địa lí Việt Nam

2- Tên người tên địa lí nước ngoài

Trả lời:

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

1- Tên người tên địa lí Việt Nam

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó

Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ

2- Tên người tên địa lí nước ngoài

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu ngang nối

- Tên riêng phiên âm Hán Việt viết như tên riêng của Việt Nam.

- Lép – Tôn – xtôi

- Công gô

- Khổng Tử

- Hi Mã Lạp Sơn

>> Bài tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 3

Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 2 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài đọc hiểu và trả lời câu hỏi và bài tập phần Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 4.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.