Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp

Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp

Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là tình trạng xây dựng trái phép ngày càng nhiều. Mặc dù nhà nước ta đã có quy định bằng các văn bản Luật và dưới Luật nhưng vẫn có nhiều người chưa nắm vững những chế tài của  Pháp luật trong việc xử lý xây dựng trái phép. 

Hãy cùng chúng tôi điểm lại những quy định của nhà nước trong việc xử lý những trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhé.

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 3, khoản 5 điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP thì hành vi xây dựng sai phép, xây dưng trái phép được hiểu là hành vi xây dưng sai một trong những nội dung của giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đóng dấu kèm theo giấy phép xây dựng được cấp.

Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp
Hiện tượng xây nhà trên đất nông nghiệp trái phép diễn ra phổ biến ở nước ta

Theo đó, ta có thể thấy bất kỳ hành vi xây dựng nào mà chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng cấp phép cũng như những công trình làm sai những nội dung trong giấy phép xây dựng đã được cấp thì đó là hành vi xây dựng trái phép.

Từ đó, chúng ta có thể suy ra, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là hành vi xây dựng sai phép trên diện tích đất nông nghiệp khi chưa được sự đồng ý cấp phép của cơ quan quản lý trong lĩnh vực xây dựng gây ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến hiện trạng đất nông nghiệp.

Đến đây các bạn đã hiểu xây dựng trái phép là gì và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là như thế nào chưa?

Chế tài của Pháp luật trong xử lý xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Pháp luật nước ta quy định các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp đều là những hành vi xây dựng trái phép. Chính vì thế trong các văn bản Pháp luật, nhà nước đã quy định những chế tài riêng để xử lý những hành vi xây dựng trái phép này. Cụ thể:

Tại khoản 7, điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ- CP của Chính phủ thì hành vi xây dựng trái phép sẽ bị sử lý như sau:

“Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

Khoản 7: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng…

Khoản 9: Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng

Khoản 10: Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại Khoản 9 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.”

Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp

Trường hợp người dân tiến hành xây dựng trái phép sẽ bị xử lý theo Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ- CP của Chính phủ

Bên cạnh đó tại Nghị định 102/2014/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp

Nghị định 102/2014/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng trái phép đất đai theo quy định

“ Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Khoản 3: Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta

b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta

c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Khoản 4: Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.

Như vậy, các trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tùy vào từng trường hợp mà sẽ bị xử lý với các mức xử phạt hành chính khác nhau đồng thời buộc phải khắc phục hậu quả, khôi phục lại hiện trạng ban đầu cho đất. Các công trình xây dựng trái phép phải được dỡ bỏ hoàn toàn.

Trên đây là những chế tài xử lý xây dựng trá3i phép và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp được quy định trong những văn bản Quy phạm Phám luật hiện hành. Hi vọng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp hiện nay để tránh trường hợp vi phạm pháp luật nhé.

Truy cập vào trang Mogi.vn để xem thông tin mua bán nhà đất uy tín, chính chủ.

Trần Thắng – Mogi.vn

Thứ hai,08/02/2021 17:07

Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp
Từ viết tắt
Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp
Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp
Xem với cỡ chữ

Ngày 08/02/2021, Bộ Xây dựng đã có công văn 475/BXD-TTr gửi Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật - Bộ Tư pháp về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng công trình trên đất nông nghiệp.

Theo đó, đối với hành vi chủ đầu tư xây dựng công trình (nhà ở riêng lẻ, công trình khác) trên đất nông nghiệp, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý về đất đai căn cứ vào các quy định pháp luật về đất đai để xem xét, xử lý theo quy định đảm bảo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:“Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”(điểm d khoản 1 Điều 3, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_475-BXD-TTr_08022021.pdf

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 475/BXD-TTr.