Phong cách mang lại hiệu quả nhất và là phong cách của người lãnh đạo thành công là:

Phong cách lãnh đạo – Bạn thuộc phong cách nào?

Mỗi nhà lãnh đạo đại tài thường luôn có một phong cách quản lý riêng biệt, tựu chung lại các giới nghiên cứu đã định ra có 3 phong cách lãnh đạo chính.Từ năm 1939, các nghiên cứu đầu tiên về phong cách lãnh đạo đã được tiến hành bởi Kurt Lewin và cộng sự [Lewin, Lippit, White, 1939]. Từ các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chỉ ra 3 phong cách lãnh đạo chủ chốt, hãy cùng tìm hiểu 3 phong cách ấy là gì nhé!

Với phong cách này, nhà quản lý là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định. Họ thường giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên.

Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/uy quyền làm hạn chế hiệu quả làm việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho đội nhóm. Tuy nhiên, phong cách này không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo, sai bảo nhân viên, và nếu áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó. Phong cách mệnh lệnh có thể áp dụng tốt trong những trường hợp sau:

-Giai đoạn đầu thành lập đội nhóm: Ở giai đoạn này, các thành viên trong đội nhóm còn chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ nhiệm vụ và phương hướng nên nhà lãnh đạo cần sử dụng phong cách độc đoán để tạo sự thống nhất về mục tiêu, cách thức làm việc và các quyết định của đội nhóm.

- Đối với các nhân viên mới, còn non nớt kinh nghiệm làm việc: Các nhân viên này thường cảm thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ về cách thức làm việc trong công ty. Do vậy, với tình huống này, nhà quản lý phải đóng vai trò là người giao việc và hướng dẫn cho nhân viên một cách cụ thể, chi tiết, giúp nhân viên hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc và các nhân viên khác.

- Những tình huống phải ra quyết định trong thời gian ngắn:  Trong những tình huống này, với áp lực phải ra quyết định và thời gian hạn hẹp, phong cách lãnh đạo độc đoán là cần thiết để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như trong một trận đánh, các tướng lĩnh thường phải ra quyết định trong gang tấc về việc tiếp tục tấn công hay rút lui của quân mình.

  • Người Lãnh đạo biết lắng nghe

Được gọi là phong cách lãnh đạo dân chủ. Nhà quản lý theo phong cách dân chủ là biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới và cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Tuy nhiên, để áp dụng được phong cách này một cách tốt nhất khi thỏa các điều kiện sau:

-Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó.

-Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong đội nhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành công việc.

-Cần có sự quyết đoán khi cảm thấy vấn đề đã đi quá xa và có khả năng cuộc thảo luận trở thành cuộc xung đột.

- Cần giữ được sự công tâm không thiên vị cho bên ý kiến nào, đặt sự hiệu quả, lợi ích tập thể lên hàng đầu chứ không cả nể, ưu ái cho cá nhân nào riêng biệt.

Được gọi là phong cách lãnh đạo tự do. Nhà quản lý theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ giao khoán và cho phép nhân viên được đưa ra các quyết định cũng như chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước cấp trên.

Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao để hoàn thành công việc, tạo ra một sân chơi tự do để các nhân tài có thể chứng tỏ bản lĩnh, năng lực của mình và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc của mình. Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếu không có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm. Các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp này tốt nhất trong những điều kiện sau:

- Các nhân viên có năng lực làm việc độc lập và chuyên môn tốt, có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

- Các nhà lãnh đạo có những công cụ tốt để kiểm soát tiến độ công việc của nhân viên.

- Luôn có phương án Backup đề phòng trường hợp người được giao không giải quyết được công việc, hay có sự lộng quyền.

- Phải có cách đặc biệt quan tâm đến thái độ, biểu hiện của nhân viên vì với phong cách lãnh đạo này người quản lý thường hay bị cho là vô tâm, bán cái.

Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.

Để có một cái nhìn rõ nét hơn và được tư vấn kỹ hơn về kỹ năng quản lý cấp trung. Mời các bạn tham khảo: //bcc.com.vn/mms-ky-nang-quan-ly-cap-trung

Lê Minh ­– BCC Corp

Lựa chọn được phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất dành cho nhà quản lý giúp bạn dễ dàng tạo được sự ảnh hưởng đến đội nhóm và hiệu suất hoạt động của nhân sự. Bài viết dưới đây sẽ giúp lựa chọn phong cách phù hợp nhất cho nhà lãnh đạo!

4 yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo là gì?

Mỗi nhà quản lý đều sở hữu cho mình một phong cách lãnh đạo riêng. Vậy đâu là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cách thức quản lý của một người?

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách làm việc của nhà quản lý. Bởi lẽ, một môi trường làm việc đề cao tính sáng tạo, năng động và tinh thần dân chủ thì việc lắng nghe nhiều hơn ý kiến của nhân viên là điều cần thiết.

4 yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo là gì?

Tham khảo thêm:

>> Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn ở đâu trong 4 phong cách này?

>> 4 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho nhà quản lý tài ba

>> Cách ứng dụng 3 phong cách lãnh đạo cho nhà quản lý

>> Các phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Tâm lý nhà quản lý

Một nhà quản lý đã có kinh nghiệm và có tâm lý thoải mái khi đảm nhận chức vụ đương nhiệm trong một thời gian dài thì thường mang một phong thái quản trị thoải mái. Ngược lại, một người lãnh đạo khó phát huy thế mạnh của mình cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc của nhân viên.

Trình độ và năng lực của nhà quản lý

Cách quản lý nhân sự bị ảnh hưởng một phần do trình độ và tiềm lực của nhà quản trị. Trong trường hợp nhà quản lý là một người có chuyên môn giỏi, làm chủ được năng lực thì thường mong muốn nhân viên nghe theo ý kiến chủ quan của mình.

Ngược lại, nếu bạn là người có khả năng chuyên môn vừa phải trong một lĩnh vực cụ thể thì lắng nghe ý kiến từ các thành viên trong đội nhóm sẽ giúp huy động hiệu suất làm việc hiệu quả hơn.

Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên

Năng lực làm việc của đội ngũ nhân cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến phong cách quản trị. Bởi lẽ, nhân sự sở hữu kiến thức nghiệp vụ vững chắc cùng hiệu suất làm việc cao thì bạn có thể giao việc và chỉ đưa ra góp ý khi cần thiết.

Lựa chọn phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất dành cho bạn

Phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất dành cho nhà quản lý?

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý gây tác động đáng kể đến hiệu suất làm việc, chất lượng công việc của nhân viên cũng như tâm lý của đội ngũ.

Bên cạnh đó, mỗi hình thức quản trị khác nhau thì luôn có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vậy đâu là phong cách lãnh đạo phù hợp với bạn?

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Độc đáo hay độc quyền là phong cách mà nhà quản lý thường đưa ra ý kiến và chỉ định công việc cho cá nhân phải làm theo. Thông thường, người theo phong cách này không nhận bất kỳ lời đề xuất hay bất kỳ ý kiến nào của cấp dưới.

Một trong những đặc điểm nổi trội của phong cách này đó là nhà quản lý bắt buộc nhân viên phải nhìn thẳng vào công việc nhằm đưa ra vấn đề và giải pháp để hoàn thành nhanh nhất có thể. Nó thường được áp dụng khi mà nhà quản lý cần nắm bắt toàn bộ quá trình và kết luận của dự án.

Bên cạnh đó, trong trường hợp đội ngũ nhân sự của bạn chưa nắm bắt được toàn bộ quá trình và không chắc chắn về nghiệp vụ chuyên môn thì đây là một gợi ý phù hợp trong quá trình lãnh đạo đội nhóm.

Tuy nhiên, khi sử dụng phong cách này, nhân viên thường cảm thấy bản thân không được tôn trọng và không được lắng nghe. Do đó, sự độc đoán này nên được kiểm soát vào đúng thời điểm và đúng đối tượng, nó sẽ giúp nhà quản lý đạt được kết quả như mong muốn.

Phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất dành cho nhà quản lý?

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Lãnh đạo dân chủ là phong cách được nhiều nhà quản trị theo đuổi và cũng được phần nhiều nhân sự yêu thích. Ở đó, nhà quản lý cho phép nhân sự tham gia vào quá trình lựa chọn phần việc và đưa ra quyết định trước một kế hoạch cụ thể nào đó.

Bên cạnh đó, nhân viên cũng được phép nói lên ý kiến của mình và được lựa chọn cách thức thực hiện đó như thế nào. Tuy nhiên, đến cuối cùng thì kết luận vẫn được đưa ra bởi nhà quản trị.

Đối với phong cách này, ưu điểm lớn nhất mà chúng ta có thể thấy đó là sự tự do năng động, chủ động trong công việc của nhân viên. Hơn thế, nó cũng tạo động lực cho nhân viên rất nhiều để họ hoàn thành tốt công việc hơn.

Tuy nhiên, nếu nhà quản lý là một người không đủ cứng rắn và thiếu quyết đoán thì đây có lẽ không phải là cách thức phù hợp với bạn. Bởi lẽ, bạn sẽ dễ bị đi chệch hướng và chậm chạp trong quá trình đưa ra kết luận.

3. Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do đặc trưng bởi sự ủy thác hoàn toàn trách nhiệm của nhà quản lý cho cấp dưới. Cụ thể, người quản lý sẵn sàng cho phép nhân sự được quyền quyết định hoàn toàn cho một công việc. Tuy nhiên, bạn vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng khi quyết định này xảy ra vấn đề gì.

Giải pháp này phù hợp với một đội ngũ cấp dưới có khả năng chuyên môn cao và có sự đảm bảo về hiệu suất công việc cao. Đồng thời, bạn cần có sự tin tưởng tuyệt đối vào nhân sự của mình khi cho họ đưa ra quyết định.

Cách lựa chọn phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất?

Tìm hiểu thêm:

>> Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

>> Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

>> Phong cách lãnh đạo ủy quyền có ưu điểm và nhược điểm gì?

>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý

Kết luận

Có thể nói, để lựa chọn được phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất cho nhà quản lý thì bạn cần phải nắm rõ đặc điểm của từng phong cách cũng như thấu hiểu năng lực của mình.

Song song với việc hiểu rõ bản thân, nhà quản lý cần hiểu rõ nhân viên để đưa ra sự lựa chọn phong cách phù hợp trong từng tình huống. Do đó, để đánh giá kết luận chính xác nhất, việc sử dụng các công cụ đánh giá toàn diện năng lực nhân sự đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Do đó, một nhà lãnh đạo sáng suốt phải tìm ra cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp nhất, đem đến nhiều thành công cho doanh nghiệp mình. 

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam [MSB]…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

Video liên quan

Chủ Đề