Cách xem DNS của modem

Sử dụng máy tính và smartphone là hai cách kiểm tra IP router wifi hiệu quả. Khi không nhớ địa chỉ IP của router/modem, bạn có thể dùng các phương pháp này để truy cập vào giao diện cài đặt qua trình duyệt web. Cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết sau để tìm hiểu cụ thể nhé!

Đối với máy tính, có 3 cách để kiểm tra địa chỉ IP router wifi.

1.1. Sử dụng lệnh “cmd” trên Windows

Cách nhanh nhất để kiểm tra IP router nhanh nhất trên máy tính đó là sử dụng lệnh “cmd”. Để thực hiện kiểm tra IP router bằng lệnh “cmd”, đầu tiên bạn tìm trên trang tìm kiếm Windows lệnh “cmd” hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R. Tiếp theo, bạn gõ lệnh “cmd” vào khung trống và nhấn OK. Sau đó, bạn nhập lệnh ipconfig, sau đó bạn nhấn Enter. Địa chỉ IP router sẽ được hiển thị thông tin Gateway tại dòng IPv4 Default Gateway.

Địa chỉ IP Router sẽ hiển thị trên màn hình máy tính của bạn.

1.2. Sử dụng Powershell kiểm tra IP router

Thay vì lệnh “cmd”, bạn cũng có thể sử dụng Powershell để kiểm tra địa chỉ IP router wifi. Đầu tiên, bạn tìm kiếm lệnh Powershell trên thanh tìm kiếm của Windows hoặc nhấn tổ hợp phím Windows+R. Tiếp theo, bạn gõ lệnh Powershell vào ô trống. Sau đó, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để vào chế độ Administrator. Bạn tiếp tục nhập lệnh Get-NetipAddress và nhấn Enter để kiểm tra địa chỉ IP router. Lúc này, bạn có thể tra địa chỉ IP router wifi tại dòng IP Address.

Xem địa chỉ IP router wifi của bạn tại mục IP Address.

1.3. Tìm IP router từ biển tượng mạng

Muốn kiểm tra địa chỉ IP router bằng máy tính, bạn cũng có thể sử dụng biểu tượng mạng máy tính để kiểm tra. Đầu tiên, bạn tìm đến biểu tượng mạng máy tính trên giao diện sử dụng của Windows. Tiếp theo, bạn nhấn chuột phải và chọn Open Network & Internet Settings. Khi hộp thoại mới hiện ra, bạn nhấn chọn Open Network and Sharing Center > Nhấn chọn wifi của bạn > Details. Địa chỉ IP router wifi của bạn sẽ được hiển thị trong hộp thoại Network Connection Details tại dòng IPv4 Address.

Kiểm tra địa chỉ IP router wifi của bạn tại mục IPv4 Address.

2. Tìm địa chỉ IP router wifi trên Macbook

Để kiểm tra địa chỉ IP router wifi trên Macbook, bạn cần mở cửa sổ giao diện Network bằng cách click chuột vào biểu tượng Wifi trên thanh công cụ của Mac. Sau đó, bạn nhấn chọn Open Network Preferences > Advanced > TCP/IP. Tại dòng router, địa chỉ IP wifi của bạn sẽ được hiển thị.

Kiểm tra địa chỉ IP router wifi của bạn trên máy tính bảng Macbook.

3. Kiểm tra địa chỉ IP router trên điện thoại Android

Có 2 cách kiểm tra IP router wifi trên điện thoại cài đặt hệ điều hành Android.

3.1. Dùng cài đặt wifi

Bạn có thể sử dụng “cài đặt wifi” để kiểm tra địa chỉ IP router bằng cách truy cập: Setting > Wifi Settings. Tiếp theo, bạn nhấn giữ mạng wifi đã được kết nối với điện thoại và chọn Manage Network Settings > Show advanced Options. Trong IP Setting bạn chọn Static. Bạn sẽ tìm được địa chỉ IP router wifi muốn kiểm tra trong phần Gateway. Cuối cùng, bạn nhấn Cancel để về lại màn hình giao diện chính của điện thoại. Lưu ý, ở bước này bạn không nên nhấn Save nếu không muốn IP wifi bị chuyển thành dạng Static nhé.

IP router wifi sẽ hiển thị tại phần Gateway

3.2. Dùng Wifi Analyzer

Wifi Analyzer là một trong những ứng dụng phổ biến giúp bạn lựa chọn kênh wifi tốt nhất dành cho mạng wifi của gia đình. Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng là công cụ được sử dụng để kiểm tra địa chỉ IP router nhanh chóng. Đầu tiên bạn cài đặt ứng dụng Wifi Analyzer về máy. Bạn tiến hành Mở ứng dụng > Chọn View trên thanh công cụ > Ap list > Connected to:[Network Name]. Lúc này tất cả các thông tin về mạng của bạn sẽ xuất hiện và địa chỉ IP router ở dòng Gateway.

4. Tìm địa chỉ IP router wifi trên iPhone, iPad

Bạn cũng có thể kiểm tra địa chỉ IP router wifi trên thiết bị iPhone hoặc iPad. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản như sau: Đầu tiên, bạn truy cập Settings trên iPhone hoặc iPad và chọn wifi đang kết nối. Phía bên phải tên wifi, bạn nhấn chọn biểu tượng [i]. Lúc này địa chỉ IP router wifi mà bạn đang cần tìm kiếm sẽ được hiển thị tại dòng router.

Trên đây là 4 cách kiểm tra IP router wifi thực hiện trên máy tính và smartphone đều cho kết quả nhanh chóng. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào khi sử dụng mạng wifi Viettel, bạn hãy gọi ngay đến hotline hỗ trợ miễn phí 1800 8119 để được hỗ trợ nhanh nhất!

     



[Interntevietnam] Tốc độ truyền của internet phụ thuộc vào nhiều yếu tố như băng thông nhà mạng, công nghệ dây cáp internetDNS nhà sản xuất… hai yếu tố đầu mang tính chất bị động chúng ta không thể can thiệp trực tiếp được. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để truy cập internet được dể dàng và an toàn hơn thông qua DNS của google, nhất là việc truy cập mạng xã hội facebook, twitter tốt hơn, đồng thời DNS của google sẽ hạn chế việc truy cập nhầm trang web có mã độc hại.

Thông thường chúng ta hay đổi DNS theo cách thủ công trên máy tính bằng cách thiết lập DNS cho từng card mạng [LAN, Wifi] hoặc sử dụng các  phần mềm được viết sẵn để đổi nhanh hơn. Trên điện thoại và tablet thì việc đổi DNS thủ công phức tạp hơn trên máy tính.

Cách nhanh nhất và tiện lợi nhất là đổi DNS ngay trên modem , vì khi các thiết bị như: máy tính, điện thoại, tablet kết nối với mạng Wifi hoặc kết nối qua dây cáp [Ethernet LAN] thì modem đảm nhận luôn vai trò cấp phát các thông số [DHCP Server] để kết nối vô mạng, bao gồm địa chỉ IP v4, Subnet mark, Default Gateway, DNS Server cho các thiết kết nối vào modem.

Lưu ý: với các bạn là cách này chỉ dành cho người có quyền truy cập vào phần cấu hình của modem.

Các Bước Thay Đổi DNS Google Trên Moderm.

1. Kiểm Tra địa chỉ Moderm để truy cập vào phần thiết lập để thay đổi DNS.

Thông thường địa chỉ ip mặc định mà các nhà sản xuất đặt cho Modem là: 192.168.1.1

Nếu địa chỉ này không truy cập được các bạn có thể kết nối vô mạng sau đó vào cmd [bấm phím Windows +R gõ cmd sau đó enter] gõ lệnh ipconfig /all và tìm thông tin trong dòng Default Gateway sau đó thử truy cập lại modem qua địa chỉ này.

Phần thông tin về cấu hình của card mạng khi gõ lệnh ipconfig /all

Nếu bạn thấy IP của dòng Default Gateway khác với DHCP Server thì bạn cần truy cập vào IP của thiết bị đóng vai trò làmDHCP Server

Vì khi đó bạn đang được kết nối trực tiếp với thiết bị mạng đóng vai trò mở rộng mạng [LAN, WIFI] được cấu hình làm DHCP Server cấp phát địa chỉ IP ở lớp mạng riêng khác với  Default Gateway đóng vai trò là Router – thiết bị giúp kết nối ra bên ngoài [thường gắn với dây mạng từ cục Converter nếu bạn sử dụng cáp quang hoặc dây cáp kiểu điện thoại bàn nếu bạn dùng ADSL].

2. Đăng nhập vô modem bằng username và password có quyền admin

Thường username mặc định là admin hoặc root, password cũng là admin, các thông tin này thường được ghi trong hướng dẫn sử dụng modem hoặc in tthông tin trên modem. Nếu không biết nữa thì các bạn nên hỏi mấy anh kỉ thuật bên nhà mạng lắp đặt modem cho bạn hoặc là kêu người quản lí mạng của bạn đổi.

Giao diện đăng nhập vô tài khoản admin của modem

3. Cách Thiết lập DNS:
Do có nhiều hãng sản xuất modem khác nhau nên phần giao diện thiết lập cấu hình modem của mỗi hãng và mỗi dòng sản phẩm cũng có khác biệt, do đó để thiết lập được DNS các bạn nên biết và tìm các thuật ngữ sau để tìm lướt trong mục cầu hình:

Giao điện phần cấu hình DHCP Server của modem Totolink

+ DHCP [Server] thường nằm trong mục LAN hoặc nằm riêng: phần lớn các thiết lập thông số kết nối mạng cho các máy kết nối với modem nằm trong phần thiết lập này, bao gồm cả phần thiết lập máy chủ DNS. Các bạn phải bật chế độ DHCP Server thì mới thiết lập được các thông số này.

Nếu bạn truy cập vào modem mà DHCP Server của modem đang ở chế độ tắt [Disable] thì 99% là thiết bị bạn truy cập vào chỉ đóng vai trò là cầu nối [thiết bị mở rộng phạm vi mạng OPERATION MODE ở chế độ Bridge hoặc Repeater] đến Router.

+ DNS type: Manual thiết lập thủ công bằng cách điền địa chỉ ip máy chủ DNS bạn mong muốn. Automatically chế độ tự động sử dụng DNS của nhà mạng, nếu thiết bị kết nối đến modem [điện thoại, laptop] không đặt DNS thủ công.

– Primary DNS [DNS 1]: là địa chỉ ip của máy chủ DNS chính [ưu tiên sử dụng trước]. Ví dụ: 8.8.8.8

– Secondary DNS [DNS 2]: là địa chỉ ip của máy chủ DNS  phụ phòng hờ trường hợp máy chủ DNS chính bị lỗi không sử dụng được . Cái này chúng ta có thể điền máy chủ DNS phụ của cùng nhà cung cấp ví dụ như: 8.8.4.4 của Google hoặc sử dụng DNS phụ của nhà cung cấp khác như: 208.67.222.222 của Open DNS

Sau đây là hình ảnh về giao diện phần thiết lập DNS trong modem của một số hãng sản xuất modem đang phổ biến ở thị trường Việt Nam:

Giao diện phần thiết lập DHCP Server bao gồm DNS Server của modem TP-Link​

Giao diện cấu hình DHCP của modem LINKSYS [Cissco]
Giao điện thiết lập DHCP Server bao gồm DNS Server của modem D-Link DCS-930L


Nếu bài viết trên vẫn chưa rõ các bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn cách thay đổi DNS google trên moderm sau.

Rất mong bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.
Chúc các bạn thành công.

Nguồn: //internetvietnam.net

Xem thêm >>> Phát Hiện Lỗ Hổng Trong Hệ Thống Wifi Miễn Phí

Video liên quan

Chủ Đề