Phân cấp thực hiện giám sát đánh giá đầu tư

Chính phủ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng định kỳ báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc khi có yêu cầu về kết quả giám sát các chương trình, dự án trên địa bàn.

Tại Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu từng bộ, cơ quan, địa phương phải tập trung rà soát kỹ, giảm mạnh số lượng dự án, nhất là các dự án khởi công mới; kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin-cho” và chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện và khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng.

Vốn đầu tư công phải thực sự đóng vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác theo phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư.

Trước đó, theo tờ trình đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021-2025 được Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) gửi tới Thủ tướng, tổng vốn ngân sách nhà nước đầu tư công trung hạn 2021-2025 là 2,75 triệu tỉ đồng, tăng 120.000 tỉ đồng so với dự kiến. Trong đó 1,38 triệu tỉ đồng vốn ngân sách trung ương, 1,37 triệu tỉ đồng vốn ngân sách địa phương,

Số vốn tăng thêm này là từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang đầu tư công, không làm tăng tổng chi ngân sách.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều tỉnh còn nghèo, quy mô GRDP nhỏ nhưng dự kiến hàng trăm dự án. Phải suy nghĩ, tính toán, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển, điều chỉnh dự án theo hướng trọng tâm, tập trung đột phá chiến lược, phục vụ an sinh xã hội.

Nguồn vốn đầu tư công sẽ tập trung đầu tư vào các dự án có tính chất "quả đấm thép", dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn liên vùng, có tác động lan tỏa; các dự án chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Đặc biệt, Chính phủ sẽ dành nguồn lực thích đáng để hỗ trợ giải quyết các điểm nghẽn phát triển đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng vùng và cả nước. Trong 5 năm 2021 - 2025, Bộ KH-ĐT sẽ bố trí nguồn vốn đầu tư công để hoàn thành 13 dự án thành phần của tuyến đường bộ ven biển, với đoạn tuyến Quảng Ninh - Nghệ An dài 307km, các đoạn tuyến khu vực miền Trung, Tây Nam Bộ khoảng 396km.

Tại phiên họp thứ 26 của UBTVQH, Ủy ban Kinh tế đã gửi tới UBTVQH báo cáo thẩm tra việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 trong lĩnh vực xây dựng.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phân cấp về thiết kế, thẩm định, nghiệm thu các công trình, dự án xây dựng, trên cơ sở đề xuất, Tờ trình của Bộ Xây dựng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP Ngày 20/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, để cụ thể hóa phương án đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng theo Quyết định số 1963/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã có các phân cấp mạnh về quản lý đầu tư xây dựng như đã báo cáo tại Tiểu mục 2, Mục II Phần B.

Đối với nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống dữ liệu, đẩy mạnh số hóa trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã hoàn thành xây dựng Cổng thông tin công khai Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị tại đường dẫn: www.quyhoach.xaydung.gov.vn. Cổng thông tin hiện đã tập hợp và công khai khoảng trên 2000 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, và đang từng bước nghiên cứu chuyển đổi sang định dạng GIS.

Phân cấp thực hiện giám sát đánh giá đầu tư

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

Triển khai Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến 2030, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 2353/BXD-PTĐT ngày 31/6/2022 hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, thực hiện sự chuyển đổi then chốt trong quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị từ mô hình quản lý truyền thống sang mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp các công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho quản lý và nâng cao tính minh bạch, công khai.

Thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh và hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 2353/BXD-PTĐT ngày 31/6/2022, đến nay, đã có 43 sở ngành và thành phố/thị xã đã áp dụng cơ sở dữ liệu đô thị trên hệ thống thông tin địa lý GIS (trong đó có 38 Sở Xây dựng địa phương).

Thẩm tra các nội dung này, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, về việc đẩy mạnh phân cấp về thiết kế, thẩm định, nghiệm thu các công trình, dự án xây dựng, Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; đã cụ thể hóa phương án đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Nghị định số 35/2023/NĐ-CP được ban hành đã phân cấp rõ về thẩm quyền thẩm định; phân cấp toàn diện thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài từ Bộ Xây dựng sang Sở Xây dựng các địa phương; phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định một số khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất; bãi bỏ một số thủ tục, thẩm quyền; bổ sung một số quy định về thực hiện sát hạch trực tuyến…

Tuy nhiên, theo báo cáo thì các quy định về phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương còn chưa phân định rõ ràng, chưa rõ nội hàm ở một số nội dung cụ thể, gây lúng túng, khó khăn trong triển khai thực hiện trên thực tiễn; chưa có cơ chế để Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ chủ động trong việc thực hiện phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương; ngoài ra chưa có quy định rõ về cơ chế giám sát, kiểm tra của cá nhân, cơ quan phân cấp, ủy quyền đối với cá nhân, cơ quan được phân cấp, ủy quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền. Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ, chi tiết cụ thể những vướng mắc nêu trên, đồng thời đề xuất phương án để xử lý.

Phân cấp thực hiện giám sát đánh giá đầu tư

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy nội dung báo cáo chưa tập trung, chưa đánh giá được rõ kết quả thực hiện nhiệm vụ về đẩy mạnh phân cấp trong thiết kế, thẩm định, nghiệm thu các công trình, dự án xây dựng; đề nghị bổ sung báo cáo về nội dung này. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng và các cơ quan, theo chức năng nhiệm vụ tiếp tục: rà soát, phân cấp, phân quyền, ủy quyền để tạo chủ động cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư…; rà soát những vướng mắc trong các luật, nghị định…; tích cực phổ biến, hướng dẫn các địa phương triển khai có hiệu quả các nội dung mới được ban hành nhằm phát huy tối đa nguồn lực và tăng tính chủ động cho địa phương thực hiện công tác quản lý và đầu tư xây dựng công trình.

Đối với nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống dữ liệu, đẩy mạnh số hóa trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, theo báo cáo, Bộ Xây dựng đã hoàn thành xây dựng Cổng thông tin công khai Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị; đã tập hợp và công khai khoảng trên 2000 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; triển khai Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến 2030, Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, thực hiện sự chuyển đổi then chốt trong quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị từ mô hình quản lý truyền thống sang mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp các công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho quản lý và nâng cao tính minh bạch, công khai, vì vậy đề nghị Bộ Xây dựng ưu tiên, tiếp tục đẩy nhanh, nâng cấp, hoàn thiện giao diện Cổng thông tin điện tử theo hướng trực quan, dễ tương tác, tăng số lượng, chất lượng dữ liệu đồ án quy hoạch xây dựng được công khai; đồng thời chỉ đạo, đôn đốc các địa phương trong công tác đăng tải và cập nhật dữ liệu quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, phấn đấu tất cả cơ quan, sở, ngành và tỉnh, thành phố trên cả nước áp dụng cơ sở dữ liệu đô thị trên hệ thống thông tin địa lý GIS.