Những bài tập cho người phồng đĩa đệm năm 2024

Bác sĩ Wade Brackenbury (chuyên khoa Thần kinh cột sống, Phòng khám ACC) chia sẻ: “Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, tôi luôn khuyến khích bệnh nhân vận động và luyện tập nhẹ nhàng để cải thiện triệu chứng đau, hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Việc nằm hoặc ngồi lâu một chỗ sẽ làm các nhóm cơ bị co cứng, khó khăn cho quá trình phục hồi vận động sau cơn đau”.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tham gia bơi lội, đi bộ, yoga hoặc thực hiện các bài tập tại chỗ. Những bộ môn này giúp gân cơ, khớp xương được thư giãn, đồng thời giảm áp lực tác động lên đĩa đệm.

Sau đây là những bài tập tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên dành ra 15 phút để thực hiện mỗi ngày.

Bài tập 1: Tư thế cây cầu

Nằm ngửa, thẳng người, hai tay đặt xuôi cạnh hông và đùi.

Co hai đầu gối, hóp bụng, hít sâu, lấy sức nâng mông lên cao, hai tay vẫn để thẳng trên sàn. Chú ý giữ đầu thẳng (tuyệt đối không quay đầu qua trái hoặc phải), lưng thẳng, khoảng cách giữa 2 bàn chân rộng bằng vai.

Giữ yên tư thế trong 30 giây hoặc lâu hơn, đến khi mỏi người thì từ từ nằm xuống, quay về trạng thái ban đầu, thở chậm và sâu.

Lặp lại động tác tương tự trong 3 - 5 lần.

Những bài tập cho người phồng đĩa đệm năm 2024

Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bài tập tác động đến cột sống và hệ thống các cơ xung quanh vùng thắt lưng. Nếu duy trì luyện tập đều đặn, bạn sẽ nhận thấy cơn đau lưng giảm rõ rệt.

Bài tập 2: Plank

Nằm sấp, đặt hai khuỷu tay xuống sàn, hướng mũi chân xuống.

Chống hai tay vuông góc ngay dưới vai và song song với nhau. Nhón hai mũi chân lên, nâng thân người lên, giữ lưng, hông, cổ thành một đường thẳng, đầu hướng về phía trước.

Giữ yên tư thế trong 10 giây hoặc lâu hơn, hít thở đều.

Để kết thúc động tác, bạn từ từ hạ tay xuống, cơ thể chạm mặt sàn.

Lặp lại động tác tương tự 10 lần.

Những bài tập cho người phồng đĩa đệm năm 2024

Bài tập plank phù hợp với người thường xuyên bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Bài tập giúp củng cố cơ bắp và giảm áp lực lên cột sống. Luyện tập đều đặn sẽ hạn chế các cơn đau lưng. Lưu ý trong khi tập, nên siết chặt phần cơ bụng.

Bài tập 3: Ngồi gập người về phía trước

Bài tập có tác dụng kéo giãn cột sống, giải tỏa áp lực lên hệ thống thần kinh dọc theo hai bên tủy sống. Người bệnh luyện tập mỗi ngày giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi do triệu chứng bệnh gây nên.

Ngồi thẳng lưng trên sàn, hai chân duỗi thẳng, khép chân cạnh nhau.

Từ từ gập người xuống cho đến khi đầu chạm gối, hai tay nắm lấy hai cổ chân, chân luôn giữ thẳng và ép sát xuống sàn. Giữ yên tư thế trong 10 - 20 giây.

Sau đó nhấc đầu và phần thân trên, trở về tư thế ban đầu.

Những bài tập cho người phồng đĩa đệm năm 2024

Bài tập tác động tốt đến vùng thắt lưng, tăng cường lưu thông máu

Bài tập 4: Co gối vào ngực

Nằm thẳng lưng trên sàn, duỗi thẳng chân trái, co chân phải.

Hai tay ôm lấy gối chân phải, kéo căng gối đến ngực, hít thở đều và giữ yên trong 30 giây.

Trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự cho chân còn lại.

Lặp lại 3 lần cho mỗi chân.

Những bài tập cho người phồng đĩa đệm năm 2024

Bài tập giúp cột sống lưng thư giãn hiệu quả

Lưu ý, các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm chỉ hiệu quả khi được duy trì thực hiện mỗi ngày. Người bệnh không được nóng vội cũng không được tự ý ngưng giữa chừng.

Ngoài ra, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên chơi các bộ môn như chạy bộ, nâng tạ, đá bóng, tennis, bóng chuyền… do chúng có thể gây áp lực đến cột sống và đĩa đệm, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Tương tự các động tác như vặn người, giữ thẳng chân, ngồi xổm cũng cần tránh vì có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống.

Bác sĩ Wade cũng cho biết thêm: “Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm tại ACC, bên cạnh việc áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, bác sĩ còn thiết kế các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Họ có thể luyện tập tại phòng khám với dụng cụ, thiết bị hiện đại hoặc tự tập tại nhà sau khi đã được hướng dẫn cụ thể”.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống đến từ nước ngoài và các chuyên viên vật lý trị liệu giàu kinh nghiệm, Phòng khám ACC đã chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về cột sống, đặc biệt thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Cột sống cổ là vùng cầu nối quan trọng giữa đầu và cột sống chung. Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống được ký hiệu từ C1 đến C7, các đốt sống này nối với nhau bằng các đĩa đệm và hệ thống liên mấu khớp sau, bên, các dây chằng. Tầm độ vận động cột sống cổ tương đối cao và linh động do vậy cột sống cổ rất dễ bị thương tổn đặc biệt các đĩa đệm cột sống cổ. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý gây ra rất nhiều khó chịu và đau đớn, tuy nhiên, nếu kiên trì thực hiện các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ thì sẽ giúp giảm đau hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam và thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa đĩa đệm theo tuổi, chấn thương cột sống cổ do vận động hay do thể thao, tư thế ngồi làm việc không phù hợp trong thời gian dài, các chuyển động đột ngột vùng cổ không hợp lý, các yếu tố di truyền bệnh cơ xương khớp...

Tùy vào mức độ và nguyên nhân mà thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép tủy sống gây ra bệnh về tủy;
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ;
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép cả rễ thần kinh và tủy sống gây ra bệnh lý rễ, tủy.

Căn bệnh này sẽ khiến người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau nhức khó chịu ở vùng cổ rồi lan xuống vai gáy, gây ra cảm giác đau đầu và tê bì ở cánh tay, có thể gây chóng mặt, rối loạn cảm giác vùng cổ vai và tay hai bên. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây ra nhiều biến chứng như: rối loạn tiền đình, thiếu máu nuôi dưỡng não, rối loạn cảm giác, yếu liệt 1 hoặc 2 tay.

2. Một số bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Có nhiều ý kiến cho rằng, quá trình chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cần hạn chế vận động càng nhiều càng tốt, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Hiệu quả điều trị là kết quả của quá trình kết hợp giữa các phương pháp điều trị chuyên khoa và sự kiên trì luyện tập của bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là một số bài tập thoát vị đĩa đệm cổ được khuyến khích áp dụng để giúp xoa dịu cơn đau và giảm co cứng cổ ở người bệnh như:

2.1 Bài tập căng cổ sang bên

Những bài tập cho người phồng đĩa đệm năm 2024

Bài tập căng cổ sang bên

Với bài tập căng cổ sang bên này, người bệnh cần ngồi thẳng lưng trên sàn, ở tư thế bắt chéo chân. Tay phải cần duỗi thẳng, tay trái đặt lên đỉnh đầu. Tiếp theo, người bệnh nhẹ nhàng đẩy đầu sang trái và giữ yên tư thế trong khoảng 10 giây, rồi từ từ nâng đầu thẳng lên. Bài tập này nên lặp lại 5 lần cho mỗi bên.

2.2 Bài tập tác động hai bên cổ, ngồi vặn mình

Để thực hiện bài tập tác động hai bên cổ, ngồi vặn mình này, người bệnh ngồi ở tư thế thẳng lưng vuông góc với sàn nhà, 2 chân chụm vào nhau rồi gập đầu gối trái sang bên phải sao cho gót chân trái chạm vào mông bên phải. Chân phải gập và đặt vào bên cạnh đầu gối trái. Tiếp tục thực hiện động tác xoay cổ, vai và eo về phía bên phải và giữ cột sống thẳng.

Thực hiện tác động hai bên cổ, ngồi vặn mình ngồi vặn mình bằng cách đặt tay phải ra phía đằng sau rồi chống tay trái lên đầu gối phải, giữ yên tư thế trong khoảng 60 giây rồi trở về tư thế ngồi thẳng ban đầu và đổi bên, thực hiện động tác tương tự. Quá trình thực hiện động tác nên hít thở chậm và sâu.

Những bài tập cho người phồng đĩa đệm năm 2024

Bài tập tác động hai bên cổ, ngồi vặn mình

2.3 Bài tập duỗi cổ

Bài tập duỗi cổ này giúp tăng cường hoạt dịch các đốt sống, căng ngực, cổ và cột sống. Khi bắt đầu, người bệnh cần ngồi gập gối lên trên gót chân rồi ngả người ra sau và chống 2 tay sao cho lòng bàn tay tiếp xúc với sàn, đầu ngón tay hướng ra phía ngoài. Thực hiện động tác nâng ngực, uốn cong lưng và hạ thấp đầu ra phía sau rồi duỗi cổ, kéo căng cơ ngực. Giữ yên tư thế trong vòng 30 giây rồi từ từ nâng đầu và thân người lên để trở về tư thế ban đầu.

2.4 Bài tập đứng cúi gập người

Những bài tập cho người phồng đĩa đệm năm 2024

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ này giúp tăng cường hoạt dịch các đốt sống

Bài tập đứng cúi gập người có thể hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và tăng cường sự dẻo dai cho phần thân trên. Để thực hiện động tác này, người bệnh đứng thẳng, 2 bàn chân song song mặt đất, lưng thẳng, ngực ưỡn. Tiếp tục vươn 2 tay lên cao và hướng thẳng lên trần nhà rồi hít sâu, gập người về phía trước hết mức cho đến khi tay chạm sàn thì thở ra, cố gắng giữa lưng thẳng. Giữ yên tư thế này trong khoảng 5 giây rồi nâng người trở về tư thế ban đầu, lặp lại bài tập này khoảng 5 lần

2.5 Bài tập giúp thư giãn vùng cổ, vai và lưng

Bài tập giúp thư giãn vùng cổ, vai và lưng này có khả năng hỗ trợ lưu thông máu tốt, phù hợp với nhiều người bệnh.Tuy nhiên, trước khi thực hiện bài tập thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời, để tăng khả năng điều trị bệnh, người bệnh cần được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây đau và tiếp cận đúng phương pháp điều trị.

Để nâng cao hiệu quả khi thực hiện các bài tập thoát vị đĩa đệm trên, người bệnh nên chú ý kết hợp nhịp nhàng giữa nhịp thở và chuyển động. Hãy mặc những loại trang phục có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt, nếu như gặp phải các triệu chứng như đau cột sống thì hãy dừng tập và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Mặc dù yoga cho người thoát vị đĩa đệm cổ có khả năng hỗ trợ làm giảm mức độ khó chịu của cơn đau nhưng để chữa bệnh dứt điểm thì người bệnh cần được thăm khám và tiếp cận đúng phương pháp điều trị thích hợp Hãy đến khám tại các đơn vị chuyên khoa Cột sống có uy tín để xác định chính xác nguyên nhân gây đau, điều trị tận gốc đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Biến chứng đau mỏi vai gáy và cách phòng ngừa

XEM THÊM:

  • Nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm, cột sống?
  • Sau mổ cột sống bao lâu thì khỏi? Phải đeo đai bao lâu?
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Dấu hiệu nhận biết

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.