Nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống tạo nên nhược điểm nào trong tính cách của người việt?

CHƯƠNG II. VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ

              I. TỔ CHỨC NÔNG THÔN

1.1 Các nguyên tắc tổ chức nông thôn

1.1.1 Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc

- Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành gia đình - gia tộc.

- Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

- Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc - tính tôn ti.

        Kỵ - Cụ - Ông – Cha – Tôi – Con – Cháu – Chắt – Chút [9 thế hệ] [Cửu tộc].

        Sức mạnh gia tộc thể hiện ở sự đùm bọc, yêu thương nhau.

        Thói gia trưởng, óc tư hữu…

               1.1.2 Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng

               - Nhu cầu sản xuất, ứng phó với tự nhiên và xã hội khiến người Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau: Xóm – Làng [… mua láng giềng gần/ Một giọt máu đào hơn…].

               - Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang [không gian].

 - Nguồn gốc của tính dân chủ, bình đẳng [muốn có quan hệ lâu dài phải tôn trọng nhau].

 - Mặt trái: thói dựa dẫm, ỷ lại và thói đố kỵ, cào bằng…

               1.1.3 Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường - Hội

-  Những người sinh sống bằng các nghề khác liên kết nhau tạo thành đơn vị gọi là phường [phường vải, phường nón…

- Hội là tổ chức liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp [hội văn phả, hội võ phả...]

- Tổ chức theo nghề nghiệp, phường hội Liên kết theo chiều ngang.

        Tính dân chủ: Người cùng phường có trah1 nhiệm giúp đỡ nhau.

               1.1.4 Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp

- Giáp được xây dựng trên nguyên tắc trọng tuổi già.

         Giáp vừa được tổ chức theo chiều dọc [theo lớp tuổi], lại vừa được tổ chức theo chiều ngang [những người cùng làng].

        Mang tính tôn ti và tính dân chủ.

        Đứng đầu giáp là ông cai giáp, giúp việc cho các ông cai giáp là các ông lềnh.

        Trong nội bộ giáp phân biệt ba lớp tuổi chủ yếu: ti ấu [từ nhỏ đến 18 tuổi], đinh [hoặc tráng: đinh = đứa; tráng = khỏe mạnh] và lão.

        Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão.

        Thông thường tuổi lên lão là 60.

        Khi làng có việc, các cụ già tùy theo tuổi tác, được ngồi ngang hàng với các quan viên chức sắc.

        Quy định phổ biến là các cụ già 60 tuổi ngang với tú tài, 70 tuổi ngang với cử nhân, 80 tuổi ngang với tiến sĩ.

        Có nơi tôn xưng gọi các cụ già là quan lão.

        Một mặt, giáp mang tính tôn ti, nó là một môi trường tiến thân bằng tuổi tác: Sống lâu lên lão làng.

        Mặt khác, giáp lại cũng có tính dân chủ: tất cả mọi thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ đến tuổi ấy thì sẽ có địa vị ấy.

               1.1.5 Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính

- Làng được gọi là xã [có khi xã gồm nhiều làng]

- Xóm được gọi là thôn [có khi thôn gồm nhiều xóm]

        - Trong xã phân ra dân chính cư và dân ngụ cư [phương tiện duy trì sự ổn định của làng xã].

        Dân chính cư trong xã chia làm 5 hạng:

1] Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm; 

 2] Chức dịch gồm những người đang làm việc trong xã; 

 3] Lão gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp; 

4] Đinh gồm trai đinh trong các giáp;

 5] Ti ấu là hạng trẻ con của các giáp.

      Hai hạng trên cùng - chức sắc, chức dịch [và những người cao tuổi  trong hạng lão] tạo thành quan viên làng xã.

1.2 Tính cộng đồng và tính tự trị - hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam

1.2.1 Tính cộng đồng: nhấn mạnh vào sự đồng nhất.

- Ưu điểm:

+ Có tính tập thể cao, coi mọi người trong làng như anh, em một nhà.

+ Ngọn nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng.

- Hạn chế:

+ Do đồng nhất mà ý thức con người cá nhân bị thủ tiêu, hay có tính dựa dẫm và ỷ lại vào tập thể.

+ Tư tưởng cầu an, cả nể và thói cào bằng, không muốn ai hơn mình.

1.2.2 Tính tự trị: nhấn mạnh vào sự khác biệt.

- Ưu điểm:

+ Tinh thần tự lập cộng đồng

+ Nếp sống tự cấp, tự túc

- Hạn chế:

+ Óc tư hữu, ích kỉ

+ Óc bè phái, địa phương, cục bộ

+ Óc gia trưởng, tôn ti và gia đình chủ nghĩa

1.2.3 Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa; biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre.

1.2.4 Tính cộng đồng và tính tự trị, cùng với lối tư duy biện chứng như ta đã biết, dẫn đến lối ứng xử có tính chất nước đôi.

- Tinh thần đoàn kết tương trợ / óc tư hữu ích kỷ, thói cào bằng.

               - Tập thể hòa đồng / óc bè phái, địa phương.

               - Tinh thần tự lập / thói dựa dẫm, ỷ lại…

               - Tùy lúc, tùy nơi mà mặt tốt xấu được phát huy.

1.3 Làng Nam Bộ

- Đặc trưng chung của thôn ấp Nam Bộ là tính mở, không có lũy tre, cổng làng.

-        Người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng Bắc Bộ.

-        Người dân Nam Bộ có tính cách phóng khoáng, dễ tiếp nhận những ảnh hưởng ở bên ngoài hơn.

        Song ở Nam Bộ vẫn thấy thấp thoáng có bóng tre, người dân vẫn giữ nếp sống cần cù và coi trọng tính cộng đồng, yếu tố làng xóm vẫn được coi trọng và ưu tiên.

        II. TỔ CHỨC QUỐC GIA

               2.1 Từ làng đến nước và việc quản lí xã hội

               * Về chức năng và nhiệm vụ:

- Nước là sự mở rộng của làng, qui mô khác nhau.

               - Ứng phó với môi trường tự nhiên: Ở phạm vi làng: liên kết sản xuất cho kịp thời vụ; ở phạm vi nước: chống thiên tai, ứng phó với bão lụt.

               - Ứng phó với môi trường xã hội: Ở cấp độ làng: chống trộm cướp; ở phạm vi quốc gia: chống giặc ngoại xâm.

               * Về tính cộng đồng và tính tự trị:

+ Tính cộng đồng: coi mọi người trong làng như anh em một nhà đã chuyển thành ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia - tinh thần đoàn kết toàn dân.

+ Tính tự trị:

- Làng xã khép kín - ý thức quốc gia rất mạnh - ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt; quốc gia và ranh giới quốc gia là rất đỗi thiêng liêng. 

- Ít quan tâm đến những vấn đề quốc tế.

               * Về tổ chức bộ máy:

        Vua, Lạc hầu, Lạc tướng.

        Ngô Quyền [939]

        Lý Công Uẩn [1010]

        Lê Nghi Dân [1459].

        Gia Long [1802-1820]

        Thời Lê sơ

        Lục bộ - đứng đầu bộ là thượng thư, có hai phó là tả thị lang và hữu thị lang.

        Bộ lễ giúp vua việc lễ giáo phong kiến, phụ trách về các mặt văn hóa, xã hội, đời sống, giáo dục.

        Bộ lại giúp vua quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại

        Bộ hộ giúp vua quản lý tài chính, tô thuế, ruộng đất, hộ khẩu,lương của quan và quân.

        Bộ hình: giúp vua trông coi về hình pháp,

        Bộ công: giúp vua trông coi việc xây dựng và sửa chữa cung điện, đường xá, cầu cống thành trì,… quản lý các công xưởng và thợ thuyền trong cả nước

        Bộ binh: giúp vua quản lý về lĩnh vực quân sự.

*Về pháp luật:

        Đã có từ thời Hùng Vương.

        Mỗi thời đều có bộ luật riêng.

        Qua các cơn binh lửa, Luật Hồng Đức và Luật Gia Long đến nay vẫn còn được giữ lại.

2.2 Nước với truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp

               2.2.1. Truyền thống dân chủ làm cho nhà nước Việt Nam giống với làng xã

-        Bộc lộ trong quan hệ giữa lãnh đạo với người dân - Vua đứng đầu nhưng vua Việt khác với các vị vua phương Tây và Trung Hoa.

-         Trong tiếng Việt, từ “vua” và từ “bố” xuất phát từ cùng một gốc: có nghĩa là cha, vừa có nghĩa là thủ lĩnh của dân làng.

- Truyền thống dân chủ còn bộc lộ trong quan hệ giữa người dân với thánh thần; giữa con người với loài vật.

+ Dân thờ cúng thần thánh - thần thánh phải có trách nhiệm phù hộ.

+ Trâu ơi ta bảo trâu này…- lời tâm sự bình đẳng với loài vật.

               2.2.2 Quan hệ tình cảm và tinh thần dân chủ còn thể hiện rõ trong luật pháp

- Người nông nghiệp Việt Nam sống thiên về tình cảm nên ý thức pháp luật rất kém.

- Phương Tây là luật pháp / Ở ta là luật lệ

               2.2.3 Truyền thống dân chủ nông nghiệp còn thể hiện trong việc tuyển chon người vào bộ máy quan lại.

               - Ở phương Tây - bổ nhiệm theo lối cha truyền con nối

               - Ở ta - theo đường thi cử

               2.2.4. Truyền thống văn hóa nông nghiệp trọng văn - kẻ sĩ được xem trọng trong xã hội.

        Kẻ sĩ được coi trọng nhất, đứng đầu danh mục các nghề trong xã hội.

        Nông đứng thứ hai.

        Công và Thương được coi là nghề thấp kém.

        III. TỔ CHỨC ĐÔ THỊ

3.1 Đô thị Việt Nam trong quan hệ với Quốc gia

               - Về nguồn gốc: phần lớn đô thị Việt Nam là do nhà nước sản sinh ra.

               - Về chức năng: thực hiện chức năng hành chính và kinh tế, trong đó  chức năng hành chính là chủ yếu.

               - Về mặt quản lí: Đô thị Việt Nam do nhà nước quản lí.

               3.2 Đô thị Việt Nam trong quan hệ với nông thôn

               3.2.1 Nông thôn Việt Nam không thể tự thân trở thành đô thị

               - Ở Việt Nam, có những làng thực hiện chức năng đô thị - các làng công thương [làng Bát Tràng, làng Bưởi - làm giấy…].

 - Nhưng các làng này không thể trở thành đô thị được vì tính cộng đồng [Cả làng cùng làm một nghề thì bán cho ai? Không có trao đổi hàng hóa thì không thể trở thành đô thị được].

               - Do tính tự trị, dân sống tự cấp, tự túc, khép kín nên không thể trở thành đô thị.

               3.2.2 Nông thôn không chỉ kìm giữ không cho làng xã phát triển thành đô thị, mà còn chi phối cả đô thị.

               - Nông thôn khiến đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn đậm nét.

               - Tổ chức hành chính cũng sao phỏng theo tổ chức nông thôn: Phủ - huyện – tổng – thôn.

               3.2.3 Đô thị Việt nam truyền thống luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa

               - Trong huyết quản, người dân thành thị vẫn mang bản chất, tính cách người nông thôn.

               - Người Việt Nam truyền thống gắn bó với làng xã và với tâm lí “trọng nông - ức thương”.

               3.3 Quy luật chung của tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống

               - Âm luôn mạnh hơn dương [khả năng bảo tồn mạnh hơn khả năng phát triển].

        - Tiền đề trên giải thích về nguồn gốc sức mạnh Việt Nam và lí do tại sao Việt Nam lại là một quốc gia chậm phát triển:

        Âm mạnh hơn dương [âm thịnh thì dương suy].

        Sự bảo thủ, kìm giữ sức vươn lên của xã hội Việt Nam truyền thống.

Video liên quan

Chủ Đề