Có mấy cách cầm cầu đá

Phát cầu là một trong những kĩ thuật cơ bản của môn đá cầu. Với mục đích không chỉ là đưa cầu vào cuộc đấu mà còn là một trong những kĩ thuật tấn công để giành điểm trực tiếp hoặc gián tiếp. Bài viết này sẽ giúp bạn phát cầu bách chiến bách thắng trong đá cầu.

Kỹ thuật phát cầu trong đá cầu

1. Vai trò của phát cầu trong đá cầu

Kĩ thuật này được thực hiện ở khu vực phát cầu, phía sau đường biên ngang cuối sân.
Để phân biệt các kĩ thuật khi phát cầu, người ta thường căn cứ vào vị trí của mu bàn chân lúc tiếp xúc với cầu với tư thế của cơ thể khi phát cầu.

  • - Phát cầu thấp chân chính diện

  • - Phát cầu thấp chân nghiêng mình

  • - Phát cầu cao chân chính diện

  • - Phát cầu cao chân nghiêng mình

2. Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện trong đá cầu

Đây là kĩ thuật thường được sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu với mục đích đưa cầu vào cuộc, vừa khai thác điểm yếu của đối phương [thông qua chiến thuật phát cầu] để giành điểm trực tiếp hoặc đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng để giành điểm.

- chuẩn bị : bạn nên tìm hiểu kỹ về kiến thức cơ bản nguyên lý đá cầu và chuẩn bị cho mình một đôi giày đá cầu tốt nhé.
- TTCB: Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang và mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm, mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm.

- Bài viết Tham khảo thêm : Phân tích cơ bản về kĩ thuật đá cầu

- Bài viết Tham khảo thêm : Kỹ thuật di chuyển trong đá cầu

Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài sao cho trục của bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ, hai gót chân cách nhau khoảng 30cm- 40cm . Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu [ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay cái đặt trên đế cầu].

Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất.

Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện trong đá cầu

- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi thực hiện động tác phát cầu, tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hoặc có thể thả cầu từ trên xuống, sao cho điểm rơi của cầu cách phía trước mu bàn chân đá khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống chân phía sau lăng về trước duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 - 30cm.

Lực tác dụng vào quả cầu mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào chiến thuật phát cầu mà người chơi sử dụng.Người mới tập nên sử dụng một lực vừa phải để quả cầu rơi vào ô quy định, khi nào thuần thục thì sử dụng chiến thuật phát cầu 
- Kết thúc động tác : Khi bàn chân chạm cầu, chân đá dừng lại đột ngột sau đó chân đá tiếp đất, người chơi di chuyển vào trung tâm sân để chuẩn bị đón đỡ cầu của đối phương đá sang.

3. Kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình trong đá cầu

- TTCB : Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 40 độ - 45 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 30cm - 40 cm . Thân trên xoay sang phải [nếu chân phát cầu là chân phải ] sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Tay phải cầm cầu, tung cầu nhẹ lên cao ngang tầm vai chếch ra phía trước, sang phải về phía chân đá sao cho điểm rơi của cầu cách mu bàn chân đá 60cm - 80 cm. Lúc cầu rơi xuống , thân trên hơi xoay sang phải, chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau ra trước để mu bàn chân tiếp xúc với cầu cách mặt sân khoảng 20cm- 30 cm 

Kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình trong đá cầu

- Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, người chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm sân để đón  - đỡ đường cầu đối phương đá sang.

4. Kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện trong đá cầu

- TTCB: Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang, mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm và mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20 cm.

Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ, hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 45cm  Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom. Tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu [ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay trái đặt trên đế cầu]. Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất.

- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi thực hiện kĩ thuật động tác phát cầu cao chân chính diện, gần giống như phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng chỉ khác là khi lăng chân về phía trước thì đùi được nâng lên cao hơn và mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 60cm- 70cm 


- Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, người chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm sân để đỡ đường cầu của đối phương đá sang.

5. Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình trong đá cầu

- TTCB: Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân nghiêng mình. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 35 độ - 45 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 40cm - 50cm.

Thân trên xoay sang phải [nếu chân phát cầu là chân phải] sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Giống như động tác phát cầu thấp chân nghiêng mình nhưng chỉ khác là khi thực hiện thì cầu được tung cao hơn đầu chếch ra trước về phía chân đá và cách người khoảng 1m.

Khi cầu rơi xuống, thân trên nghiêng nhiều hơn để cho mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu rơi cách mặt sân khoảng 70cm- 90cm.

Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình trong đá cầu

Những người có trình độ vận động tốt, chân sẽ tiếp xúc với cầu khi cầu rơi cách mặt sân 1m- 1,2m [đối với nam] còn đối với nữ thì thấp hơn 

Đá cầu không chỉ là trò chơi thú vị mà còn là một môn thể thao có thể giúp bạn rèn luyện sức khỏe. Có nhiều cách đá cầu khác nhau và mỗi cách sẽ giúp bạn luyện tập các kỹ năng cũng như những phần khác nhau trên cơ thể.  

Đá cầu, hay còn gọi là ti jianzi, là một trò chơi dân gian Trung Quốc đã được truyền vào nước ta từ lâu. Chắc hẳn bạn đã từng một lần thử đá cầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đá cầu đúng và hiệu quả. 

Đá cầu liệu có phải chỉ đơn giản là dùng chân đỡ cầu?

Không giống với các môn thể thao khác như cầu lông, bóng rổ, bóng đá, bạn không cần một không gian quá rộng để tập đá cầu một mình. Bạn chỉ cần chọn một khoảng sân bằng phẳng, thoáng đãng, rộng từ 3 – 4 m vuông là được. Người chơi càng giỏi thì yêu cầu về địa điểm chơi sẽ càng ít. Lúc này, bạn vẫn có thể thực hiện được những cú đá cầu điệu nghệ dù đứng ở bất kỳ vị trí nào. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, bạn cần biết và thành thạo nhiều cách đá cầu khác nhau trước đã.

Có 4 kiểu đá cầu cơ bản mà bạn cần biết, bao gồm:

  • Twist: Đá cầu bằng má trong
  • Knock: Đá cầu bằng đầu gối
  • Turn: Đá cầu bằng má ngoài
  • Hop: Đá cầu bằng ngón chân/mũi chân

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các bộ phận khác như đầu, vai, lưng, ngực, bụng để đỡ cầu và tránh cầu rơi xuống đất.

Hướng dẫn bạn những cách đá cầu khác nhau

Twist

Cách đá này đòi hỏi bạn phải sử dụng phần mặt trong của bàn chân để di chuyển cầu. Lúc này, đầu gối và đùi của bạn sẽ hướng ra phía ngoài, đồng thời mặt trong của đùi hơi ngửa lên trên. Bạn thả lỏng khớp hông và đầu gối, nâng cẳng chân lên cao và dùng sức của vùng mắt cá chân phía trong để đá cầu. Trong kiểu đá này, cầu không được bay cao hơn cằm của đối thủ.

Hầu hết mọi người đều thuận chân phải nên việc sử dụng chân này sẽ tốt hơn chân trái. Ngay cả những người chưa từng chơi đá cầu cũng có thể dễ dàng thực hiện 1 – 2 lần đá bằng chân phải. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu tập đá cầu bằng chân không thuận. Bạn có thể làm quen và tập dần kiểu đá cầu này bằng cách thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn thả cầu từ tay xuống chân trái, đá quả cầu theo phương thẳng đứng bằng chân trái và bắt cầu bằng tay.
  • Bước 2: Thả cầu từ tay xuống và đá quả cầu bằng chân phải, sau đó bắt cầu bằng tay.
  • Bước 3: Khi đã thành thạo, bạn hãy đá cầu luân phiên liên tục giữa hai chân mà không cần bắt cầu bằng tay nữa.
  • Bước 4: Sau đó, bạn tiếp tục tập đá cầu ở mỗi chân theo quy trình dưới đây: đá một cái – bắt cầu – đá hai cái – bắt cầu – đá ba cái – bắt cầu…
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy thực hiện những cú đá liên tiếp mà không bắt cầu bằng tay giữa mỗi lần. Lúc này, bạn hãy cố gắng đá càng nhiều càng tốt.

Knock

Với cách đá cầu này, bạn sẽ di chuyển cầu bằng hai đầu gối của mình. Đầu tiên, bạn thư giãn phần hông và đầu gối, sau đó hãy nâng một chân về phía trước sao cho cẳng chân vuông góc với đùi. Bạn dùng sức mạnh của đầu gối để giúp đưa cầu bay lên, tránh căng cơ quá mức phần đùi. Tương tự với cách đá cầu bằng má trong, trong kiểu đá này, cầu không được bay cao hơn cằm của đối thủ. 

Đỡ cầu bằng gối

Để thực hiện cú đá cầu bằng đầu gối, bạn cần ném quả cầu lên không sao cho cầu bay không cao quá cằm. Khi cầu rơi xuống chiều cao thích hợp, bạn hãy dùng đầu gối để giúp cầu bay lên theo phương thẳng đứng. Sau đó,  bạn bắt cầu bằng tay. Cũng tương tự như cách đá cầu bằng má trong, khi đã thành thạo, bạn có thể đá luân phiên cầu giữa hai gối hoặc giữa đầu gối và má bàn chân. Bạn hãy cố gắng đá được càng nhiều lần càng tốt.

 Turn

Với cách đá cầu này, bạn sẽ dùng má ngoài của bàn chân để đỡ cầu. Trước tiên, bạn cần thư giãn phần đùi, sau đó bạn dùng sức của cẳng chân cũng như các ngón chân để xoay bàn chân ra ngoài và hơi hướng lên trên. Bạn cần đá vào quả cầu ngay khi cầu chạm vào má ngoài bàn chân.

Bạn không nên di chuyển phần cẳng chân của mình quá cao, về phía sau hoặc ra phía trước quá nhiều. Nhìn chung, má ngoài bàn chân của bạn không được cao quá 30cm so với mặt đất. Tuy nhiên, đá cầu bằng má ngoài không có yêu cầu cụ thể về chiều cao tối đa của quả cầu như hai kiểu đá cầu trước. 

Cách luyện tập kiểu đá cầu này cũng tương tự với đá cầu bằng má trong. Để tránh các lỗi thường gặp, bạn có thể đá cầu về phía tường hoặc một cái cây. Tuy nhiên, bạn nên đứng cách tường hoặc cây một khoảng sao cho khi đá, chân của bạn không chạm vào chúng. Bởi vì nếu chạm vào tường, đầu gối của bạn sẽ không được thả lõng và đùi của bạn có thể sẽ bị nâng cao quá mức.

Hop

Đây là cách đá cầu sử dụng ba ngón chân hoặc cả phần mũi chân để đỡ cầu. Với cách đá này, bạn sẽ có thể cứu được những quả cầu sắp chạm đất. Để thực hiện, bạn thả lỏng phần khớp háng và khớp gối, sau đó nâng đùi về phía trước, tạo với cơ thể một góc 150-160 độ. Phần cẳng chân lúc này cũng sẽ được duỗi ra sao cho cầu chạm vào chân tại vị trí mũi chân. Khi cầu chạm vào chân, bạn hất mạnh mũi chân về phía trước để giúp cầu bay lên. Chiều cao tối đa của cầu không bị giới hạn như cách đá cầu bằng má trong hay đầu gối. Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh chiều cao của cầu để chuẩn bị tốt cho các đường cầu sau.

Bạn có thể đỡ cầu  bằng 3 ngón chân hoặc cả mũi chân

Cách luyện tập kỹ thuật đá cầu bằng mũi bàn chân tương tự như đá cầu bằng má trong. Tuy nhiên, bạn nên giữ cầu bay ở tầm thấp, tốt nhất là không nên cao quá thắt lưng, để dễ dàng đón cầu và chuẩn bị cho những cú đá tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể đá cầu vào tường hoặc cây cối để tập luyện.

Đá cầu là một môn thể thao đơn giản và thú vị mà bạn có thể chơi hằng ngày. LEEP.APP hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những cách đá cầu hay và bổ ích. Để tìm hiểu thêm về đá cầu cũng như những môn thể thao và cách luyện tập giúp tăng cường sức khỏe, bạn hãy tải ngay LEEP.APP về máy nhé. 

Nguồn tham khảo

Complete and Overall Introduction to Chinese Shuttlecock //www.okhelen.com/2018/05/chinese-shuttlecock.html Ngày truy cập 25/12/2020

Video liên quan

Chủ Đề