Hướng dẫn tắm nắng cho trẻ đúng cách

Tác dụng lớn nhất của việc cho bé tắm nắng là bổ sung vitamin D giúp cho xương và răng của bé chắc khỏe. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm tra lại các bước dưới đây để chắc chắn rằng mình đang tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách nhé.

Tắm nắng rất tốt cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và kích hoạt da sinh vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn nhất.

Tắm nắng cho trẻ không đúng cách có thể gây những “tác dụng ngược”, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của con

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ là tốt nhất?

Trước khi tìm hiểu về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào, mẹ cần lựa chọn thời gian tắm nắng tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì điều này rất quan trọng.

Khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D. Trong ngày, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Trong khoảng thời gian từ 6-8 giờ, tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu, thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

Ngược lại, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ canxi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.

Mẹ nên lưu ý khoảng thời gian từ 10-16 giờ, tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng. Tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.

Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh là bao lâu?

Ngoài thời điểm tắm nắng cho bé như trên thì mẹ lưu ý nên tắm nắng cho bé bao lâu là đủ. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20, 30 phút cho những ngày tiếp theo.

Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.

Lưu ý là nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 3-5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, và bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngược lại thì thời gian tắm nắng cho trẻ vào mùa hè mẹ nên ưu tiên phơi nắng bé vào sáng sớm để ánh nắng không quá gắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Hướng dẫn mẹ tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

  • Giai đoạn chuẩn bị: Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của bé, cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút, và tiếp tục tăng thời gian lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.
  • Tắm nắng cho trẻ: Cho bé mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau ở ngày thứ 4. Những ngày tiếp theo, cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày. Thời gian tắm không nên quá 30 phút mỗi ngày.

Đối với trường hợp trẻ bị vàng da nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Cho bé tắm nắng khoảng 30 phút buổi sáng hoặc chiều, lúc nắng nhẹ.

Ánh nắng mặt trời có thể giúp những đứa trẻ vàng da nhẹ nhanh hết nhưng không thể điều trị được trường hợp vàng da sơ sinh nặng.

Lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ tắm nắng

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh hợp lý sẽ nhận được lợi ích to lớn chính là tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy sức sống cho các tế bào. Các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có khả năng diệt khuẩn rất mạnh, khi chúng ta ở dưới ánh nắng từ nửa tiếng trở lên thì các vi khuẩn thông tường và một số độc bệnh sẽ bị tiêu diệt.

Không những vậy, dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì thói quen tắm nắng còn đem lại tác dụng điều tiết nhất định đối với cơ thể và tâm lý. Tắm nắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng hiệu quả trao đổi chất, điều chỉnh thần kinh trung khu, từ đó giúp cơ thể thư giãn và cảm giác vô cùng dễ chịu. Với trẻ em, tia tử ngoại của ánh nắng tự nhiên nếu tận dụng thích hợp còn kích thích tái tạo hồng cầu trong tủy, nâng cao chức năng tạo máu nên giúp phòng ngừa thiếu máu cho bé.

Mẹ biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh còn giúp cơ thể con người nhận được vitamin D tự nhiên. Nguồn vitamin D3 sẵn có trong da sau khi được tia tử ngoại của ánh nắng kích thích sẽ chế tạo và chuyển đổi thành vitamin D. Nói về tác dụng của vitamin D thì phải kể đến hiệu quả hấp thu canxi, magie, là yếu tố giúp xương bé chắc khỏe.

Những lưu ý khi mẹ thực hiện cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ không nên tắm nắng cho trẻ ở những nơi gió lộng, nên chọn nơi thoáng đãng, có nhiều nắng.
  • Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt của bé.
  • Nếu tắm cho bé trong phòng, nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.
  • Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
  • Cho bé uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng. Nếu là mùa hè, mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng.
  • Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.
  • Nên mặc ít áo cho bé, để hở da càng nhiều càng tốt.
  • Trong lúc tắm nắng, nếu thấy chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh, mẹ nên cho bé uống chút nước lọc ngay và lấy nước ấm lau người bé.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, không phải ngày nào cũng có nắng đẹp để mẹ có thể cho con tắm nắng. Vì vậy, mẹ nên tìm cách bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua thực phẩm hoặc thuốc bổ sung. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng cần được bổ sung 400 IU mỗi ngày, ngay cả khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin D. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, không tự ý mua thuốc bổ sung cho bé nếu không có chỉ định. Thừa vitamin D có thể gây tác động xấu đến sức khỏe bé cưng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề