Mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng bị ho, có phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm không?

Trong giai đoạn 3 tháng tuổi, sức đề kháng của các bé còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ho thường đi kèm các triệu chứng khác như sổ mũi, sốt nhẹ. Để xác định chính xác triệu chứng ho của bé nhà mình có phải là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm, có đáng lo ngại không, các mẹ nên căn cứ vào biểu hiện ho của bé là nhẹ hay nặng; từ đó có cách điều trị thích hợp.

1. Bé 3 tháng bị ho nhẹ

1.1 Biểu hiện ho nhẹ

Tình trạng bé 3 tháng bị ho nhưng được xem là chỉ ở mức độ nhẹ nếu bé ho ít, thỉnh thoảng mới ho, mỗi lần ho thì không kéo dài…, đồng thời bé vẫn tỉnh táo, chơi đùa bình thường với mọi người. Lúc này, chị em không cần phải quá lo lắng, mà nên chú ý tới việc đảm bảo chăm sóc thiết yếu tại nhà cho bé.

Nếu bé ho nhẹ, các mẹ không cần quá lo lắng

1.2 Cách chăm sóc bé 3 tháng bị ho nhẹ

- Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân cho bé và vệ sinh môi trường xung quanh, tránh ô nhiễm, khói bụi.

- Giữ ấm, cho bé ngủ ở phòng kín gió, không đưa bé ra ngoài nhằm tránh gió cho bé

- Không cho bé nằm trong phòng máy lạnh, không để máy quạt xông thẳng vào người bé, dễ khiến tình trạng ho nặng hơn.

- Không đưa bé 3 tháng bị ho đến những nơi đông người.

- Vẫn cho bé tiếp tục bú mẹ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé để tăng khả năng miễn dịch, chống lại bệnh.

- Không tự ý dùng kháng sinh cho bé khi được được sự hưỡng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra các chị em cũng có thể tham khảo những mẹo nhỏ sau đây giúp bé 3 tháng bị ho nhẹ có thể nhanh chóng khỏi bệnh:

Thứ nhất, các mẹ có thể dùng gừng và muối ngâm chân cho bé theo hướng dẫn sau: Giã nát 1 củ gừng, trộn đều với 1 muỗng canh muối ăn được pha loãng với nước ấm khoảng 40 độ C. Sau đó ngâm chân cho bé tầm 20 phút, vừa ngâm vừa mát xa cho bé, thỉnh thoảng cho thêm nước ấm để duy trì nhiệt độ.

Nên giữ ấm cho bé, đặc biệt là đôi chân

Sau đó, các mẹ hãy lau khô, thoa ít dầu gió chuyên dành cho bé sơ sinh, mang tất cho bé.

Thứ hai, các mẹ có thể dùng lá hẹ và đường phèn để trị bệnh đường hô hấp cho bé: Thái nhỏ 5 lá hẹ và hấp cách thủy với đường phèn, rồi chắt lấy nước và cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2 muỗng cà phê.

Điều này sẽ làm dịu cơn ho của bé, giúp bé nhanh chóng bình phục. Để an tâm hơn, các mẹ nên đưa bé đám khám tại các cơ sở y tế.

2. Bé 3 tháng bị ho nặng

2.1 Biểu hiện ho nặng

Tình trạng bé 3 tháng bị ho được xem là nặng khi có các dấu hiệu sau: cơn ho xuất hiện liên tục đi kèm sốt cao trên 38 độ C , ho ra đờm nhớt màu vàng, xanh lá cây hoặc có máu, đồng thời bé tỏ ra uể oải, mệt mỏi, lười bú mẹ. Đặc biệt, nếu bé ho mà kèm thêm các biểu hiện như:

- Nôn nhiều, nôn liên tục trong vòng 24h

Khi bé ho kèm theo nôn, các mẹ phải đặc biệt chú ý!

- Thở nhanh, thở khó, thở khò khè

- Nước tiểu vàng, có biểu hiện mất nước : khô miệng, khô da...

- Tiêu chảy nặng trong vòng 24h

- Bụng bé sưng phồng, căng tròn, nhạy cảm hơn

- Hoạt động kém, mất dần ý thức

2.2 Điều trị bé 3 tháng bị ho nặng

Khi bé 3 tháng bị ho nặng, các mẹ cần đưa con mình đến gặp bác sĩ ngay để nhận được lời khuyên cũng như sự điều trị kịp thời, hiệu quả. Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc trị ho khi chưa được hướng dẫn và chỉ định kê toa của thầy thuốc. Nếu có chỉ định dùng thuốc kháng sinh, các mẹ phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn, không tự cắt giảm liều lượng, không tự ý ngưng thuốc khi thấy bé hết ho…

Nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi bé bị ho nặng

Như vậy, tùy vào tình trạng bé 3 tháng tuổi bị ho như thế nào, các mẹ nên lựa chọn cách chăm sóc, điều trị hợp lý cho bé. Lời khuyên cho các mẹ là dù bé bị ho nhẹ hay nặng thì trước hết các mẹ cũng nên giữ vệ sinh và đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Điều này sẽ giúp các bé nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc các chị em chăm con thật tốt!

Mỹ Tiên tổng hợp

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi được nhiều bà mẹ quan tâm. Trong thời gian 2 tháng tuổi, sức đề kháng của bé rất yếu, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các virut tấn công gây nên các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, ho… Như vậy làm sao để đề phòng và làm cách nào để chữa ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng. Mời bạn tham khảo bài viết này nhé.

[ Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, nguồn ảnh internet ]

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Đầu tiên mình phải tìm hiểu về những nguyên nhân khách quan gây ra bệnh ho của trẻ sơ sinh, các mầm bệnh từ môi trường xung quanh, trẻ được 2 tháng tuổi , sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non nớt, do đó rất dễ bị tấn công đặc biệt đối với các trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh lý hô hấp bẫm sinh, trẻ không được bú sữa mẹ.. Các phản ứng của cơ thể để tự bảo vệ sức khỏe mình,giúp tống xuất các chất bài tiết [đờm, nước mũi], các dị vật gây kích thích và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp ra ngoài, giúp làm sạch đường thở Khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho, bố mẹ hãy quan sát kỹ triệu chứng ho của trẻ vì dấu hiệu của cơn ho sẽ giúp bố mẹ xác định được nguyên nhân trẻ bị ho do đâu.

  • Ho khan:  Ho khan thường xảy ra khi thanh quản bị viêm hoặc đó là phản ứng của khí quản khi nhiệt độ xuống thấp khi về đêm.Đây là loại ho thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh.
  • Cơn ho kéo dài, xuất hiện tự nhiên hoặc do một kích thích nhỏ. Ban đầu trẻ chỉ xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều, ho dữ dội kèm theo tiếng thở rít,trẻ bị sốt nhẹ. Sau mỗi cơn ho, da mặt trẻ tím tái do bị ngưng thở, chảy nước mũi, nôn trớ nhiều đờm. Đó chính là những dấu hiệu của bệnh ho gà.
  • Ho đột ngột sau đó kéo dài dai dẳng, kèm theo tiếng thở rít: Có thể trẻ bị hen suyễn do tiếp xúc với khói thuốc lá, lông thú nuôi, bụi, phấn hoa,
  • Ho dai dẳng kéo dài đi kèm với khó thở, sốt cao 39 – 40°C hoặc cao hơn: Có thể trẻ bị  viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm họng cấp.
  • Ho kèm theo tiếng thở khò khè: Do đường thở phía dưới của trẻ tăng tiết dịch nhầy, thường do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc có dị vật gây vướng trong khí quản của trẻ.
  • Ho kéo dài hoặc thường xuất hiện vào ban đêm: Do trẻ bị dị ứng thời tiết, hoặc bị nhiễm lạnh.

Cách trị ho sai lầm cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị viêm amidan , tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

  • Kiêng ăn tôm, cua, gà khi trẻ bị ho.
  • Vội vàng dùng thuốc kháng sinh
  • Dừng thuốc khi thấy trẻ mới đỡ ho.
  • Sử dụng thuốc ức chế ho ngay khi trẻ bị ho.
[ Có nên Kiêng ăn cua gà khi trẻ dưới 2 tháng tuổi bị ho – Nguồn Ảnh internet ]

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng bài thuốc dân gian

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh

  • Nơi vùng ngực của trẻ, các bạn nên thường xuyên giữ ấm,không những thế các mẹ cũng thường xuyên giữ ấm chấn tay cho trẻ sơ sinh nhé.

Tắm cho trẻ sơ sinh

Luôn luôn vệ sinh cho bé được sạch sẽ và thoáng mát, Nhiều cha mẹ quan niệm rằng khi trẻ bị ho thì không nên tắm cho trẻ. Tuy nhiên, quan niệm này không những sai lầm mà còn có thể khiến tình trạng trẻ nặng hơn. Tắm bằng nước ấm nới lỏng sự tắc nghẽn trong lồng ngực của trẻ nhỏ giúp trẻ giảm ho.

[ Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không – nguồn ảnh internet]

Thảo dược dân gian

Trộn 4 muỗng canh dầu ô liu và 2 giọt dầu khuynh diệp, cây xô thơm, hương thảo và dầu bạc hà vào một cái bát. Xoa hỗn hợp đó lên ngực của bé khi bé đang ngủ. Điều này sẽ giảm bớt ho và làm dịu đường hô hấp của bé.

Trà cam thảo

Trà cam thảo có tác dụng làm dịu mát cổ họng và dường hô hấp giúp bé giảm ho nhanh chóng. Tùy thuộc vào độ tuổi mà cha mẹ nên cho trẻ uống một cách phù hợp. không những thế Trà cam thảo có vị ngọt nên có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh.

Sữa là sữa tốt tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị ho mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp chất lỏng vào cơ thể của trẻ đẩy vi khuẩn ra bên ngoài vì Sữa mẹ cũng có thể làm dịu cổ họng và chữa ho cho trẻ cũng rất hiệu quả.

[ Trẻ bú sữa mẹ làm tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh – Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, nguồn ảnh internet: ]

Lá hẹ hấp đường phèn

Lá hẹ rửa sạch cho thêm một ít đường phèn vào đem đi hấp cách thủy và cho trẻ uống bởi vì Lá hẹ hấp đường phèn cũng là một trong những cách trị ho cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả.

Quả phật thủ

Quả phật thủ rửa sạch vỏ bên ngoài gọt thành từng miếng mỏng. Sau đó cho tất cả phần quả phật thủ đã sơ chế vào bát rồi đổ mạch nha, cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống.

Húng chanh và quất

Húng chanh và quất rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cho thêm một ít đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy khaorng 20 phút. Cho trẻ uống từ 1-2 lần trên ngày đến khi nào hết ho thì thôi. vì vậy Húng chanh và quất thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gain trị ho cho trẻ kể cả trẻ sơ sinh.

Hoa đu đủ đực

  • Lấy khoảng chục bông hoa đu đủ đực rửa sạch cho vào một chiếc chén. Tiếp theo, cho thêm một ít đường phèn vào đem đi hấp cách thủy hoặc hấp vào trong nồi cơm cho chín. Lấy ra và cho bé uống mỗi lần khoảng từ 1-2 thìa cà phê thôi nhé.
  • Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5 g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy lấy nước cho bé uống. Hàng ngày cho bé uống ½ thìa cà phê.

Cách chăm sóc với trẻ sơ sinh bị ho thông thường

  • Giữ ấm thân thể trẻ:  khi trẻ bị ho nên đeo quấn khăn vào cổ để có trẻ giữ ấm cho cổ họng, Tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng của trẻ,
  • Cho trẻ uống đủ nước:  Nếu trẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho từ nguồn gốc thảo dược hoặc tự chế như mật ong, tắt chứng hay các loại nước chữa ho từ rau má, nhọ nồi, dấp cá…Khi cơ thể trẻ bị ốm sẽ bị mất nước, cần đảm bảo đủ nước cho cơ thể trẻ.
  • Làm sạch và thông thoáng mũi: Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi nặng có thể dùng dung dịch natriclorua dưới 0,9% nhỏ từ 2-3 giọt mỗi bên sau đó dùng khăn mềm lau sạch đẻ rửa và làm sạch mũi.Trẻ bị ho kèm theo đó là ngạt mũi, chảy nước mũi vì vậy cần được làm sạch đúng cách. Không nên dùng miệng để mút mũi trẻ rất dễ nhiễm khuẩn, không dùng móng tay để lấy hỉ mũi làm tổn thương cơ mũi trẻ. Nên dùng các loại khăn xếp mềm để đưa vào mũi, làm sạch mũi trẻ.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn: Khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Các ông bố bà mẹ cần phải kiên trì, khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Trẻ bị ho không nên cho ăn quá no như vậy rất dễ khiến trẻ bị nôn trớ. Nên nấu cho trẻ các loại món dễ ăn như bột, cháo… và đảm bảo đủ 4 nhòm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Trẻ bị ho cần được đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống của trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với các chất bẩn, rất dễ làm tình trạng nặng hơn. Tuyệt đối không để trẻ ngậm các loại đồ chơi nhựa thiếu vệ sinh trong miệng.

Video liên quan

Chủ Đề