Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá

TTO - Chào bác sĩ. Năm nay em 22 tuổi. Gần đây em thường xuyên bị chuột rút (vọp bẻ) tại cẳng chân khi chơi bóng đá. Thưa bác sĩ, tình trạng này có nguy hiểm không? Cách xử trí như thế nào? Làm sao để đề phòng chuột rút?

  • ​Những điều cần biết khi bị chuột rút
  • Chuột rút chân vào ban đêm
  • Làm gì nếu chuột rút lúc ngủ?

Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá

Tiền vệ Đức Huy bị chuột rút trong hiệp thi đấu phụ của trận U-23 VN gặp Qatar hôm 23-1 - Ảnh: ANH TUẤN

TS.BS NGUYỄN ĐÌNH PHÚ (phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115) trả lời:

- Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co rút cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một vùng bắp thịt thường do hoạt động quá sức, làm bệnh nhân không tiếp tục cử động được.

Xét về tính chất, chuột rút không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xử trí không đúng cách và kịp thời, đặc biệt tại môi trường nước hay đang lái xe thì có thể dẫn đến tai nạn, chết đuối hoặc nếu tình trạng chuột rút thường xuyên xảy ra (trên 3 lần/tuần và kéo dài hàng tháng).

Cách xử trí ban đầu khi bị chuột rút lúc đang đá bóng: bạn phải lập tức dừng đá, cố gắng hít thở sâu và thả lỏng bắp thịt đang bị co rút. Tiếp tục dùng ngón tay cái ấn thật mạnh vào vùng bạn cảm thấy đau nhất, lúc này bạn sẽ rất đau nhưng cơn đau sẽ dịu đi ngay sau đó.

Đối với trường hợp của bạn (thường xuyên bị chuột rút) thì có thể đây là một dấu hiệu của bệnh lý. Vì thế bạn cần đến các phòng khám cơ xương khớp hay chuyên khoa thể thao để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và tiến hành các xét nghiệm liên quan, từ đó có phương án điều trị thích hợp.

Để đề phòng chuột rút những lần chơi bóng tiếp theo, bạn cần nghiêm túc hạn chế vận động mạnh khi vừa mới bị chuột rút. Khởi động thật kỹ và tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện. Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và hạn chế chất kích thích (cà phê, rượu, bia, thuốc lá...)

Được biết, chuột rút là hiện tượng co rút cơ đột ngột, gây đau nhói một vùng thịt và khiến bộ phận đó không thể di chuyển và cử động được.

Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá

Chuột rút không nguy hiểm, tuy nhiên cần được xử lý ngay để tránh căng cơ. Khi đang thi đấu trên sân, các cầu thủ sẽ ngay lập tức hỗ trợ nhau nếu ai đó bị chuột rút để tránh làm ảnh hưởng đến trận đấu cũng như giúp cơn đau này nhanh trôi qua.

Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá

Một cầu thủ có thể bị chuột rút bất cứ lúc nào khi đang đá bóng nếu cơ bắp hoạt động liên tục trong nhiều giờ. Khi đó, họ đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng và việc bị chuột rút là khó tránh khỏi dù chế độ tập luyện, ăn uống và ngủ nghỉ được đảm bảo.

Theo các bác sĩ, để xử lý hiện tượng chuột rút này, cần căng cơ ở vùng chuột rút, và chườm đá nóng hoặc lạnh.

Tối qua 10/10, trong trận đấu giữa ĐT Việt Nam và Malaysia, Văn Hậu đã bị chuột rút khi trận đấu đang còn khoảng 20 phút nữa. Lúc đầu, thủ môn Đặng Văn Lâm đã đến hỗ trợ bằng cách nhấn mạnh vào chân Văn Hậu, tuy nhiên khi chuột rút vẫn không biến mất, Văn Hậu phải cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ y tế.

Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá

Trường hợp chuột rút của Văn Hậu một phần có thể do thời gian nghỉ ngơi chưa được đảm bảo khi cầu thủ này mới trở về từ Hà Lan và trải qua hành trình giờ bay khá dài.

Nhìn chung, chuột rút là vô hại và có thể xảy đến với cầu thủ bất cứ lúc nào khi họ hoạt động trên sân quá nhiều và các khớp cơ không kịp thích nghi. Triệu chứng này có thể dễ dàng được xử lý mà không cần phương pháp điều trị phức tạp.

Chuột rút là hiện tượng cơ bắp bị co cứng không chủ động duổi ra được. Trong khi chơi đá bóng thường gặp hiện tượng chuột rút ở cơ tam đầu cẳng chân, nhóm cơ gấp ngón bàn chân thứ nhất và nhóm cơ bụng.

Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao

-Do bị lạnh: tập luyện trong những ngày thời tiết lạnh rét, nếu khởi động không kỹ thì cơ bắp dễ bị chuột rút. Hay bị nhiều nhất ở các môn bơi lội, điền kinh đặc biệt các môn bóng.

Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá

– Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi tập luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động tác ít được tập luyện;

– Vận động mạnh và quá sức, trong khi tập luyện và thi đấu, việc cơ bắp phải liên tục co rút nhanh và thả lỏng không đầy đủ hoặc quá ngắn, trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chuột rút, nguyên nhân này thường gặp ở những người mới tập hoặc trình độ tập luyện kém.

-Chơi thể thao trong môi trường quá nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải như kali, magie, calci, muối,… gây ra hiện tượng chuột rút khi chơi thể thao.

-Tập luyện mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm trao đổi chất giảm, trong cơ bắp bị tích tụ lượng axit lactic lớn. Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ bắp bị co cứng và gây ra hiện tượng chuột rútẢ

Cách xử trí chuột rút khi chơi thể thao

– Dừng vận động ngay;

-Kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại đến lúc cơ đó không tự co lại nữa, sau đó dùng các kỹ thuật xoa bóp để xoa bóp cục bộ các cơ bị chuột rút. Chú ý sử dụng lực xoa bóp tương đối mạnh, cuối cùng có thể bấm huyệt ủy trung, thừa sơn, dũng truyền.

Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá
Kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại
Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá
Bấm huyệt ủy trung
Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá
Bấm huyệt thừa sơn
Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá
Bấm huyệt dũng tuyến

– Nếu đang chơi thể thao trong thời tiết nóng thì cần vào nghỉ ở khu vực thoáng mát;

– Nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ bị đau. Thực hiện động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ ở tư thế đến khi hết bị co rút. Tránh làm những động tác gây đau và co rút cơ;

– Chườm nóng vùng cơ đang bị co rút trước, sau đó chườm lạnh vùng cơ đau;

– Uống bù nước và chất điện giải cho cơ thể;

– Nếu bị chuột rút khi chơi thể thao nhiều lần, hoặc bị chuột rút kéo dài, không cải thiện khi đã xử trí bằng các biện pháp trên, nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

Phòng ngừa chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút khi chơi thể thao có thể xảy ra nếu vận động quá nặng và không điều độ. Vì vậy, để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao cần duy trì lịch tập luyện đều đặn và với mức độ vừa phải, phù hợp với sức cơ thể.

Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt là các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.

Uống đủ nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao; Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.

Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao.

Nguyên nhân chuột rút ở cầu thủ bóng đá

Hi vọng trong khuôn khổ bài viết của trung tâm dạy bóng đá nam việt sẽ cho biết NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHUỘT RÚT TRONG KHI CHƠI ĐÁ BÓNG VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT giúp ích cho những người hay bị chuột rút biết cách phòng tránh, cũng như các HLV biết cách sơ cứu VĐV bị chuột rút.

Tại sao cơ hiện tượng chuột rút sinh 8?

Chuột rút hay còn gọi vọp bẻ, tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt như cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng, làm bạn không tiếp tục cử động được.

Làm thế nào để không bị chuột rút khi đá bóng?

Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao; Bổ sung các chất điện giải: Chuột rút có thể do thiếu hụt natri và kali. Vì vậy, để phòng tránh chuột rút khi đá bóng hoặc các môn thể thao khác, có thể thay thế nước uống thông thường bằng các loại nước cung cấp bổ sung các chất điện giải.

Hiện tượng chuột rút là như thế nào?

Chuột rút là gì? cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân. Chuột rút xảy ra vào đêm thường những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân.

Tại sao các cầu thủ bóng đá bị chuột rút?

Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất của việc đá hay chuột rút là do luyện tập khởi động không đủ, không đúng cách, không đúng kỹ thuật, khiến các cơ bị co giật với các phản ứng hoặc cử động đột ngột, dễ dẫn đến đình trệ. Axit lactic kích thích dây thần kinh trong tủy sống gây ra các cơn co thắt.