Người mắc bệnh mạn tính là gì

Bệnh mạn tính được coi là vấn nạn của thế kỷ 21. Số lượng người bệnh mạn tính đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng, sự phát triển kinh tế của từng gia đình và toàn xã hội.

Thực hiện chiến lược Quốc gia trong phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025, Bệnh viện Lão khoa TW đã và đang triển khai hiệu quả hoạt động quản lý, điều trị 5 bệnh mạn tính gồm: Đái tháo đường, Bệnh lý tim mạch mạn tính, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], Sa sút trí tuệ - Alzheimer và Parkinson.

Người bệnh khi tham gia chương trình Quản lý bệnh mạn tính tại Bệnh viện Lão khoa TW được thụ hưởng những quyền lợi:

- Được khám, tư vấn và điều trị bởi các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành về Lão khoa trong các lĩnh vực Tim mạch, Nội tiết, Thần kinh....

- Được hưởng quyền lợi theo đúng mức ghi trên thẻ BHYT. Có giấy hẹn khám lại theo lịch rõ ràng của từng tháng.

- Được sử dụng các loại thuốc mới nhất, tùy theo loại bệnh, với chi phí theo quy định về chế độ BHYT của Nhà nước.

- Được xét nghiệm định kỳ, tùy theo loại bệnh, bằng máy móc hiện đại như máy MRI 1.5 Tesla; CT 256 dãy, X-quang kỹ thuật số, hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm, máy đo mật độ xương, máy ghi điện não đồ, máy ghi điện cơ...

- Được hưởng chế độ chăm sóc toàn diện. Không nằm ghép.
 

Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân tại BV Lão khoa Trung ương.

Đối tượng tham gia:

- Người bệnh có BHYT khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa TW.

- Người bệnh trên 50 tuổi, có giấy chuyển tuyến với chẩn đoán thuộc một trong năm nhóm bệnh của chương trình: Parkinson; Sa sút trí tuệ- Alzheimer; COPD; Bệnh tim mạch mạn tính [gồm: Tăng huyết áp có biến chứng, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Suy tim, Bệnh tim có can thiệp.]

- Người bệnh không có BHYT chấp thuận tham gia chương trình, cam kết tuân thủ chế độ điều trị, tự chi trả các chi phí khám chữa bệnh.

Các giấy tờ cần thiết để hưởng chế độ BHYT:

- Chứng minh nhân dân và thẻ BHYT ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa TW.

Hoặc:

- Giấy giới thiệu chuyển BHYT đúng tuyến có ghi chẩn đoán một trong các bệnh: Đái tháo đường, Bệnh lý tim mạch mạn tính, Parkinson, Sa sút trí tuệ- Alzheimer, COPD

- Chứng minh nhân dân và thẻ BHYT còn hạn.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: Bệnh viện Lão khoa TW– số 1A Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 02435773888 hoặc 0702138063 [Bs Trần Văn Lực-phòng KHTH] để được hướng dẫn.

Từ năm 2020, Người bệnh Parkinson hoặc Alzheimer trên 60 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa TW.

Theo: Sức khỏe đời sống [suckhoedoisong.vn]

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Kiến thức y khoa

Thứ Năm ngày 29/09/2022

  • Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?
  • Bệnh lý còn ống phúc tinh mạc ở trẻ em
  • Làm thế nào để tăng cơ bắp hiệu quả?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính, nhiều bệnh nhân không hiểu khái niệm mãn tính là gì dẫn đến chủ quan trong quá trình sống chung với bệnh. Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về các bệnh mãn tính và một số căn bệnh phổ biến thường gặp.

Bệnh mãn tính là một trong các nhóm bệnh chính xảy ra với con người. Mức độ mắc bệnh nặng hay nguy hiểm sẽ còn tùy thuộc vào từng loại bệnh. Hiểu được mãn tính là gì cùng các căn bệnh thường nhật sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong quá trình kiểm soát bệnh, từ đó hạn chế tối đa các biến chứng.

Giải đáp: Bệnh mãn tính là gì?

Bệnh mãn tính còn có tên gọi khác là bệnh mạn tính, chỉ tình trạng một căn bệnh kéo dài trên 1 năm. Bệnh không thể được điều trị dứt điểm mà cần phải có sự can thiệp từ y tế liên tục. Những căn bệnh khiến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày gặp trở ngại cũng được xếp vào nhóm bệnh mạn tính.

Bệnh mãn tính là gì? Là những căn bệnh kéo dài trên 1 năm

Để hiểu rõ bệnh mãn tính là gì, bạn hãy tham khảo các đặc điểm nhận dạng bệnh mãn tính là:

  • Bệnh kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm.

  • Diễn tiến của bệnh phức tạp, tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ rệt ban đầu.

  • Không lây nhiễm từ người này sang người khác qua bất cứ con đường nào.

  • Không thể chữa khỏi bằng thuốc hay các biện pháp y tế, không thể phòng ngừa bằng vaccine, không thể tự khỏi.

  • Bệnh nhân có thể sống chung hòa bình với bệnh nếu được kiểm soát sức khỏe tốt, ngăn ngừa yếu tố nguy cơ khiến bệnh trở nặng.

  • Bệnh chuyển biến nặng có thể khiến bệnh nhân bị tàn tật do di chứng.

  • Xuất hiện nhiều với nhóm người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên người trẻ đang có xu hướng mắc bệnh ngày càng cao.

Những căn bệnh mãn tính thường gặp

Nhóm người từ sau 50 tuổi thường mắc bệnh mãn tính. Tại Việt Nam, cứ 10 người sẽ có 7 người mắc ít nhất một chứng bệnh mãn tính. Dưới đây là một số căn bệnh mãn tính phổ biến:

Bệnh tim

Tim mạch là căn bệnh mãn tính có tỉ lệ người mắc rất cao. Triệu chứng điển hình của bệnh tim là đột quỵ và đau tim. Tại các quốc gia phát triển, số lượng người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh cũng đang tăng cao.

Các nguyên nhân rõ rệt nhất dẫn đến bệnh tim mạch cùng nhiều vấn đề khác về sức khỏe là do 3 thói quen xấu hàng ngày như sau:

  • Hút thuốc lá.

  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.

  • Lười vận động.

Ung thư

Ung thư được xếp vào danh sách bệnh mãn tính nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong dù ở bất kỳ giai đoạn nào. Gánh nặng trong quá trình điều trị bệnh ung thư cũng khiến kinh tế nhiều gia đình suy kiệt, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Trong các căn bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ cao nhất là ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú. Bệnh nhân trên 50 tuổi có tỷ lệ tử vong cao.

Ung thư là một trong những căn bệnh mãn tính nguy hiểm

Nếu được phát hiện ung thư giai đoạn sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp, đa phần người bệnh sẽ sống lâu hơn 5 năm. Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cải thiện môi trường sống nhằm loại bỏ yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Hen suyễn

Hen suyễn còn có tên gọi là hen phế quản, đây là một triệu chứng mãn tính của đường hô hấp. Bệnh nhân lên cơn hen thường thở khò khè, khó thở, thở rít, cơn ho nặng, nhất là ho vào sáng sớm và ban đêm, đau tức ngực, hụt hơi, mất ngủ do không thở được, thậm chí ngưng thở tạm thời.

Người bệnh hen suyễn không được kích động. Nếu có sự lo âu, sợ hãi, giận dữ hay buồn bực, thần kinh người bệnh sẽ căng thẳng dẫn đến triệu chứng hen suyễn càng thêm nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào thuốc Tây để làm đường thở thông thoáng, giảm phù nề, sưng viêm… nhằm giúp bạn dễ thở hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tập thở đúng cách, vận động nhẹ nhàng, giữ mức cân nặng phù hợp để làm giảm phụ thuộc vào thuốc, loại bỏ tác nhân khiến đường hô hấp dị ứng.

Viêm khớp

Viêm khớp là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bị đau nhức, hạn chế vận động. Thông qua phương pháp vật lý trị liệu, massage, tập vận động nhẹ nhàng, châm cứu, bấm huyệt… tình trạng viêm khớp có thể thuyên giảm. Các phương pháp này có tác dụng làm giảm tình trạng xơ cứng khớp, giảm đau quanh khớp, tăng cường sức khỏe và độ chắc chắn của cơ bắp quanh khớp.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 2 là chứng bệnh mạn tính nguy hiểm. Bệnh khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt cho người bệnh. Tỷ lệ người mắc tiểu đường ngày càng tăng cao. Theo thống kê, có khoảng 7 triệu người từ 65 tuổi trở lên phải đối mặt với bệnh tiểu đường, chủ yếu là tiểu đường type 2. Bạn cần lưu ý phát hiện bệnh sớm để chủ động phòng ngừa và điều trị. Khi được chẩn đoán bị tiểu đường, người bệnh cần cải thiện chăm sóc sức khỏe, tuân thủ phác đồ điều trị nhằm tự kiểm soát bệnh tốt nhất.

Tiểu đường là bệnh mãn tính có tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 thế giới

Các ảnh hưởng của bệnh mãn tính

Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thường bị cơn đau hành hạ, khó chịu về mặt thể xác nên tâm trạng khó có thể vui vẻ. Mặc dù vậy, người bệnh hãy cố gắng chăm sóc bản thân, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh được tốt hơn. Một số ảnh hưởng khi bạn mắc bệnh mãn tính có thể kể đến là:

  • Thể chất, sức khỏe, ngoại hình suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị rối loạn tinh thần, lo âu, trầm cảm, chán chường, tự ti, nóng giận, buồn bực. Tuy vậy, bạn vẫn có thể kiểm soát được tình trạng này.

  • Tài chính bị ảnh hưởng: Triệu chứng bệnh mãn tính khiến sức khỏe suy giảm, người bệnh không thể làm việc với cường độ như trước. Trong trường hợp bệnh nhân bị liệt người, hạn chế suy nghĩ, hạn chế vận động thì nguồn thu nhập cũng bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, chi phí điều trị khá cao gây ra nhiều áp lực để điều kiện tài chính.

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Người bệnh bị lo âu, bế tắc, lo lắng cho tương lai, sợ làm phiền đến người thân, cảm giác tự trách…

  • Vấn đề về tinh thần, cảm xúc tiêu cực xảy ra với người bệnh và những người xung quanh.

Tinh thần của bệnh nhân mãn tính thường suy sụp

Biện pháp sống chung với bệnh mãn tính

Khi đã biết bệnh mãn tính là gì thì điều quan trọng là bệnh nhân hãy học cách sống chung hòa bình với bệnh. Dưới đây là một số cách giúp người bệnh cải thiện cảm xúc tiêu cực, kiểm soát tâm trạng bản thân:

  • Luôn cập nhật thông tin và kiến thức về bệnh để đánh bại cảm xúc bất lực, mất kiểm soát.

  • Giữ tinh thần cởi mở, lạc quan, sẵn sàng đón nhận hỗ trợ tinh thần từ những người xung quanh.

  • Xây dựng mục tiêu dài hạn, ngắn hạn để khôi phục sức mạnh của bản thân, không bị lạc lối khi nghĩ về tương lai.

Bệnh mãn tính có thể là một ác mộng đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu học được cách kiểm soát và sống chung với bệnh, bạn vẫn sẽ có được một đời sống bình yên, an vui và hạnh phúc.

Sống chung với các căn bệnh mãn tính thực sự là một thử thách đối với người bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên về bệnh mãn tính là gì từ nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh mỗi ngày để sức khỏe luôn ổn định nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • mãn tính
  • sức khỏe tổng quát

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Chủ Đề