Sự nóng chảy và đông đặc là gì

❮ Bài trước Bài sau ❯

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Câu hỏi trang 35 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Sự nóng chảy là gì, sự đông đặc là gì?

Trả lời:

 + Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. 

+ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là thể đông đặc.

Nội dung chính Show

  • 1. Sự đông đặc là gì?
  • 2. Nóng chảy là gì?
  • 3. Đặc điểm sự nóng chảy của các chất rắn:
  • 4. Đặc điểm sự đông đặc của các chất rắn:
  • 5. Ý nghĩa của nhiệt độ nóng chảy
  • I. Sự nóng chảy
  • II. Sự đông đặc
  • III. Mối liên hệ giữa quá trình đông đặc và quá trình nóng chảy
  • IV. Bài tập
  • Video liên quan

Quảng cáo

SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy [hay đông đặc] ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

- Trong thời gian nóng chảy [hay đông đặc] nhiệt độ của vật không thay đổi.

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Câu hỏi: Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc

Trả lời:

Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc.

- Giống nhau:

+ Sự nóng chảy và sự đông đặc đều là quá trình chuyển thể giữa thể rắn và thể lỏng.

+Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.

+Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là các giá trị xác định.

+Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Tức là nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

- Khác nhau:

+Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

+Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

+Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình ngược nhau

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về sự nóng chảy và sự đông đặc, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Sự đông đặc là gì?

-Đông đặc là một quá trình chuyển trạng thái khi một chất chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi nhiệt độ của nó giảm xuống dưới nhiệt độ đông đặc.

-Đối với hầu hết các chất, quá trình nóng chảy và đông đặc xảy ra ở cùng một nhiệt độ; Tuy nhiên, một số chất có nhiệt độ chuyển trạng thái rắn-lỏng khác nhau.

-Ví dụ thạch cho thấy có độ trễ giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc. Nó nóng chảy tại 85 °C [185 °F] và đông đặc từ 32 °C đến 40 °C [89.6 °F đến 104 °F].

2. Nóng chảy là gì?

- Nóng chảy là một quá trình vật lý đặc trưng với quá trình chuyển đổi của một chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Nóng chảy xảy ra khi nội năng của chất rắn tăng lên, thường là do nhiệt hoặc áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn đến nhiệt độ nóng chảy.

-Ở nhiệt độ nóng chảy, trật tự của các ion hoặc phân tử trong chất rắn bị giảm xuống thành trạng thái kém trật tự hơn, và chất rắn tan chảy trở thành chất lỏng.

3. Đặc điểm sự nóng chảy của các chất rắn:

-Mỗi chất rắn kết tinh [ứng với một cấu trúc tinh thể] có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.

-Các chất rắn vô định hình [thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,…] không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

-Đối với đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. [Riêng nước đá lại có khối lượng riêng nhỏ hơn so với nước].

-Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

4. Đặc điểm sự đông đặc của các chất rắn:

-Quá trình chuyển từ thể lỏng sáng thể rắn gọi là sự đông đặc.

-Hầu hết các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định.

-Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. Các chất khác nhau thì nhiệt độ đông đặc khác nhau.

5. Ý nghĩa của nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ nóng chảy vó vai trò rất lớn trong cả khoa học, vật lý và nền công nghiệp hiện nay.

- Trong lĩnh vực nghiên cứu

Đối với lĩnh vực khoa học và vật lý, nhiệt độ nóng chảy giúp các nhà nghiên cứu nhận diện được một chất kim loại thông qua điểm nóng chảy của nó. Xác định được kim loại đó là gì? Biết kim loại nào có nhiệt độ thấp nhất. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Hoặc xây dựng những ứng dụng liên quan đến nhiệt độ nóng chảy của vật liệu. Từ đó ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau một cách hiệu quả. Như luyện kim, chế tạo, gia công cơ khí, đúc kim loại, làm khuôn, và các lĩnh vực khác phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

-Đối với gia công cơ khí

Đối với ngành cơ khí, việc nắm được nhiệt độ nóng chảy của các chất có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp việc gia công, chế tạo sản phẩm được đơn giản hơn. Các chuyên gia có thể tính toán thời gian đổ khuôn, nung chảy, đông đặc của sản phẩm một cách chính xác. Điều này giúp công việc sản xuất cơ khí được hiệu quả. Đồng thời, mang tới những giải pháp dự phòng cần thiết cho công việc của mình để xử lý những trường hợp khẩn cấp.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại sẽ phục vụ nhiều trong lĩnh vực gia công cơ khí

Ngoài ra, nhiệt độ nóng chảy của các loại hợp kim còn có ý nghĩa quan trọng khác. Nó ảnh hưởng tới độ bền kéo, trọng lượng riêng cũng như khả năng kháng oxy hóa của vật liệu… Khi thiết kế hoặc gia công một sản phẩm. Các kỹ sư sẽ xem xét các tính năng này của kim loại có phù hợp để làm sản phẩm như dự định hay không? Chính vì thế, yếu tố này có vai trò rất lớn nhằm lựa chọn ra được vật liệu gia công phù hợp.

Câu hỏi: So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước?

Trả lời:

Nhiệt độ nóng chảy,và đông đặccủa nước là giống nhau, cùng ở 0 độ C,chỉ khác nhau ở chiều thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng hay từ lỏng sang rắn.

Nước đá sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở 0 độ C,vànước cũng sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn [nước đá] ở 0 độ C.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về nóng chảy và đông đặc nhé!

I. Sự nóng chảy

1. Sự nóng chảy là gì?

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Ví dụ:

Ban đầu khi chưa thắp sáng, cây nến ở thể rắn. Khi thắp nến, phần ở đầu nến tiếp xúc với ngọn lửa nóng chuyển sang thể lỏng.

Viên nước đá [ở thể rắn] khi đưa từ nơi trữ lạnh ra ngoài không khí bị tan ra [thành thể lỏng]

2. Đặc điểm của sự nóng chảy

- Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

3. Lưu ý

Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật vẫn thay đổi.

II. Sự đông đặc

1.Sự đông đặc là gì?

Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ví dụ:

2. Đặc điểm của sự đông đặc

- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

- Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

III. Mối liên hệ giữa quá trình đông đặc và quá trình nóng chảy

*Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau.

*Lưu ý:

- Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật vẫn thay đổi.

- Đối với cùng một vật, nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy, gọi chung là nhiệt độ nóng chảy.

- Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy thì thể tích tăng, hay khi đông đặc thì thể tích giảm. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt như: đồng, gang hay nước thì khi đông đặc thể tích của chúng lại tăng.

- Các chất khi nóng chảy hay đông đặc mà gặp vật cản cũng gây ra một lực rất lớn.

IV. Bài tập

1. Trắc nghiệm về sự nóng chảy

Câu 1:Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là

A.-80oC

B.0oC

C.800oC

D.80oC

Câu 2:Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A.Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước

B.Đốt một ngọn nến

C.Đốt một ngọn đèn dầu

D.Đúc một cái chuông đồngđồng

Câu 3:Ở nhiệt độ trong lớp học, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?

A.Thủy ngân

B.Nhôm.

C.Rượu

D.Nước

Câu 4:Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?

A.Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng

B.Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định

C.Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định

D.Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi

Câu 5:Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?

A.Sương đọng trên lá cây

B.Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

C.Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài

D.Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước

Câu 6:Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần.

B.Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm.

C.Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi.

D.Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng.

Câu 7:Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?

A.Đốt một ngọn nến

B.Đun nấu mỡ vào mùa đông

C.Pha nước chanh đá

D.Cho nước vào tủ lạnh để làm đá

Câu 8:Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?

A.Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.

B.Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.

C.Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.

D.Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.

Câu 9:Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi nào?

A. Đun nóng vật rắn bất kì.

B. Đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.

C. Đun nóng vật trong nồi áp suất.

D.Đun nóng vật đến 100oC.

Câu 10:Nhiệt độ nóng chảy của bạc là bao nhiêu?

A.-960oC

B.96oC

C.60oC

D.960oC

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

B

A

D

C

D

A

B

D

2. Trắc nghiệm về sự đông đặc

Câu 1:Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó...

A.Không thay đổi

B.Mới đầu tăng, sau giảm

C.Không ngừng tăng

D.Không ngừng giảm

Câu 2:Khi đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần, khi tới 80oC nhiệt độ của băng phiến ngừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi lúc đó băng phiến tồn tại ở thể nào?

A.Chỉ có ở thể hơi

B.Chỉ có ở thể rắn

C.Chỉ có ở thể lỏng

D.Chỉ có ở thể rắn và lỏng

Câu 3:Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A.Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B.Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C.Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D.Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Câu 4:Câu phát biểu nào sau đây là sai?

A.Quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc là hai quá trình ngược nhau

B.Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó

C.Trong thời gian nóng chảy [hay đông đặc], nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi.

D.Cả ba câu trên đều sai

Câu 5:Nhiệt độ đông đặc của rượu là -117oC, của thủy ngân là -38,83oC. Ở những nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân? Vì sao?

A.Dùng nhiệt kế thủy ngân, vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác

B.Dùng nhiệt kế thủy ngân, vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu

C.Dùng nhiệt kế thủy ngân, vì ở âm vài chục độ C rượu bay hơi hết

D.Dùng nhiệt kế rượu, vì nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ môi trường -50oC

Câu 6:Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do

A. Tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.

B.Thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.

C. Trời lạnh làm đường ống bị cứng giòn và rạn nứt.

D.Các phương án đưa ra đều sai.

Câu 7:Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?

A.Các chất khác nhau sẽ nóng chảy [hay đông đặc] ở nhiệt độ khác nhau.

B.Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.

C.Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.

D.Phần lớn các chất nóng chảy [hay đông đặc] ở một nhiệt độ nhất định.

Câu 8:Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A.Tuyết rơi

B.Đúc tượng đồng

C.Làm đá trong tủ lạnh

D.Rèn thép trong lò rèn

Câu 9:Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng đông đặc?

A.Thổi tắt ngọn nến

B.Ăn kem

C.Rán mỡ

D.Ngọn đèn dầu đang cháy

Câu 10:Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?

A.Nước

B.Chì

C.Đồng

D.Gang

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

D

D

D

B

C

D

A

B

Chủ Đề